Tâm sự hôm nay

Trẻ em một môi trường an toàn

Nhiều loại T*i n*n thương tích đã xảy ra đối với trẻ em và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây Tu vong ở trẻ em dưới 15 tuổi tại nước ta.
Hàng ngày có biết bao T*i n*n thương tích khác nhau luôn rình rập trẻ em do đuối nước, giao thông, ngộ độc, bỏng, ngã, súc vật và động vật cắn, vật liệu nổ, bom mìn... ảnh hưởng.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một cộng đồng được công nhận là cộng đồng an toàn phải bảo đảm các yêu cầu: có ban chỉ đạo liên ngành; có kế hoạch hàng năm và dài hạn cho công tác phòng chống T*i n*n thương tích; có kế hoạch xây dựng cộng đồng an toàn cho trẻ em tại địa phương. Đồng thời, mọi người dân trong cộng đồng phải nhận thức được các nguy cơ gây nên T*i n*n thương tích và tích cực tham gia các hoạt động phòng chống T*i n*n thương tích cho trẻ em. Phải phấn đấu giảm thiểu các nguy cơ gây thương tích tại cộng đồng và xây dựng được những mô hình an toàn cho nhóm tuổi trẻ em có nguy cơ cao tại cộng đồng. Tổ chức được hệ thống mạng lưới cộng tác viên để giám sát, ghi chép, phân tích được các T*i n*n thương tích trẻ em và thực hiện được các hoạt động sơ cấp cứu ban đầu. Phải tổng kết đánh giá hoạt động hàng năm và chứng minh được kết quả đạt được của chương trình, tiến độ và hiệu quả của các tác động ảnh hưởng.

Như vậy, để có được một cộng đồng an toàn để chủ động phòng chống T*i n*n thương tích cho trẻ em, điều đầu tiên là phải tuyên truyền, vận động cộng đồng người dân và các cơ quan có trách nhiệm cùng tham gia thực hiện xây dựng ngôi nhà an toàn cho trẻ em khi sống ở gia đình và trường học an toàn cho học sinh khi đến trường lớp sinh hoạt, học tập.

Ngôi nhà an toàn cần bảo đảm các yêu cầu gì?

Một ngôi nhà được công nhận là ngôi nhà an toàn cho trẻ em sống tại môi trường gia đình cần phải bảo đảm việc loại bỏ các yếu tố nguy cơ có thể gây nên T*i n*n thương tích cho trẻ em như: các giếng nước, bể nước, chum vại đựng nước; hố vôi, hố đào đất làm gạch ngói, hố chứa nước... phải có nắp đậy, chắc chắn và an toàn. Nhà phải có phòng bếp riêng, bếp phải có cửa chắn để đề phòng trẻ em có thể bị bỏng khi vào trong bếp đang đun nấu; các phích nước sôi phải để nơi an toàn để trẻ không sờ tới được. Các vật dụng dễ cháy, nổ như xăng, dầu, cồn, đèn, diêm quẹt, bật lửa... cùng phải để nơi an toàn để tránh trẻ chơi nghịch bị cháy gây bỏng. Dụng cụ sử dụng bằng điện phải quản lý an toàn, ổ cắm điện nên bố trí ở trên cao trẻ em không với tới được để phòng ngừa điện giật. Tuyệt đối không cho trẻ em tiếp xúc với các vật sắc nhọn như: dao, kéo, liềm cắt cỏ, mảnh kính vở... vì có thể làm đứt tay hoặc đâm vào cơ thể trẻ. Các chai, lọ, bình đựng hóa chất độc hại như Thu*c trừ sâu, acid, chất tẩy rửa... và các loại Thu*c điều trị phải có nhãn mác rõ ràng, để trong tủ có khóa hoặc để ngoài tầm tay với của trẻ em.

Khi xây dựng nhà, phải thiết kế cầu thang, lan can có tay vịn hoặc cửa chắn để phòng trẻ bị ngã. Không để trẻ tiếp xúc hoặc chơi với các vật dụng nhỏ, dễ nuốt như kim băng, các loại hạt, đồng xu, cúc áo... vì dễ có nguy cơ trẻ bị hóc nghẹn, mắc dị vật đường thở. Các sàn gác trong nhà phải làm chắc chắn phòng ngừa sự gãy sập bất ngờ ảnh hưởng đến trẻ. Những lối đi ra ao hồ, sông, suối, hố sâu... cần thiết phải có rào chắn. Các vật dụng ở trong nhà như xe máy, dao, kéo, cày, cuốc... cần để gọn gàng và an toàn tại một vị trí riêng biệt.

Trường học an toàn cần bảo đảm các yêu cầu gì?

Ngoài thời gian sống, sinh hoạt tại ngôi nhà của gia đình, trẻ em còn đến trường học để sinh hoạt và học tập tùy theo lứa tuổi. Vì vậy, trường học cũng phải bảo đảm những yêu cầu an toàn cần thiết giúp cho trẻ phòng tránh các T*i n*n thương tích bằng các biện pháp như truyền thông giáo dục cho học sinh có nhận thức đầy đủ về môi trường sinh hoạt, học tập của trường học an toàn và lành mạnh bằng cách giúp cho học sinh từng bước thay đổi những hành vi của các em trong việc xây dựng mô hình trường học an toàn; nâng cao ý thức trách nhiệm của bản thân học sinh trong công tác xây dựng một nhà trường an toàn và lành mạnh; phải thay đổi được các hoạt động cho phù hợp với thực tế ở địa phương trong công tác làm giảm dần và đi đến loại trừ những T*i n*n có thể xảy ra cho giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. Đồng thời, phải có giải pháp loại trừ được các yếu tố có khả năng gây ra những T*i n*n thương tích cho giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập từ trong các phòng học, lớp học; các phương tiện phục vụ giảng dạy, học tập, luyện tập, khu vực ao hồ, các công trình vệ sinh... Thường xuyên cung cấp cho giáo viên, nhân viên nhà trường, học sinh những kiến thức cần thiết, phổ cập các thông tin về một trường học an toàn và lành mạnh bằng các buổi học ngoại khóa. Phải căn cứ vào các tiêu chuẩn vệ sinh học đường của các loại trường học đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Y tế soạn thảo để định kỳ tổ chức kiểm tra, đánh giá.

Ngoài ra, nên phát động phong trào xây dựng trường học vừa bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh học đường vừa bảo đảm an toàn trong sinh hoạt, học tập trở thành một chỉ tiêu thi đua trong mỗi học kỳ khi vào năm học mới. Tổ chức thường xuyên các đợt kiểm tra liên ngành giáo dục, y tế, phụ nữ do chính quyền cùng cấp chủ trì thường xuyên mỗi quý một lần để đánh giá chất lượng của trường học an toàn và lành mạnh; căn cứ vào thực tiễn để có hình thức biểu dương các việc làm tốt ở cơ sở và góp ý những mặt tồn tại; cũng có thể có hình thức xử phạt những vi phạm về các quy định của một trường học an toàn, lành mạnh đã ban hành.

BS. NGUYỄN TRÂM ANH

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tre-em-mot-moi-truong-an-toan-5808.html)

Chủ đề liên quan:

an toàn môi trường an toàn trẻ em

Tin cùng nội dung

  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY