Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Những nhóm Thuốc dùng trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Dùng Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng là cách được chỉ định phổ biến. Tham khảo ngay bài viết để biết các loại Thuốc hữu ích cho việc cải thiện bệnh

viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng vết loét hình thành ở lớp lót bên trong niêm mạc dạ dày và phần trên của ruột non (tá tràng). khi gặp phải tình trạng trên, người bệnh xuất hiện triệu chứng: ợ nóng, buồn nôn, đau bụng, cảm giác đầy hơi, thường xuyên ợ hơi…

Tùy thuộc vào nguyên nhân, người bệnh sẽ được chỉ định các biện pháp trị bệnh phù hợp. thông thường, phương pháp điều trị chủ yếu là dùng Thuốc tây bởi đây là cách có tỉ lệ liền sẹo cao, vết viêm loét sẽ lành chỉ sau 1 – 2 tháng.

I. Các nhóm Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay

Theo giới chuyên môn, 80% nguyên nhân gây bệnh dạ dày xuất phát từ vi khuẩn hp, kế đó là do hệ quả của việc lạm dụng các loại Thuốc kháng viêm giảm đau không steroid. căng thẳng, ăn uống không đúng cách không gây viêm loét dạ dày tá tràng nhưng chúng khiến cho triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.

Nếu nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn helicobacter pylori (h. pylori) gây ra, Thuốc kháng sinh và Thuốc ức chế bơm proton (ppi) là sản phẩm dược không thể thiếu trong tiến trình điều trị.

Nếu vết loét ở dạ dày xuất phát từ việc lạm dụng Thuốc kháng khuẩn, kháng viêm, người bệnh sẽ được chỉ định nhóm Thuốc ức chế bơm proton hoặc Thuốc kháng thụ thể h2, Thuốc trung hòa axit và dịch vị dạ dày.

Một số nhóm Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng hiện nay là:

1. Thuốc kháng sinh

Khi kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuẩn Hp, người bệnh sẽ được chỉ định một số loại kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây hại.

Các loại kháng sinh trị bệnh phổ biến nhất hiện nay là:

    Amoxicillin (Amoxil)

Với tỉ lệ vi khuẩn kháng kháng sinh cao như hiện nay, trung bình người bệnh phải mất khoảng 2 đợt dùng Thuốc mới tiêu diệt được hết vi khuẩn trú ẩn trong dạ dày. phác đồ kháng sinh điều trị vi khuẩn hp còn có sự thêm Thuốc ức chế bơm proton và bismuth subsalicylate (pepto-bismol).

Một số tác dụng phụ phổ biến khi dùng kháng sinh trị bệnh là:

    Mệt mỏi

Sau 4 tuần dùng phác đồ tiêu diệt vi khuẩn Hp dạ dày, người bệnh sẽ được chỉ định một số xét nghiệm kiểm ra vi khuẩn Hp dạ dày. Nếu còn, bệnh nhân sẽ được chỉ định phác đồ trị bệnh tiếp theo.

2. Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton (viết tắt ppi) là một trong những nhóm Thuốc không thể thiếu khi điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Thuốc hoạt động trên cơ chế giảm lượng axit da dày, ngăn ngừa vết viêm, loét. thời gian dùng Thuốc ức chế bơm proton thường kéo dài từ 4 – 8 tuần.

Các loại Thuốc ức chế bơm proton được dùng phổ biến hiện nay gồm:

    Omeprazole

Người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ sau khi dùng Thuốc trên trị bệnh gồm:

    Đau đầu

Những triệu chứng trên sẽ biến mất sau khi ngưng dùng Thuốc.

3. Thuốc đối kháng thụ thể H2

Tương tự như Thuốc ức chế bơm proton, Thuốc đối kháng H2 hoạt động trên cơ chế giảm lượng axit được giải phóng vào dạ dày, từ đó giảm viêm loét, tạo điều kiện thuận lợi để niêm mạc phục hồi.

Ranitidine là Thuốc đối kháng thụ thể h2 được sử dụng điều trị loét dạ dày rộng rãi nhất hiện nay. ngoài ra, một số loại Thuốc kháng thụ thể h2 phổ biến khác gồm:

    Famotidine (Pepcid)

Thuốc đối kháng thụ thể H2 có thể giảm triệu chứng bệnh nhưng không có tác dụng làm lành vết loét.

Trong quá trình dùng Thuốc trên điều trị, bạn có thể gặp một số tác dụng sau:

    Tiêu chảy

4. Thuốc trung hòa axit và dịch vị dạ dày

Các loại Thuốc ức chế bơm Proton, Thuốc kháng axit, kháng sinh… phải mất khoảng vài giờ mới bắt đầu phát huy tác dụng. Do đó, các chuyên gia thường khuyến khích bạn dùng Thuốc trung hòa axit dịch vị để giảm nhanh triệu chứng.

Thuốc trung hòa axit dạ dày là sản phẩm có tính bazơ nhẹ, trung hòa axit dạ dày theo cơ chế tạo kết tủa không tan alcl3 bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị xói mòn bởi axit dịch vị. Thuốc được dùng sau bữa ăn hoặc khi đi ngủ.

Các sản phẩm thuộc nhóm Thuốc trên có thể gây ra một số tác dụng phụ gồm:

    Tiêu chảy hay táo bón

5. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê một số Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như sucralfate (carafate) và misoprostol (cytotec) để bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của axit trong dịch vị dạ dày.

II. Lưu ý khi dùng Thuốc trị viêm loét dạ dày tá tràng

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thành công là khi vết loét được liền sẹo. thông thường, sau khoảng 4 – 6 tuần điều trị bằng Thuốc, những vết loét ở dạ dày sẽ có biểu hiện phục hồi.

Sau thời gian trên, nếu bệnh không chuyển biến tốt hoặc thậm chí còn nặng hơn, nguyên nhân có thể là do:

    Không dùng đúng Thuốc chỉ dẫn

Nếu muốn nhanh chóng cải thiện triệu chứng bệnh, bạn cần tránh những yếu tố nguy cơ trên.

Trên đây là một số thông tin về các nhóm Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng được dùng phổ biến hiện nay. bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý tránh căng thẳng, hạn chế ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, Thuốc lá vì chúng có thể khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán và điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/nhung-nhom-thuoc-dung-trong-dieu-tri-viem-loet-da-day-ta-trang)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY