Nhịp cầu nhân ái hôm nay

ChildFund mang đến nhiều đổi thay tích cực cho cô bé khuyết tật vùng cao

Cải thiện chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật là trong những mục tiêu của Dự án “Quyền học tập của em” của ChildFund. Qua chương trình nhiều trẻ em khuyết tật đã có những thay đổi tích cực trong cuộc sống.

việt nam tích cực chăm lo, bảo đảm quyền của người khuyết tật trong dịch covid-19

trong bối cảnh việt nam đang trên lộ trình thích ứng với đại dịch, hướng tới một cuộc sống “bình thường mới”, chính phủ cùng với các bộ, ban, ngành, cộng đồng ngày càng quan tâm tới việc hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập sau đại dịch.

Nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người già, trẻ em, người khuyết tật

Phó thủ tướng chính phủ vũ đức đam ký quyết định 1942/qđ-ttg phê duyệt chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021-2030.

Lý Thị Ngọc Bích đang là học sinh lớp 4 tại một trường Tiểu học trên địa bàn huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Khi tham gia Dự án “Quyền học tập của em” của ChildFund, Bích mới học lớp 2. Khi ấy Bích bị rung giật nhãn cầu bẩm sinh dẫn đến thị lực rất yếu, phải ghé mắt rất sát vở mới nhìn được mờ. Kể từ khi tham gia dự án, Bích đã có những thay đổi đáng kể trong quá trình phát triển cá nhân và cuộc sống hàng ngày của mình.

Bích và mẹ đang được cô giáo hướng dẫn kĩ năng tự phục vụ.

Chị Nguyễn Thị Diện, mẹ Bích chia sẻ gia đình phát hiện Bích không nhìn được xa khi mới 7, 8 tháng tuổi. Do Bích còn quá bé, hoàn cảnh kinh tế lại khó khăn nên gia đình chưa cho Bích đi khám. Khi Bích 18 tháng, gia đình đưa Bích đi khám mới phát hiện cháu bị bệnh rung giật nhãn cầu bẩm sinh. Đến khi con 4 tuổi, bác sĩ kết luận bệnh này của con không chữa được…

"Ngày Bích mới đi học, các bạn không để ý còn đẩy Bích ngã. Tôi xót con lắm, nhưng tôi vẫn muốn cho con được đi học, được ngày nào hay ngày đấy, cho con hiểu được kiến thức", chị Diện nói.

Bích đang được học với giáo cụ đặc biệt cho trẻ khiếm thị trong Phòng hỗ trợ giáo dục hoà nhập (phòng do CF hỗ trợ).

Khi đang loay hoay làm thủ tục để hưởng trợ cấp khuyết tật, thì chị Nguyễn Thị Diện đã được được giới thiệu và tham gia dự án Dự án “Quyền học tập của em” của ChildFund. Tại đây, hai mẹ con chị Diện được tham gia rất nhiều hoạt động như chương trình tập huấn về vay vốn cho gia đình có trẻ khuyết tật, tập huấn về kĩ năng chăm sóc trẻ, chính sách Pháp luật liên quan đến trẻ khuyết tật, quyền lợi của các em.

Sau khi có dự án, Bích vui vẻ hòa đồng hơn, không tự ti như trước. Các bạn trong lớp giờ cũng đã hiểu và không còn trêu Bích, chơi vui vẻ với nhau.

"con về khoe với mẹ là mẹ ơi bạn này không trêu con nữa, bạn này chơi với con. tôi thấy con như vậy tôi cũng vui và cảm ơn dự án childfund rất nhiều", chị diện nói.

Trước đây Bích luôn phải nhờ mẹ giúp. Nhiều khi mẹ bận không giúp con ngay được. Giờ Bích đã biết tự làm nhiều việc: tự chải răng, tự rửa mặt, con tự thay quần áo, tự chải tóc, gội đầu.

“tôi mong muốn con được học đến nơi đến chốn, sau có công việc phù hợp với con. sau này bố mẹ già, không nuôi được con như bây giờ, thì con có thể tự chăm sóc mình. tôi cũng mong muốn dự án tiếp tục triển khai ở huyện để các trẻ em khuyết tật như con tôi sẽ được giúp đỡ”, chị diện bày tỏ.

Bích và mẹ đang hào hứng với chiếc laptop tới đây dự án “Quyền học tập của em” trao tặng (dự án hỗ trợ 60%, gia đình trả phần còn lại). Bích sẽ được thầy cô dạy tin ở trường hướng dẫn cách đánh chữ. Bích sẽ làm quen và thực hành bàn phím để mai đây khi mà khả năng nhìn của Bích ngày một yếu đi, máy sẽ được cài đặt chuyển kênh chữ sang âm thanh.

Bích tham gia sự kiện cùng các bạn.

Cô nông thị bày, giáo viên chủ nhiệm của bích chia sẻ: “khả năng nhìn của bích rất hạn chế. em hầu như không nhìn thấy gì trên bảng. mỗi lần muốn viết em phải nhìn sát vở. biết em không nhìn rõ, cô giáo thường đến gần để đọc cho em nghe. cô cũng xếp các bạn học tốt ngồi cạnh để kèm giúp em. trước đây khi chưa có dự án do childfund hỗ trợ, bản thân tôi là giáo viên, khi giáo dục trẻ khuyết tật thì còn hạn chế về cách hướng dẫn cho trẻ.

Sau khi tham gia dự án, chúng tôi được tập huấn trang bị kiến thức để xây dựng kế hoạch bài học phù hợp với đối tượng học sinh. Như với em Bích, tôi sẽ giao nội dung bài tập phù hợp, lựa chọn vở viết phù hợp với em…Em Bích đã có nhiều thay đổi tích cực. Em đã mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày. Em tiếp thu kiến thức tốt hơn. Về phía gia đình của em Bích thì phụ huynh cũng bớt áp lực hơn vì con mình đã có nhiều thay đổi tích cực như vậy và có khả năng tự chăm sóc bản thân tốt hơn”.

Cô nông thị bày rất hi vọng dự án tiếp tục hỗ trợ để những em học sinh vùng sâu vùng xa, đặc biệt là những em học sinh khuyết tật có cơ hội được đến trường giống như những bạn bè cùng trang lứa.

Bích và em gái.

Được biết dự án “quyền học tập của em” của childfund được triển khai tại 2 huyện, na rì, tỉnh bắc kan và huyện quảng hòa, tỉnh cao bằng từ tháng 9/2019 đến tháng 6/2022.

Dự án đã có nhiều chương trình: nâng cao nhận thức về giáo dục hòa nhập khuyết tật cho cha mẹ và cộng đồng; trẻ em gái và trẻ em trai khuyết tật được đáp ứng các nhu cầu học tập của mình và đạt được các kết quả học tập thông qua việc giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học phù hợp với trẻ khuyết tật và việc hỗ trợ các công cụ trợ giúp trẻ khuyết tật, cải thiện cơ sở vật chất phù hợp với trẻ khuyết tật; năng lực của tổ chức người khuyết tật (hoặc các nhóm tự lực) trong việc thúc đẩy và hỗ trợ trẻ khuyết tật được cải thiện. sau 4 năm triển khai, dự án đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Cùng trẻ khuyết tật kiến tạo cuộc sống hồn nhiên qua những sắc màu

Vui chơi, học tập cùng bè bạn và tự do thể hiện bản thân là nỗi khát khao của mọi trẻ em, đặc biệt là trẻ khuyết tật. Trang giấy trắng và bảng màu tươi sáng sẽ giúp cộng đồng tới gần hơn với những ước vọng của trẻ về một thế giới hồn nhiên, thân thiện.

Phát động cuộc thi vẽ tranh trực tuyến hướng đến trẻ em khuyết tật

Cuộc thi được tổ chức nhằm góp phần vận động toàn xã hội bảo vệ, trợ giúp, chăm sóc trẻ em khuyết tật, giúp các em đến được với các dịch vụ trợ giúp, đảm bảo các em được hưởng quyền trẻ em.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thời đại (https://thoidai.com.vn/childfund-mang-den-nhieu-doi-thay-tich-cuc-cho-co-be-khuyet-tat-vung-cao-167304.html)

Chủ đề liên quan:

Childfund khuyết tật trẻ em

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY