Huyết học hôm nay

Hỏi đáp liên quan đến việc xét nghiệm máu

Hỏi đáp liên quan đến việc xét nghiệm máu để giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.
Tôi 26 tuổi, bị ốm phải nhập viện, bác sĩ cho làm các xét nghiệm máu trong khi tôi đang hành kinh. Tôi không dám nói cho bác sĩ biết (vì là BS nam) nhưng lo lắng về kết quả xét nghiệm. Xin quý báo cho biết, xét nghiệm máu khi đang hành kinh có ảnh hưởng đến kết quả không? Lý Thị Khuyên (lythikhuyen688@gmail.com)

Chào bạn,

Kinh nguyệt là do niêm mạc tử cung rụng bong ra gây chảy máu, máu đó đã tích tụ trong tử cung, nghĩa là đã chảy ra từ nhiều ngày trước rồi, đến ngày hành kinh thì thoát ra ngoài. Đây là hoạt động S*nh l* bình thường ở phụ nữ trong độ tuổi từ dậy thì đến mãn kinh. Chu kỳ kinh nguyệt chịu ảnh hưởng của các chất nội tiết tố nữ là estradiol và pogesterone.

Khi bệnh nhân nhập viện thường được bác sĩ cho làm một số xét nghiệm máu cơ bản như: công thức máu, đường huyết, ure huyết, creatinin, lipid, men gan... các xét nghiệm này không có chống chỉ định trong những ngày hành kinh, nếu nó cần thiết phải thực hiện ngay để giúp cho chẩn đoán và điều trị bệnh. Khi đọc kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ lưu ý điều kiện lấy máu và biện luận kết quả theo những điều kiện tương ứng. Vì vậy, bạn không phải lo lắng đến kết quả xét nghiệm máu của bạn. Tôi mới làm xét nghiệm acid uric trong máu và kết quả là 8.0mg/dl. Trước khi làm xét nghiệm khoảng 3 giờ, tôi có ăn sáng đơn giản. Hiện tại tôi chưa xuất hiện các triệu chứng đau như bệnh gout.

Liệu kết quả có chính xác không. Bác sỹ khám cho tôi cũng không hỏi xem liệu tôi có nhịn ăn không. Xin dược sỹ cho tôi biết cụ thể hơn. Tôi xin cảm ơn!

Đào Ngọc Phong - Lào Cai

Chào bạn Acid uric là sản phẩm được tạo thành do sự phân hủy các tế bào trong cơ thể và từ thức ăn (chứa purin) và được thải trừ qua thận. Khi làm xét nghiệm acid uric trong máu, bạn không cần phải nhịn ăn hoàn toàn. (Điều này khác với bệnh tiểu đường và các xét nghiệm máu khác nên nhịn ăn trong 8 tiếng). Tuy nhiên một số Thu*c và thực phẩm có thể ảnh hưởng đến kết quả:

Thu*c lợi tiểu, aspirin, vitamin C (ascorbic acid), aspirin liều thấp (75 to 100 mg hàng ngày), niacin, warfarin, Coumadin, cyclosporine, levodopa, tacrolimus, and một số Thu*c điều trị leukemia, lymphoma, bệnh lao. Bạn nên nói với bác sỹ về Thu*c bạn đang dùng.

Một số thức ăn giàu đạm làm tăng acid uric trong máu như nội tạng động vật (gan, não..), thịt đỏ (thịt bò, thịt bê …), hải sản … Đồ uống rượu bia cũng ảnh hưởng tới chuyển hóa acid uric trong máu. Do đó, 8 tiếng trước khi làm xét nghiệm acid uric, bạn nên hạn chế dùng những thực phẩm, đồ uống trên.

Do đó, trường hợp của bạn hoàn toàn yên tâm với kết quả xét nghiệm trên. Với chỉ số acid uric trong máu tăng cao 8,0 mg/dl (ngưỡng an toàn 7,0 mg/dl), do đó bạn nên điều trị giảm acid uric máu nhằm phòng ngừa gout, sỏi thận…

Mangyte.vn
Theo BS Đinh Lan Anh - DS Thanh Tú
Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-hoi-dap-lien-quan-den-viec-xet-nghiem-mau-3171.html)
Từ khóa: xét nghiệm máu

Chủ đề liên quan:

xét nghiệm xét nghiệm máu

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY