Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Điều bạn cần biết khi dùng lá trầu không chữa bệnh trĩ

Sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ giúp hạn chế tình trạng nhiễm vi khuẩn và vi nấm ở hậu môn, vì thảo dược này có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn mạnh.

sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ giúp hạn chế tình trạng nhiễm vi khuẩn và vi nấm ở hậu môn, do thảo dược này có tác dụng sát trùng mạnh. tuy nhiên khi áp dụng cách chữa này, cần thực hiện song song với chế độ chăm sóc phù hợp và sử dụng Thu*c điều trị đặc hiệu.

Lợi ích của lá trầu không đối với bệnh trĩ

Trầu không hay còn gọi là lâu diệp, trầu lương,… là loại dây leo phân bố nhiều ở nước ta. theo y học cổ truyền, trầu không có vị cay nồng, tính ấm, tác dụng hạ khí, tiêu viêm và sát trùng.

Khi y học chưa phát triển, dân gian đã tận dụng đặc tính dược lý của thảo dược này để chữa trị các vấn đề sức khỏe như đầy hơi, đau nhức xương khớp, nhiễm trùng, cảm mạo, viêm tai, viêm họng và bệnh lòi dom.

Bệnh lòi dom (bệnh trĩ) là chứng bệnh hình thành do nhiệt ứ ở trực tràng, khiến khí huyết lưu thông kém dẫn đến tình trạng sung huyết và sinh ra búi trĩ. bệnh trĩ không chỉ gây đau đớn, kém ăn, giảm khả năng làm việc mà còn gây ra các biến chứng nặng nề nếu không được chữa trị dứt điểm.

Sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ giúp hạn chế tình trạng nhiễm vi khuẩn và vi nấm ở hậu môn, do thảo dược này có tác dụng sát trùng mạnh. thành phần hóa học trong trầu không có khả năng ức chế các khuẩn gây nhiễm trùng mô mềm phổ biến như liên cầu khuẩn, trực khuẩn coli, tụ cầu khuẩn, phế cầu khuẩn,…

Ngoài ra, trầu không còn chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp cầm máu, phục hồi vết loét ở trực tràng và hỗ trợ làm se búi trĩ.

Bên cạnh đó, tinh dầu trong thảo dược này còn có tác dụng làm mềm và tăng độ đàn hồi của mao mạch. Giúp hạn chế tình trạng tĩnh mạch ở trực tràng tiếp tục giãn và phình ra.

Mặc dù lá trầu không chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, tuy nhiên vì là thảo dược thiên nhiên nên hiệu quả của cách chữa này thường chậm phát huy. do đó khi áp dụng, cần kiên trì thực hiện và phải kết hợp đều đặn với việc sử dụng Thu*c đặc hiệu.

Sử dụng lá trầu không chữa bệnh trĩ như thế nào?

Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không với muối và hạt gấc là hai cách điều trị được lưu truyền phổ biến trong dân gian.

1. Lá trầu không và muối trị bệnh trĩ

trầu không và muối đều có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn mạnh. áp dụng cách chữa này giúp tiêu diệt các vi khuẩn xung quanh hậu môn, làm giảm ngứa ngáy, đau rát và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Khi thực hiện, bạn nên dùng muối biển thay cho muối ăn. Muối biển là dạng muối chưa qua tinh chế và chứa nhiều khoáng chất có lợi. Các khoáng chất từ muối biển có khả năng hỗ trợ làm giảm sưng viêm và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.

Thực hiện:

    Đem khoảng 20 lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối trong 30 phút

Việc giã nát lá trầu không tươi rồi đắp búi trĩ sẽ giúp giảm đau sưng nhanh. tuy nhiên lá trầu không tươi có vị cay nồng, có thể gây xót và rát ở một số trường hợp.

Khi thực hiện những bài Thu*c ngâm, rửa bên ngoài, bạn cần vệ sinh hậu môn trước khi áp dụng để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

2. Chữa bệnh trĩ với lá trầu không và hạt gấc

Bài Thu*c từ lá trầu không và hạt gấc có tác dụng tiêu viêm, giảm phù nề các búi trĩ, sát khuẩn và cải thiện sưng đau. để tăng tác dụng điều trị, bạn có thể kết hợp với một số thảo dược khác như quả cau và bồ kết.

Thực hiện:

    Đem lá trầu không rửa sạch, hạt gấc đem đập dập

Hạt gấc không chỉ có tác dụng giảm viêm nhiễm mà còn kích thích co bóp trực tràng nhằm hỗ trợ làm se búi trĩ.

Để nhìn thấy cải thiện lâm sàng, bạn nên thực hiện cách chữa bệnh trĩ từ lá trầu không 1 lần/ ngày trong ít nhất 2 tuần.

Một số điều cần lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng trầu không

Trầu không là nguyên liệu thiên nhiên nên có ưu điểm an toàn, ít kích ứng và chi phí thấp. Tuy nhiên cũng vì nguồn gốc thiên nhiên nên hiệu quả của cách chữa này thường chậm phát huy và chỉ phù hợp với mức độ bệnh nhẹ.

Để đạt được kết quả khi điều trị, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

    Phải kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần, tránh thực hiện không đều đặn hay bỏ dở giữa chừng. Tác dụng của bài Thu*c dân gian chỉ phát huy khi được áp dụng đều đặn trong một thời gian dài.

Hầu hết những cách chữa từ dân gian đều khá an toàn và ít gây kích ứng. Tuy nhiên để hạn chế tối đa các tình huống rủi ro, bạn cần trao đổi trực tiếp với bác sĩ trước khi áp dụng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/la-trau-khong-chua-benh-tri)

Tin cùng nội dung

  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Cũng là bệnh, nhưng những bệnh lý tim mạch, tiểu đường… thường được khổ chủ chia sẻ khi gặp bạn bè, nhưng bệnh trĩ và táo bón thường bị giấu nhẹm.
  • Khi thấy hậu môn chảy máu, đau rát, ngứa, vân vân, nhiều người cho rằng bị bệnh trĩ, tự tìm các loại lá đắp lên vết thương, hoặc mua Thu*c bôi rụng trĩ, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY