Tình yêu và giới tính hôm nay

PGS.TS Nguyễn Huy Nga giải đáp về trường hợp tái nhiễm sau khi đã xét nghiệm âm tính Covid-19

Trước thông tin ca bệnh tái nhiễm sau khi đã xét nghiệm âm tính với Covid-19 khiến nhiều người lo lắng, trang Lá chắn Virus Corona đã chia sẻ bài viết của PGS.TS Nguyễn Huy Nga giải đáp xung quanh vấn đề này.

Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga, ca bệnh nào có kết quả 3 lần theo Real-time PCR thì có thể tin tưởng đã khỏi bệnh. Thực tế cũng đã chứng minh các trường hợp khỏi bệnh ở Việt nam chưa hề có sự lây nhiễm cho người khác khi họ trở lại cộng đồng.

Thông thường một cơ thể sau khi đã có kháng thể chống lại virus sẽ không bị tái nhiễm nữa. Tuy nhiên, với virus corona chủng mới lại có những không như vậy. Theo báo cáo tại Nhật, một người đàn ông trên 70 tuổi, nhiễm Virus Sars-CoV-2 vào tháng 2.2020. Ông được chữa khỏi và ra viện, Nhưng 2 tuần sau, ông bị sốt cao và đi xét nghiệm lại cho kết quả dương tính.

Một khác, một hướng dẫn viên du lịch cũng ở Nhật, bình phục sau khi nhiễm Covid-19, nhưng sau 3 tuần, bệnh nhân này lại xét nghiệm dương tính với nó một lần nữa.

Bình luận về những nêu trên, PGS Nga cho rằng: Về nguyên tắc nếu vừa bị nhiễm virus và phát bệnh thì sau khi khỏi, cơ thể sẽ chưa thể bị nhiễm bệnh lại ngay. Trong cơ thể người bình thường sẽ có miễn dịch kéo dài một thời gian sau đó, hoặc suốt đời và trên cơ sở đó người ta chế ra vắc xin. Nếu không có miễn dịch thì không thể chế ra vắc xin ngay hoặc không khỏi bệnh như virus HIV. Các nghiên cứu cho thấy sau khi bị nhiễm virus SARS-CoV-2 thì cơ thể có kháng thể, nên ở Mỹ người ta đã thử nghiệm chế tạo vắc xin.

"Khoa học phải dựa vào tổng thể chung, chứ không dựa vào một vài cá biệt. Nên trong mọi nghiên cứu khoa học đều phải căn cứ vào xác suất thống kê. Không bao giờ có sự chính xác đến tuyệt đối 100%", PGS Nga nhận định.

Trường hợp nêu trên chưa thấy nói đến sai số khi lấy mẫu, khi vận chuyển mẫu, cá nhân người xét nghiệm và độ chuẩn của máy xét nghiệm nên không thể có kết luận đúng. Bản thân người bệnh có bị mất khả năng miễn dịch với nhiễm khuẩn hay không cũng là một câu hỏi nữa.

Theo PGS Nga, tuyệt đại đa số các trường hợp đã có kết quả âm tính với Covid-19 sau khi điều trị là không tái nhiễm ngay. "Nên thấy xét nghiệm dương tính nghĩa là chưa khỏi bệnh. Tôi cho rằng khi có kết quả 3 lần xét nghiệm âm tính theo Real-time PCR thì có thể tin tưởng đã khỏi bệnh. Thực tế cũng đã chứng minh các trường hợp khỏi bệnh ở Việt nam chưa hề có sự lây nhiễm cho người khác khi họ trở lại cộng đồng".

Nguồn: Lá chắn Virus Corona

Theo Báo dân sinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/pgsts-nguyen-huy-nga-giai-dap-ve-truong-hop-tai-nhiem-sau-khi-da-xet-nghiem-am-tinh-covid-19-20200329103556924.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY