Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày

Cùng với điều trị cần phải có một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày cụ thể. Bởi đây là một tình trạng nghiêm trọng đem lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

cùng với việc điều trị y tế, cần phải có một kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày cụ thể. bởi đây là một tình trạng nghiêm trọng đem lại ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh mà nhiều người thường mắc phải. kích thước của lỗ thủng và sự phục hồi sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày khoa học hay là không. 

Thủng dạ dày là gì?

Thủng dạ dày là xuất hiện một lỗ trên thành của dạ dày. lỗ thủng này sẽ tạo cơ hội cho các dịch axit, thức ăn trong dạ dày thấm vào khoang bụng. vi khuẩn cũng có thể nhân đó mà xâm nhập, làm tăng khả năng dẫn đến tình trạng viêm phúc mạc. viêm phúc mạc có thể sẽ đe dọa tính mạng và cần phải được điều trị ngay.

Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày

Khi bị thủng dạ dày hoặc tình trạng viêm phúc mạc xảy ra, bệnh nhân thường cảm thấy các cơn đau dữ dội vùng bụng. hầu hết các trường hợp thủng dạ dày đều cần điều trị khẩn cấp và chế độ chăm sóc đặc biệt sau đó.

Với những gợi ý dưới đây, bạn có thể thảo luận với bác sĩ điều trị để tìm ra đâu là những biện pháp phù hợp với sức khỏe nhất.

1. Áp dụng chẩn đoán điều trị

Khi bắt gặp bất kỳ triệu chứng hoặc biểu hiện nào của việc bị thủng dạ dày, người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm như:

    X-quang ngực và bụng: kiểm tra không khí trong khoang bụng – một dấu hiệu của thủng dạ dày nói riêng và thủng đường tiêu hóa nói chung.
  • Chụp CT: xác định vị trí của lỗ hổng.
  • Xét nghiệm máu: kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng và mất máu.

Đồng thời, bệnh nhân khi bị thủng đường dạ dày thường phải phẫu thuật khẩn cấp. phổ biến nhất là phương pháp mổ nội soi thủng ổ loét dạ dày tá tràng. trong trường hợp bị nhiễm trùng huyết, bệnh nhân cần phải được dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch càng sớm càng tốt.

2. Giảm nguy cơ biến chứng

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ biến chứng của thủng dạ dày là:

    Suy dinh dưỡng hoặc ăn uống thiếu khoa học

Vì vậy, nhằm làm giảm khả năng biến chứng trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày, hãy chắc chắn bạn đã loại bỏ các yếu tố trên ra khỏi sinh hoạt hằng ngày. trong trường hợp mắc một hoặc nhiều loại bệnh lý vừa kể trên, bạn nên liên hệ với bác sĩ điều trị để tìm ra phương hướng giải quyết tốt nhất.

3. Điều dưỡng

Trong kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày, tất yếu không thể không kể đến việc điều dưỡng và tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

#Dinh dưỡng 

    Một thời gian ngắn sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần phải được nuôi dưỡng bằng cách truyền dinh dưỡng qua tĩnh mạch.

#Sinh hoạt 

    Luôn ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa, không để dạ dày quá đói hoặc quá no.

4. Theo dõi

Đặc biệt, sau khi phẫu thuật, người bệnh cần phải thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc vết thương. làm sạch vết thương bằng dung dịch thích hợp có thể hạn chế sự lây lan của các vi khuẩn, nấm men.

Ngoài ra, bệnh nhân và gia đình nên dành thời gian để theo dõi các biểu hiện tiếp theo của cơ thể và sức khỏe. lưu ý đến các điểm như:

    Huyết áp

Bởi chúng có thể phản ánh khá chính xác tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật thủng dạ dày. Cụ thể hơn, theo dõi số lượng dịch, màu sắc và tính chất của dịch qua ống dẫn lưu ra ngoài cũng có thể góp phần kiểm soát được khả năng lành vết thương của cơ thể. Khi có dấu hiệu sốc nhiễm trùng, mạch máu sẽ giãn rộng làm lượng máu đến tim thấp. Mặt khác, nhiễm trùng máu còn gây ra tình trạng hạ oxy máu, hạ huyết áp, tăng nhiệt độ cơ thể, sắc da nhợt nhạt.

Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng trên, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. đó là cảnh báo cực kì nghiêm trọng đến sức khỏe. hơn thế nữa, theo dõi và làm kiểm tra định kỳ theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân quản lý tốt các vấn đề về sức khỏe của bản thân.

5. Các lời khuyên

Để kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày trở nên hiệu quả, bạn nên quan tâm thêm về những vấn đề sau:

    Sự thành công của kế hoạch chăm sóc và điều trị còn phụ thuộc vào kích thước của lỗ thủng, thời gian phát bệnh cho đến khi tiến hành điều trị chính thức.

trên đây là những thông tin tham khảo về kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thủng dạ dày. thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/lap-ke-hoach-cham-soc-benh-nhan-thung-da-day)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Nếu bạn hoặc một thành viên gia đình đã được chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ, điều quan trọng là bắt đầu lập kế hoạch cho tương lai. Hãy bàn bạc các vấn đề dưới đây với gia đình.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Là một người chăm sóc bệnh nhân không phải là việc đơn giản, bài viết này giúp chúng ta hiểu được những áp lực và cách đối phó với áp lực của người chăm sóc.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY