Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Fluimucil - Thuốc hô hấp, giải độc

Dạng phun xịt: lúc bắt đầu điều trị, có thể làm loãng dịch tiết phế quản, do đó, làm tăng thể tích dịch nhầy; nếu bệnh nhân không thể khạc nhổ, có thể dùng phương pháp dẫn lưu tư thế hoặc hút đờm để tránh ứ đọng dịch tiết.

Nhà sản xuất     

Zambon.

Thành phần

N-Acetylcystein.

Chỉ định/Công dụng

Viêm phế quản cấp, viêm phế quản mạn tính và đợt cấp của bệnh, tràn khí màng phổi, bệnh nhầy nhớt và giãn phế quản. Ngộ độc acetaminophen. Bệnh đường niệu do sử dụng iso- và cyclophosphamid.

Liều dùng/Hướng dẫn sử dụng

Tiêm/truyền tĩnh mạch

Pha loãng dung dịch Thuốc với một thể tích tương đương glucose 5%. Ngộ độc acetaminophen: ban đầu 150 mg/kg, tiêm tĩnh mạch trong 15 phút; liều tiếp theo 50 mg/kg truyền tĩnh mạch nhỏ giọt trong 4 giờ; sau đó dùng thêm một liều 100 mg/kg truyền tĩnh mạch trong 16 giờ.

Phun khí dung

1 ống/lần hít x 1-2 lần/ngày x 5-10 ngày. Tần suất dùng và liều lượng mỗi lần dùng có thể thay đổi trong khoảng giới hạn rộng tùy bác sỹ để thích hợp với từng trường hợp lâm sàng và hiệu quả điều trị.

Nhỏ giọt nội khí quản

Tùy phương pháp được chọn (đặt ống cố định, ống soi phế quản,..), 1 ống/lần x 1- 2 lần/ngày hoặc theo nhu cầu. Nhỏ giọt hoặc rửa lỗ tai và các khoang khác: ½ - 1 ống/lần.

Chống chỉ định

Quá mẫn với thành phần Thuốc. Trẻ em < 2 tuổi., trừ điều trị ngộ độc.

Thận Trọng

Bệnh nhân hen phế quản (nếu khởi phát cơn co thắt phế quản: ngừng sử dụng ngay), loét dạ dày (đặc biệt trường hợp dùng đồng thời Thuốc khác gây tổn thương dạ dày), suy thận hoặc đang chế độ ăn ít muối (43mg natri/ống). Ở liều giải độc cho bệnh nhân < 40kg: nguy cơ ứ nước có thể xảy ra, dẫn đến hạ natri máu, co giật và Tu vong. Dạng phun xịt: lúc bắt đầu điều trị, có thể làm loãng dịch tiết phế quản, do đó, làm tăng thể tích dịch nhầy; nếu bệnh nhân không thể khạc nhổ, có thể dùng phương pháp dẫn lưu tư thế hoặc hút đờm để tránh ứ đọng dịch tiết. Thời kỳ mang thai, cho con bú: chỉ sử dụng khi thực sự cần và có giám sát y tế.

Phản ứng phụ

Đường hít

Quá mẫn; co thắt phế quản, sổ mũi, tắc nghẽn phế quản; viêm miệng, buồn nôn, nôn; mày đay, phát ban, ngứa.

Đường tiêm

Sốc phản vệ, phản ứng quá mẫn, phản ứng phản vệ, nhạy cảm; nhịp tim nhanh; co thắt phế quản, khó thở; buồn nôn, nôn; phù mạch, mày đay, phát ban, đỏ bừng, ngứa; phù mặt; giảm HA, kéo dài thời gian prothrombin.

Tương tác

Các nghiên cứu tương tác chỉ được thực hiện trên người lớn. Nitroglycerin (chỉ sử dụng kết hợp khi thực sự cần): gây hạ HA đáng kể và gây giãn động mạch thái dương.

Thuốc chống ho: giảm phản xạ ho có thể dẫn đến tích tụ chất tiết phế quản.

Kháng sinh: tác dụng kháng khuẩn bị giảm. Ảnh hưởng phương pháp so màu để định lượng tổng salicylat, có thể ảnh hưởng việc xác định ceton niệu.

Phân loại (US)/thai kỳ

Mức độ B: Các nghiên cứu về sinh sản trên động vật không cho thấy nguy cơ đối với thai nhưng không có nghiên cứu kiểm chứng trên phụ nữ có thai; hoặc các nghiên cứu về sinh sản trên động vật cho thấy có một tác dụng phụ (ngoài tác động gây giảm khả năng sinh sản) nhưng không được xác nhận trong các nghiên cứu kiểm chứng ở phụ nữ trong 3 tháng đầu thai kỳ (và không có bằng chứng về nguy cơ trong các tháng sau).

Trình bày/Đóng gói

Fluimucil Dung dịch khí dung 100 mg/mL: 3 mL x 5 × 1's.

Fluimucil Dung dịch nhỏ tai 100 mg/mL: 3 mL x 5 × 1's.

Fluimucil Dung dịch nhỏ giọt nội khí quản 100 mg/mL: 3 mL x 5 × 1's.

Fluimucil Dung dịch tiêm 100 mg/mL: 3 mL x 5 × 1's.

Fluimucil Dung dịch rửa tai 100 mg/mL: 3 mL x 5 × 1's.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/f/fluimucil/)

Tin cùng nội dung

  • Sở dĩ cây có tên nọc sởi, vì bản thân cây này có tác dụng giải độc rất tốt khi bị lên sởi, nghĩa là làm hết cái “nọc” của bệnh sởi. Cây nọc sởi có ở nhiều nơi trong nước ta, từ đồng bằng đến trung du và miền núi.
  • Poison là thuật ngữ tiếng Anh dùng để chỉ chất độc hay Thu*c độc gây hại, tạo bệnh hoặc gây Tu vong cho con người sau khi bị trúng độc. Liên quan đến hợp chất này, tạp chí Discover của Mỹ vừa cập nhật 9 khám phá mới lạ về chất độc và cách giải độc.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm (Scrophularia buergeriana Miq.), đều chỉ một cây Thu*c, cho một vị Thu*c là rễ của nó (Radix Scrophulariae) có màu đen, từ ngoài vào trong.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY