Sức khỏe hôm nay

Phòng bệnh học đường

Bệnh học đường là những bệnh mà học sinh mắc phải trong thời gian đi học, có liên quan đến điều kiện vệ sinh, ánh sáng, độ chuẩn mực của phòng ốc, bàn ghế nơi các em học tập, chủ yếu là các tật khúc xạ (cận thị),
bệnh học đường">bệnh học đường là những bệnh mà học sinh mắc phải trong thời gian đi học, có liên quan đến điều kiện vệ sinh, ánh sáng, độ chuẩn mực của phòng ốc, bàn ghế nơi các em học tập, chủ yếu là các tật khúc xạ (cận thị), cong vẹo cột sống và rối loạn tâm lý. Với những hậu quả về thể chất và tinh thần đang ngày càng gia tăng cho thế hệ tương lai, phòng chống bệnh học đường">bệnh học đường là một vấn đề cấp bách cần sự quan tâm của toàn xã hội.

Cận thị là loại bệnh học đường">bệnh học đường hay gặp nhất và có xu hướng ngày càng gia tăng. Bình thường, hình ảnh của vật khi qua hệ thống quang học của mắt sẽ hội tụ đúng trên võng mạc giúp chúng ta nhìn rõ. Khi hệ thống quang học của mắt bị trục trặc dẫn đến hình ảnh của vật nằm ở trước võng mạc dẫn đến nhìn mờ.

Loại cận thị học đường là loại cận thị xuất hiện do nhìn gần quá lâu, thủy tinh thể phải phồng lên làm tăng độ hội tụ của mắt. Vì vậy phải đưa vật vào gần sát mắt mới nhìn được rõ. Loại cận thị này thường xuất hiện ở lứa tuổi đi học, xuất hiện càng sớm thì tiến triển càng nhanh và nặng. Nguyên nhân của cận thị học đường là do trẻ nhìn gần liên tục do trong phòng học không đủ ánh sáng, do thói quen, do ngồi quá lâu, quá nhiều trước màn hình máy tính, kích thước bàn ghế không tương xứng (như ghế quá thấp, bàn lại cao), do bàn ghế không phù hợp lứa tuổi.

Các dấu hiệu của chứng cận thị học đường thường dễ thấy như trẻ có xu hướng ghé sát sách vở khi học tập, hay kêu đau mỏi mắt, nhìn mờ, hay nheo mắt, nghiêng đầu khi nhìn, không thích tham gia những hoạt động cần phải nhìn xa như đá bóng, cầu lông. Trẻ bị nặng có thể bị lác mắt kèm theo.

Cong vẹo cột sống

Tật cong vẹo cột sống chiếm tỷ lệ gặp khoảng 25% ở học sinh Việt Nam. Ở trẻ em, cột sống còn mềm mại, độ cong cũng nhỏ hơn so với người lớn. Nếu ngồi sai tư thế lâu như cúi gập, ưỡn, vẹo sang phải hoặc trái sẽ dẫn đến cong lưng; vẹo lưng (ở đoạn cột sống ngực); ưỡn lưng do đoạn cột sống thắt lưng ưỡn ra trước.

Nguyên nhân của cong vẹo cột sống là do kích thước bàn ghế không phù hợp (quá cao hoặc quá thấp), do thói quen tư thế ngồi không đúng, do phải mang vác nặng (ví dụ như mang cặp sách 5 - 6kg) của học sinh tiểu học, ngồi quá lâu để học bài, xem ti vi, máy tính…

Cong vẹo cột sống làm cho cơ thể bị lệch trọng tâm gây khó khăn cho các hoạt động thể lực, gây biến dạng lồng ngực nên dễ mắc bệnh giảm thông khí phổi hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển của khung chậu, và cong vẹo cột sống làm người bệnh mặc cảm về hình thức, khó hòa nhập với các hoạt động xã hội. Hệ quả của căn bệnh này sẽ gây lệch trọng tâm cơ thể, khiến học sinh ngồi học không được ngay ngắn, gây cản trở cho việc đọc, viết và làm căng thẳng thị giác, cản trở cho việc tập trung trí não. Cong, vẹo cột sống còn ảnh hưởng đến hoạt động của tim, phổi, ảnh hưởng đến sự phát triển của khung chậu, do đó ảnh hưởng đến việc sinh nở của học sinh nữ khi đến tuổi làm mẹ sau này.

Rối loạn tâm thần

Chứng rối loạn tâm thần ở lứa tuổi học đường thời gian gần đây gây nhiều quan tâm của cả gia đình, nhà trường và xã hội trên hai phương diện về mức độ tăng nhanh và tính chất nghiêm trọng của vấn đề. Theo khảo sát gần đây, 19,5% số học sinh có biểu hiện rối loạn tâm thần (chủ yếu là rối loạn cảm xúc và hành vi) ở lứa tuổi học đường và tỷ lệ này ngày càng tăng, đặc biệt là ở các thành phố lớn nơi trẻ em phải chịu nhiều áp lực trong việc học tập.

Biểu hiện của rối loạn tâm thần ở lứa tuổi học đường ở nhiều mức độ như mất tập trung, căng thẳng, đau đầu chóng mặt, khó kiểm soát hành vi, nặng hơn nữa thì có biểu hiện trầm cảm, thậm chí hoang tưởng tự sát. Nguyên nhân của hiện tượng này có lẽ do khối lượng học tập quá tải, học thêm, bồi dưỡng ngoài giờ liên miên, phân bố chưa hợp lý trong các môn học, phụ huynh kỳ vọng ở con em quá nhiều nên tạo một tâm lý nặng nề cho trẻ, điều kiện vệ sinh, chăm sóc sức khỏe trong học tập nhiều nơi chưa đảm bảo, thời gian học chiếm hết thời gian vui chơi giải trí… Khiến cho các em luôn trong tình trạng làm việc liên tục, đầu óc và cơ thể không có thời gian nghỉ ngơi.

Thay đổi thái độ và hành vi: Trẻ em cần được định hướng, được cung cấp những kiến thức tối thiểu về các loại bệnh học đường và các phòng chống, được tạo điều kiện về mọi mặt để đảm bảo một sức khỏe tốt cả về thể chất và tâm thần.

Môi trường học tập đảm bảo: Chúng ta phải đảm bảo cho môi trường giáo dục, bao gồm cả khối lượng kiến thức, phương pháp tổ chức thực hiện sao cho hiệu quả và cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại, đúng tiêu chuẩn, phù hợp lứa tuổi. Tiến sĩ, Bác sĩ

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phong-benh-hoc-duong-17674.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.