Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Đại tràng là gì? Hình ảnh, vị trí, chức năng của đại tràng

Đại tràng là bộ phận áp cuối của hệ tiêu hóa, đảm nhiệm nhiều chức năng như hấp thụ chất dinh dưỡng có trong thức ăn, tạo ra một số chất dinh dưỡng, bài...

đại tràng là bộ phận áp cuối của hệ tiêu hóa, đảm nhiệm nhiều chức năng như hấp thụ chất dinh dưỡng có trong thức ăn, tạo ra một số chất dinh dưỡng, bài tiết phân… để hiểu rõ hơn về vị trí, cấu tạo của đại tràng hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

I/ Các thông tin cần biết về đại tràng

Nắm rõ các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí, cấu tạo và chức năng của đại tràng.

Vị trí

Đại tràng còn có tên gọi khác là ruột già. Đây là bộ phận áp cuối của hệ tiêu hóa, nằm ở phía trên hậu môn – chặng cuối của ống tiêu hóa. Thông thường, ruột già có độ dài trung bình khoảng 1,5m. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa và giới tính mà có một số người lại có ruột già dài tới 1,9m. So với ruột non, ruột già có chiều dài ngắn hơn gấp 4 lần nhưng lại có tiết diện lớn hơn.

Cấu tạo của đại tràng

Ruột già được chia thành 3 phần chính, bao gồm manh tràng, kết tràng, trực tràng. tại ranh giới giữa manh tràng và kết tràng là vị trí ruột non thông với ruột già. tại vị trí nối ruột non và ruột già có van hồi – manh. chức năng của van này là ngăn không cho các chất có trong ruột già trào ngược lên ruột non. ngoài ra, nó còn được cấu thành bởi nhiều bộ phận khác. cụ thể, cấu tạo của đại tràng bao gồm:

*) Manh tràng:

Manh tràng nằm ở ngay phía dưới khu vực hỗng tràng đổ vào ruột già. Nó có hình một cái túi tròn, có chiều dài khoảng 6 – 7cm và có đường kính khoảng 7cm. Một đầu manh tràng bị bịt kín có một đoạn ngắn dạng hình dạng giống như ngón tay được gọi là ruột thừa. Với người trưởng thành, nó có đường kính khoảng 0,5 – 1mm và có chiều dài trung bình khoảng 9cm.

Ruột thừa bắt đầu xuất phát từ bờ cong của manh tràng, là nơi giao nhau của 3 dải cơ dọc. Thường thì ruột thừa sẽ nằm hướng xuống phía dưới, lòng của ruột thừa sẽ thông với lòng của manh tràng bằng lỗ ruột thừa. Hầu hết ai cũng có ruột thừa, nhưng với một số người lại không có. Bởi ruột thừa là do 3 cơ dọc ở manh tràng là cơ tự do, cơ dọc sau ngoài và cơ sau trong. Với những người không có sự hợp lại của 3 cơ này thì có nghĩa là sẽ không có ruột thừa.

*) Kết tràng:

Trong 3 bộ phận hợp thành của đại tràng, kết tràng được xem là thành phần chính. nó lại được chia thành 4 phần gồm: kết tràng trên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và cuối cùng là kết tràng xích ma. kết tràng bắt đầu di chuyển từ manh tràng, đi dọc theo bên phải của ổ bụng và kéo dài đến gan. tại điểm gặp gỡ, nó bị uốn cong và được gọi là góc phải góc gan. tiếp đó, nó lại đổi thành kết tràng ngang và đi qua ổ bụng. khi gần tới lách phía bên trái, kết tràng quay hướng đi xuống tạo thành hình cong. vị trí được uốn cong này được gọi là góc trái hoặc góc tụy. sau đó, kết tràng đi vào khung chậu với hình dạng chữ s từ đó tạo thành kết tràng xích ma.

Phần kết thúc của kết tràng là phần đầu của ruột già. tại vị trí này, các chất cặn bã của thức ăn sẽ bị mất nước rồi cứng lại. các chất cặn bã tiếp tục di chuyển đến kết tràng xích ma, tiếp theo đó là trực tràng và cuối cùng là được đẩy ra bên ngoài.

*) Trực tràng:

Kết tràng sau khi được uốn cong 2 lần, kết tràng xích ma nối tiếp với trực tràng. Nó được gọi là trực tràng. Đây là một ống thẳng, có chiều dài khoảng 15cm, điểm kết thúc là hậu môn. Hậu môn trực tràng thực hiện hoạt động đóng mở có sự khác biệt giữa nam và nữ. Nếu ở nam, hoạt động này xảy ra ở sau bàng quang thì đối với nữ là tử cung.

Nếu tính từ trong ra ngoài, cấu tạo đại tràng được tạo thành bởi 5 lớp, bao gồm: lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ gồm có cơ vòng bên trong và cơ dọc ở bên ngoài, lớp dưới thanh mạc và lớp thanh mạc.

*) Dịch ruột già:

Bên trong ruột già có chất nhầy bảo vệ niêm mạc của chính nó mà không có enzyme tiêu hóa. Đây cũng là một phần của cấu tạo đại tràng. Nếu bị hội chứng viêm ruột già thì chất nhầy được tăng tiết và tạo thành từng khối theo phân.

*) Mạch máu đại tràng:

Ruột già được chia thành hai phần phải và trái dựa vào đặc điểm phôi thai và mạch máu. Ranh giới để phân chia 2 phần trái phải là chỗ nối 1/3 phải và 1/3 giữa kết tràng ngang. Nếu là mạch máu kết tràng phải, các động mạch nuôi dưỡng của chúng bao gồm các nhánh bên của các động mạch, bao gồm: Động mạch mạc treo tràng trên, động mạch kết tràng phải, động mạch kết tràng giữa và động mạch hồi kết tràng.

Đối với mạch máu kết tràng trái, động mạch nuôi dưỡng chúng được phát sinh từ động mạch mạc treo tràng dưới. Đây là nhánh của động mạch chủ bụng, chạy dọc theo hai lá của mạc dính kết tràng trái và mạc treo kết tràng sigma, tận cùng là động mạch trực tràng trên. Trên đường đi của mình, động mạch mạc treo tràng dưới cho các nhánh bên là động mạch kết tràng trái có thể nối với động mạch kết tràng giữa và các động mạch kết tràng sigma. Ngoài ra, động mạch trực tràng giữa và động mạch trực tràng dưới sẽ cấp máu cho trực tràng và ống hậu môn. Máu được xuất phát từ động mạch chậu trong.

Chức năng của đại tràng

Đại tràng hay ruột già chính là phần áp cuối của hệ tiêu hóa. nó là một trong những cơ quan đảm nhiệm nhiều chức năng trong ống tiêu hóa, đảm bảo cho quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn được diễn ra bình thường. cụ thể, ruột già có những chức năng như sau:

*) Chức năng dịch:

Như đã được đề cập, bên trong ruột già không có enzyme tiêu hóa mà chỉ chứa chất nhầy có tính kiềm. chất này có tác dụng làm trơn thành ruột, từ đó khiến cho phân được di chuyển qua đây dễ dàng hơn. ngoài ra, chất này còn giúp bảo vệ niêm mạc ruột già. khi ruột già bị viêm hoặc bị các thương tổn khác, chúng sẽ được tiết ra nhiều hơn. chức năng dịch của đại tràng bao gồm:

Ruột già có chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng và tạo nên một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể:

    Trong hệ tiêu hóa, cơ quan có chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng không phải là ruột già mà là ruột non. Tuy nhiên, trong thức ăn có một số chất sau khi xuống tới ruột già mới được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng. Tương tự như ruột non, quá trình tiêu hóa trong ruột già thường được thực hiện bởi 3 cơ vòng và cả 3 cơ dọc.

Mặc dù khi xuống tới ruột già, đa phần các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ hết. Nhưng nhờ sự hỗ trợ của cơ quan này, các chất dinh dưỡng còn sót lại sẽ được vào cơ thể một cách triệt để. Bởi chúng còn có khả năng:

    Hấp thu nước: Nếu uống 1 lít nước, sau khi được hấp thụ ở ruột non và ruột già thì chỉ còn khoảng 100 – 200ml nước được thải ra ngoài. Khi đại tràng hấp thụ nước, Na+  cũng sẽ được hấp thụ để đảm đảm bảo sự cân bằng thẩm thấu. Nếu chất thải càng ở lâu trong ruột già thì sự hấp thụ nước càng tăng, từ đó dễ bị táo bón.

*) Chức năng bài tiết phân:

Cấu tạo của hậu môn bao gồm 2 cơ thắt là cơ thắt trong và cơ thắt ngoài. trong đó, cơ thắt trong chính là cơ trơn, nó được điều khiển bởi 2 hệ thần kinh trung ương. còn cơ thắt ngoài chính là cơ vân, chịu sự kiểm soát của vỏ não. chức năng của đại tràng khi bài tiết phân được diễn ra như sau:

    Việc co bóp đẩy phân xuống bên dưới của các bộ phận thuộc phần trước ruột già sẽ khiến cho trực tràng căng lên. Trực tràng tác động đến cơ thắt, làm mở cơ thắt và từ đó kích thích việc đi đại tiện. Khi chưa đủ các điều kiện thuận tiện để đi đại tiện, phân được đẩy ngược lại lên phía trên trực tràng. Chỉ khi phân ở trạng thái quá lỏng, hoạt động đẩy ngược phân dường như không thể thực hiện được. Bởi lúc này, chỉ cần đến hoạt động co bóp của trực tràng cũng đã đủ để có thể tống phân ra bên ngoài.

Trong phân có chứa khoảng 75% nước, ít chất béo, muối khoáng, protein không hòa tan, sắc tố mật… các loại vi khuẩn và cả các tế bào biểu mô của ruột bị bong ra. Do có chứa vi khuẩn nên sau khi đi đại tiện, cần vệ sinh hậu môn thật kỹ để tránh gặp các bệnh như tiêu chảy, kiết lỵ…

Các bệnh thường gặp

Các bệnh phổ biến có liên quan đến đại tràng mà chúng ta có thể gặp phải, bao gồm:

    Viêm đại tràng

II/ Biện pháp phòng ngừa các bệnh lý về đại tràng

Để tránh được nguy cơ mắc các bệnh lý về đại tràng, chúng ta cần phải xây dựng được một chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Dưới đây là các biện pháp nên tham khảo và áp dụng:

    Ăn nhiều các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như các loại rau xanh, trái cây tươi, thức ăn chứa nhiều tinh bột như khoai lang, gạo, thực phẩm giàu chất xơ, chuối, đu đủ…

Trên đây là những thông tin cần biết về đại tràng và một số biện pháp phòng bệnh liên quan. nếu còn chưa biết đại tràng là gì, đại tràng nằm ở đâu, cấu tạo cũng như chức năng của đại tràng là gì thì bạn có thể tham khảo các thông tin trên đây để hiểu rõ hơn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dai-trang-la-gi)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho em hỏi, Em bị polyp trực tràng đã cắt hơn 1 tháng rồi, hiện em vẫn còn cảm giác đi cầu chưa hết nên được 1 BS quen khuyên nội soi lại xem có sót không. Em muốn soi luôn đại tràng cho chắc (em có ông nội đã từng bị polyp và ung thư đại tràng). Nay em muốn hỏi Mangyte nên soi ở đâu ngoài Hòa Hảo Medic, vì giá tới 2 triệu (dùng Thu*c)? BV Bình Dân và BV Đại học Y Dược ở đâu soi và điều trị tốt hơn, giá hiện nay ra sao? Em có BHYT và rất hạn chế về tài chính. Em cảm ơn BS!
  • Em năm nay 25 tuổi, sau khi ăn bất cứ thứ gì em đều bị đi cầu, có khi kèm theo máu tươi nhỏ giọt hoặc dính theo phân. Vậy em có bị ung thư đại tràng không? Em nghe nói muốn kiểm tra thì phải nội soi đại tràng phải không ạ? Em sợ nội soi lắm. Mangyte biết nơi nào nội soi đại tràng có gây mê không, chỉ cho em với. Và em cần chuẩn bị gì trước khi nọi soi, chi phí như vậy là bao nhiêu ạ? (Nhật Huy - Q.8, TPHCM)
  • Chào Mangyte, xin vui lòng có thể cung cấp cho tôi giá phòng/ngày của BV điều dưỡng - Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp được không? Ở BV này áp dụng chung cho các khoa hay mỗi khoa một đơn giá khác nhau? Xin chân thành cảm ơn.
  • Chào Mangyte. Cho tôi hỏi là kiểm tra chức năng gan có tốn nhiều thời gian không? Chi phí khoảng bao nhiêu? Kính mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. Xin chân thành cảm ơn. (Huỳnh Ngọc Thanh - Cần Thơ)
  • Tài liệu hướng dẫn phục hồi chức năng bệnh Parkinson
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY