Tình yêu và giới tính hôm nay

Tất bật xét nghiệm tìm COVID-19

MangYTe - Những ngày này, khoa xét nghiệm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM đang vận hành với công suất tối đa để nhanh chóng trả kết quả về các đơn vị gửi mẫu.

Các kỹ thuật viên trong trang phục bảo hộ đang thực hiện các công đoạn xét nghiệm - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tất bật, hối hả và kỹ lưỡng, các nhân viên y tế cùng các kỹ thuật viên phải hoạt động liên tục, cả hệ thống vận hành suốt ngày đêm để kịp thời cho kết quả phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19.

Trung bình mỗi ngày Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM tiếp nhận, thực hiện khoảng 1.000 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Đối với mỗi đợt xét nghiệm, từ khi nhận mẫu đến khi cho kết quả mất khoảng 5 giờ để thực hiện tất cả các quy trình (nhận mẫu, xử lý ban đầu, dán mã code, tách chiết, PCR, trả kết quả).

Tất cả nhân viên tại khu vực xét nghiệm đều phải mang đồ bảo hộ để tránh nguy cơ lây nhiễm từ chính các mẫu xét nghiệm được gửi tới.

"Bệnh viện Bệnh nhiệt đới xét nghiệm chủ yếu cho khối bệnh viện. Tất cả bệnh nhân có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm COVID-19, các bệnh viện sẽ gửi mẫu cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới để xét nghiệm.

Bệnh viện cũng hỗ trợ Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM trong việc tầm soát những ca COVID-19 ở cộng đồng. Tình hình dịch hiện nay tương đối phức tạp và lây lan trong cộng đồng, do đó quá trình điều tra và sàng lọc cũng gặp nhiều khó khăn" - BS Đinh Nguyễn Huy Mẫn, trưởng khoa xét nghiệm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, chia sẻ.

Dự kiến trong những ngày tới, khoa xét nghiệm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM sẽ cùng với các đơn vị xét nghiệm khác còn tiếp nhận thêm nhiều mẫu bệnh phẩm từ các đơn vị gửi về.

Nhân viên y tế Lê Song Tùng - Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh - vận chuyển mẫu xét nghiệm đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN

Các mẫu bệnh phẩm đều được xử lý vệ sinh kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn - Ảnh: DUYÊN PHAN

Các kỹ thuật viên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM làm công đoạn chuẩn bị hóa chất cho tiền ly giải mẫu - Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhân viên khoa xét nghiệm hiện chia thành nhiều ca trực để vận hành suốt ngày đêm hệ thống xét nghiệm SARS-CoV-2 - Ảnh: DUYÊN PHAN

Kỹ thuật viên Cao Thu Thủy tập trung cao độ thực hiện công đoạn của mình - Ảnh: DUYÊN PHAN

Các mẫu bệnh phẩm từ các trung tâm y tế trên địa bàn thành phố chuyển đến - Ảnh: DUYÊN PHAN

Cho vật chất di truyền vào để máy real-time PCR - Ảnh: DUYÊN PHAN

Công việc này đòi hỏi sự tỉ mĩ, kỹ lưỡng và an toàn tuyệt đối - Ảnh: DUYÊN PHAN

Kỹ thuật viên Võ Trọng Vương cho mẫu vào dung dịch Lysis để chuẩn bị công đoạn tiền tách chiết - Ảnh: DUYÊN PHAN

Quy trình từ khi nhận mẫu đến khi trả kết quả xét nghiệm được thực hiền liền mạch - Ảnh: DUYÊN PHAN

DUYÊN PHAN

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/tat-bat-xet-nghiem-tim-covid-19-20200807113041615.htm)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY