Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Khi nào cần nội soi đại tràng và thông tin cần biết

Khi nào cần nội soi đại tràng, cần theo dõi những gì sau nội soi là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Tham khảo ngay bài viết để giải đáp thắc mắc

nội soi đại tràng là một kỹ thuật được các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa đánh giá cao trong việc tầm soát ung thư đại tràng và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. tuy nhiên không phải bất kỳ trường hợp nào cũng được chỉ định nội soi. vậy khi nào cần nội soi đại tràng? thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

Tầm quan trọng của nội soi đại tràng

Nội soi đại tràng là kỹ thuật được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để chẩn đoán hoặc can thiệp điều trị các vấn đề, bệnh lý liên quan đến đại tràng. đây là phương pháp hữu hiệu và đáng tin cậy nhất trong việc chẩn đoán ung thư đại tràng và polyp.

Khi tiến hành nội soi đại tràng bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một ống nội soi dây mềm để đưa thẳng vào bên trong đại tràng thông qua đường hậu môn. trên đầu ống có gắn camera để bác sĩ có thể quan sát rõ bên trong niêm mạc đại tràng. từ đó giúp phát hiện những tổn thương và nhiều dấu hiệu bất thường khác. cụ thể như: viêm đại tràng, loét đại tràng, polyp, khối u đại tràng ác tính…

Khi nào cần nội soi đại tràng?

Kỹ thuật nội soi đại tràng sẽ được chỉ định khi bạn rơi vào một trong những trường hợp sau:

    Bị thiếu máu thiếu sắc hồng cầu nhỏ mà không rõ vấn đề, không rõ nguyên nhân.

Tiến hành nội soi đại tràng để điều trị các bệnh lý, cụ thể như:

    Cắt polyp

Tiến hành nội soi đại tràng để theo dõi bệnh:

    Có loạn sản nặng

Chống chỉ định của nội soi đại tràng

Không phải tất cả trường hợp điều có thể tiến hành nội soi đại tràng. dù không chống chỉ định tuyệt đối nhưng kỹ thuật này cần được sử dụng thận trọng với một vài trường hợp sau:

    Người già yếu

Sau khi nội soi trực tràng, bệnh nhân cần theo dõi những gì?

Sau khi nội soi trực tràng, bệnh nhân cần theo dõi:

    Mạch huyết áp và các triệu chứng như chướng bụng, đau bụng, buồn nôn, nôi ói, chóng mặt, đại tiện ra máu, đau bụng…

Kỹ thuật nội soi đại tràng được sử dụng khá phổ biến và mang lại kết quả hữu hiệu trong việc chẩn đoán các bệnh lý, vấn đề liên quan đến đại tràng. tuy nhiên không thể phủ nhận kỹ thuật này có thể mang đến nhiều rủi ro nhất định do đây là phương pháp can thiệp. chính vì thế, người bệnh chỉ nên tiến hành nội soi khi thực sự cần thiết. đồng thời phải thực hiện tại cơ sở y tế uy tín, và thực hiện dưới sự theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề khi nào cần nội soi đại tràng và thông tin cần biết. đây là một kỹ thuật đạt hiệu quả cao trong việc chẩn đoán bệnh lý và điều trị bệnh. tuy nhiên trước khi quyết định nội soi đại tràng, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. đồng thời cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro khi áp dụng kỹ thuật này.

Bài viết liên quan:

    Trước nội soi đại tràng cần làm gì?

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/khi-nao-can-noi-soi-dai-trang)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
  • Bệnh sarcoidosis (sarcoidosis) là hậu quả sự phát triển các ổ viêm nhỏ tại nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể - thường nhất ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
  • Sau đây, kênh Mạng Y Tế xin giới thiệu: Thông tin về Bệnh xơ cứng bì. Xin mời các bạn cùng tham khảo.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY