Tâm sự hôm nay

Cảnh báo tình trạng trẻ em bị T*i n*n thương tích gia tăng trong dịp hè

Mỗi năm, số trẻ em bị T*i n*n thương tích tại việt Nam khá nhiều, đặc biệt tình trạng này thường gia tăng vào mùa hè.

Theo thông tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, chỉ tính riêng tuần đầu tháng 6, Khoa Chỉnh hình nhi của Bệnh viện đã tiếp nhận 14 bệnh nhi (từ 2 đến 9 tuổi) nhập viện điều trị với các T*i n*n gây thương tích khác nhau.

Đơn cử như trường hợp của một bé trai (6 tuổi ở tỉnh nghệ an) được đưa vào bệnh viện nhi trung ương trong tình trạng 4 ngón bàn tay phải bị đứt rời. theo gia đình bệnh nhi, do được nghỉ ở nhà nên trẻ ra cửa hàng bán trà sữa của gia đình chơi. tối 2/6, trong khi mẹ bán hàng không để ý, trẻ đã cho ly thủy tinh uống nước của mình vào máy dập trà sữa. do kích cỡ của ly thủy tinh nhỏ hơn so với ly trà sữa nên bị lọt xuống phía dưới, trẻ cố thò tay vào để chỉnh ly thủy tinh, đúng lúc máy đang dập, khiến trẻ bị đứt rời 4 ngón tay bàn tay phải.

Các bác sĩ buộc phải tiến hành phẫu thuật tạo hình mỏm cụt các ngón tay cho trẻ. hiện tại, sau phẫu thuật và chăm sóc hậu phẫu, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi ổn định. tuy nhiên, việc trẻ bị mất ngón tay sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khả năng lao động, hòa nhập cuộc sống của trẻ sau này.

Tương tự, 1 bé 6 tuổi ở Hà Nội cũng bị T*i n*n khi đưa tay nghịch máy chạy bộ tại nhà. Tay trẻ bị chà xát mạnh vào dây curoa cùng với nhiệt của máy tập khiến trẻ bị bỏng, trượt da mu bàn tay phải. Trẻ nhập viện với chẩn đoán bỏng sâu độ 4 mu bàn tay phải và có dấu hiệu hoại tử da. Sau khi nhập viện, bé được điều trị và chăm sóc vết thương hằng ngày. Tiếp đến, bé được phẫu thuật ghép da mu bàn tay.

"mỗi năm, đặc biệt vào dịp hè, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều trường hợp nhập viện do tại nạn sinh hoạt với các mức độ khác nhau. nhiều trường hợp thương tổn nhẹ, sau điều trị có thể phục hồi. thế nhưng cũng có những thương tổn nặng không thể phục hồi như đứt lìa ngón, cánh tay, bàn tay, bàn chân, ngón chân, thậm chí có trường hợp T*i n*n gây nguy hiểm tới tính mạng", bác sĩ hoàng hải đức, trưởng khoa chỉnh hình nhi, bệnh viện nhi trung ương cảnh báo.

Để phòng tránh T*i n*n thương tích cho trẻ em, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần đánh giá, xem xét, bao quát môi trường sống của con, chú ý đến tình huống nào có thể gây rủi ro cho trẻ, đặc biệt trong dịp hè khi trẻ được nghỉ học ở nhà. cần lưu ý xây dựng ngôi nhà an toàn phòng tránh T*i n*n thương tích cho trẻ em. đồ vật có nguy cơ cao gây T*i n*n cần để ngoài tầm với của trẻ. những loại Thu*c bổ, Thu*c điều trị bệnh cần được cất vào tủ riêng và khóa lại. các loại chất tẩy rửa, Thu*c bảo vệ thực vật cần được gom lại để nơi trẻ không thể tiếp cận. tủ, kệ trong nhà cần được cố định chắc chắn phòng T*i n*n khi trẻ đu với. các gia đình cần lưu ý vấn đề an toàn điện. luôn để ý giữ an toàn ban công, cửa sổ nếu ở nhà cao tầng,...

Cha mẹ, người chăm sóc phải luôn để ý trẻ chơi trong tầm mắt của mình, không được lơ là, chủ quan. Bên cạnh đó, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần cùng trẻ tìm hiểu, trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất để trẻ có thể tự bảo vệ mình trước các nguy cơ tiềm ẩn.

Tại Việt Nam, thống kê của Cục Quản lý môi trường cho thấy, mỗi năm trung bình có hơn 370.000 trẻ bị T*i n*n thương tích, trong đó nhóm 15-19 chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 43%, tiếp đến nhóm tuổi 5-14 chiếm 36,9%, thấp nhất là nhóm tuổi 0-4 chiếm 19,5%. Đuối nước, ngã từ trên cao, T*i n*n giao thông,... là những tình huống T*i n*n trẻ thường gặp.

HG (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/canh-bao-tinh-trang-tre-em-bi-tai-nan-thuong-tich-gia-tang-trong-dip-he-20210610230945282.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY