Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp

Cùng với việc gặp bác sĩ, lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp là một trong những điều thiết yếu để cải thiện sức khỏe và phòng ngừa tái phát

cùng với việc gặp bác sĩ, lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp là một trong những việc cần thiết. bởi triệu chứng của bệnh có thể nhanh chóng thuyên giảm và sức khỏe được cải thiện khi áp dụng cách chăm sóc bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp khoa học. 

Ý nghĩa của chăm sóc bệnh viêm dạ dày cấp?

Dạ dày là một cơ quan của hệ thống tiêu hóa, nằm trong khoang bụng ngay dưới xương sườn. đây là nơi sẽ tiêu hóa các loại thực phẩm được đưa vào từ thực quản, sau đó phân hóa thành chất dinh dưỡng đến khắp cơ thể. bao phủ dạ dày là lớp lót phủ chất nhầy (niêm mạc dạ dày). tình trạng viêm dạ dày sẽ xảy ra khi lớp lớp bị sưng viêm, bị bào mòn hoặc gặp các tình trạng rối loạn chuyển hóa.

Vì vậy có thể nói, với trường hợp bị viêm dạ dày cấp, có chế độ chăm sóc cụ thể vẫn sẽ tốt hơn rất nhiều. vết thương tại niêm mạc sẽ nhanh chóng được cải thiện, thậm chí là chữa lành. sức khỏe lẫn tinh thần sẽ được hồi phục trong thời gian ngắn khi có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp.

Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp

Khi bị viêm dạ dày cấp, bệnh nhân sẽ gặp phải những triệu chứng như nôn ói, đau bụng dữ dội, nôn ra máu hoặc đi phân đen. các cơn đau này sẽ thường xuyên lặp lại trong vài ngày liên tục với mức độ càng lúc càng trầm trọng hơn.

Lúc này đến gặp bác sĩ là việc cần thiết để được thăm khám và chẩn trị. bệnh viêm dạ dày cấp tính có thể được chữa khỏi khi điều trị nhanh chóng và kịp thời. mặt khác, các bác sĩ có thể hướng dẫn bệnh nhân thực hiện cách chăm sóc bệnh để hồi phục sức khỏe và tăng hiệu quả điều trị.

Những điều cần lưu ý thường được dặn dò bao gồm

1. Chế độ ăn uống

Người bị viêm dạ dày cấp nên chú ý đến chất lượng và thời lượng của mỗi bữa ăn. việc ăn uống sẽ là tác nhân trực tiếp nhất tác động lên dạ dày lúc này. vì vậy cẩn trọng trong khẩu phần ăn hằng ngày là bước không thể bỏ qua.

    Chia bữa: thay vì thói quen mỗi ngày 3 bữa, người bệnh nên chia nhỏ thành 4-5 bữa ăn mỗi ngày. Với khẩu phần ít hơn, mỗi bữa ăn sẽ được hấp thu và chuyển hóa tốt hơn rất nhiều. Đồng thời, niêm mạc sẽ không bị kích ứng quá dữ dội như khi ăn no thông thường.
  • Thời gian các bữa ăn: mỗi bữa ăn nên cách nhau 4-5 giờ đồng hồ. Và tuyệt nhiên không ăn trước giờ đi ngủ, không được bỏ qua bữa sáng.
  • Ăn chín uống sôi: một trong những nguyên nhân gây ra viêm dạ dày cấp chính là nhiễm khuẩn H.pylori. Việc ăn chín uống sôi sẽ giảm bớt các mầm bệnh xâm nhập thông qua đường ăn uống hằng ngày.
  • Chọn món: các món ăn loãng, dễ tiêu như cháo, súp, cơm cùng các món chính thanh đạm, ít gia vị sẽ phù hợp hơn khi chăm sóc người bị viêm dạ dày cấp. Thức ăn cứng hoặc nhiều dầu mỡ, cay nóng có thể gây ra từng đợt kích thích đến niêm mạc dạ dày, khiến tổn thương càng thêm trầm trọng.
  • Bổ sung vitamin và chất xơ: chúng sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn. Sức đề kháng của đường ruột tăng cao có thể tăng khả năng chữa lành tự nhiên của cơ thể. Vitamin và chất xơ có nhiều trong rau xanh, trái cây tươi.
  • Uống nước: tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày có thể giúp hòa tan dịch axit trong dạ dày và bổ sung năng lượng cho cơ thể. Từ đó giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi và giảm đau hiệu quả.
  • Từ bỏ chất kích thích: rượu bia, Thu*c lá là những danh mục sản phẩm cấm trong kế hoạch chăm sóc viêm dạ dày cấp. Chúng sẽ gây ra các tổn thương nặng nề đến dạ dày và làm chậm quá trình chữa lành, làm tăng tỷ lệ viêm loét, nhiễm trùng.

2. Chế độ sinh hoạt

Để chăm sóc bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp, cùng với chế độ ăn uống chính là chế độ sinh hoạt hằng ngày. các thói quen xấu có thể làm ảnh hưởng đến sự hoạt động của dạ dày, từ đó gây ra các cơn viêm đau.

Những điều cần chú ý là:

    Ngủ đủ giấc: nghỉ ngơi điều độ, đúng giờ, không thức khuya sẽ giảm thiểu khả năng viêm dạ dày cấp tái phát.
  • Tránh căng thẳng: những lo âu, áp lực trong cuộc sống hằng ngày sẽ khiến viêm dạ dày càng thêm nặng, thậm chí là gây viêm loét, xuất huyết.
  • Chú ý vệ sinh: thường xuyên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng, quan tâm đến việc vệ sinh cá nhân, nơi sinh hoạt sẽ làm hạn chế khả năng tiếp xúc với vi khuẩn gây viêm dạ dày.
  • Kiểm soát cảm xúc: cố gắng không để bản thân cảm thấy quá đau buồn hoặc vui mừng. Những thay đổi thất thường trong cảm xúc sẽ khiến viêm dạ dày tái phát.
  • Quản lý đồ dùng: không sử dụng chung các vật dụng cá nhân (kể cả thành viên trong gia đình) như: bàn chải, khăn mặt, chén, đũa,… vì viêm dạ dày có thể lây lan qua tiếp xúc.
  • Rèn luyện sức khỏe: các bài tập nhẹ nhàng sẽ phù hợp với người bị viêm dạ dày cấp. Người bệnh có thể tham khảo các bộ môn như yoga, đi bộ, tập dưỡng sinh,…

3. Theo dõi và điều trị

Điều cuối cùng không thể bỏ qua trong việc chăm sóc bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp chính là theo dõi và điều trị. việc này sẽ trực tiếp kiểm soát và quản lý các triệu chứng bệnh, từ đó giúp chữa trị viêm dạ dày cấp thêm hiệu quả.

    Dùng Thu*c đúng quy định: sử dụng Thu*c điều trị viêm dạ dày cấp phải được sự đồng ý và hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình này, người bệnh không được tự ý ngừng hay thay đổi liều lượng.
  • Quan sát phản ứng: chú ý các phản ứng của cơ thể trong khi uống Thu*c. Bất kỳ những biểu hiện bất thường nào cũng cần được ghi nhận để thông báo cho bác sĩ.
  • Đặt lịch hẹn: đến gặp bác sĩ luôn là biện pháp tối ưu cho những bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp. Các bác sĩ sẽ chỉ ra đâu là phương án điều trị hữu hiệu nhất dành cho người bệnh.
  • Tái khám: ngay khi đã chữa trị thành công viêm dạ dày cấp, khám tổng quát hàng năm vẫn nên là việc được ưu tiên. Những thay đổi của cơ thể sẽ được kiểm soát và phát hiện kịp thời.

với những điều cần chú ý trong quá trình chăm sóc bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp trên đây, chắc rằng bạn đọc đã có thêm những thông tin để tham khảo. lưu ý rằng thuocdantoc.vn  không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cham-soc-benh-nhan-bi-viem-da-day-cap)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Là một người chăm sóc bệnh nhân không phải là việc đơn giản, bài viết này giúp chúng ta hiểu được những áp lực và cách đối phó với áp lực của người chăm sóc.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY