Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Viêm dạ dày ruột cấp: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm dạ dày ruột cấp (cúm dạ dày) có thể không phải là một căn bệnh xa lạ khi tỷ lệ người mắc bệnh hằng năm vẫn rất cao, nhất là trẻ nhỏ và người già

viêm dạ dày ruột cấp xảy ra khi dạ dày và ruột của bạn bị kích thích, viêm nhiễm từ virus hoặc vi khuẩn. theo đó, viêm dạ dày ruột cấp sẽ gây ra tiêu chảy và nôn mửa, là một căn bệnh thường gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi. nó ảnh hưởng và gây ra nhiều bất tiện, đau đớn cho mọi người, đặc biệt phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.

Viêm dạ dày ruột cấp là gì?

Viêm dạ dày ruột cấp là tình trạng viêm của đường tiêu hóa do nhiễm trùng. một tên gọi khác của viêm dạ dày ruột cấp là cúm dạ dày, mặc dù nó không liên quan đến cúm.

Viêm dạ dày ruột cấp có thể gây ra nhiều sự bất tiện và khó chịu. thế nhưng nó thường tự hết trong vòng 7-10 ngày khi được chăm sóc và thăm khám hiệu quả. phòng ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe vì không có cách điều trị chuyên biệt cho viêm dạ dày ruột cấp do virus.

Nguyên nhân

Ngày nay, các nghiên cứu đã chỉ ra nguyên nhân mắc viêm dạ dày ruột liên quan đến nhiễm virus hoặc vi khuẩn, ảnh hưởng đến mọi người trên khắp thế giới.

Có thể chia nguyên nhân gây ra viêm dạ dày ruột cấp thành 5 nhóm sau:

1. Ảnh hưởng từ điều kiện vệ sinh, sinh hoạt

Bệnh viêm dạ dày ruột cấp có tính truyền nhiễm cao, dễ bị lây lan khi tiếp xúc gần gũi với những người bị nhiễm bệnh hoặc qua thực phẩm, nguồn nước ô nhiễm. nó có thể lây lan trong các khu vực gần, tập trung nhiều người và có điều kiện sống, điều kiện vệ sinh kém.

Người sinh hoạt hoặc làm việc, ăn uống tại những khu vực bị ô nhiễm sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người thông thường. Đặc biệt nếu như ăn thức ăn bị nhiễm khuẩn hoặc thức ăn chế biến chưa kĩ lưỡng, xử lý thực phẩm chưa sạch sẽ sử dụng nguồn nước ô nhiễm đều làm tăng tỷ lệ mắc bệnh. Các dạng kim loại nặng (asen, cadmium, chì, thủy ngân) thường có mặt trong nước sẽ gây ra tình trạng trên.

Những nơi như trường học, phương tiện di chuyển công cộng, viện dưỡng lão, tàu du lịch,…  dễ làm bùng phát dịch viêm dạ dày ruột cấp do là nơi tập trung nhiều người và điều kiện vệ sinh, sinh hoạt tương tự nhau.

2. Nhiễm virus Norovirus

Norovirus rất dễ lây lan và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Nó lây lan qua đường thực phẩm, nước và tiếp xúc với những người bị nhiễm virus Norovirus.

3. Nhiễm virus Rotavirus

Rotavirus thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. thời gian hoạt động mạnh nhất của loại virus này là khoảng từ tháng 12 đến tháng 6. tốc độ lây lan của rotavirus rất nhanh, dễ làm bùng phát các ổ dịch viêm dạ dày ruột cấp.

4. Nhiễm vi khuẩn

Mặc dù không phổ biến nhưng các vi khuẩn như e.coli, salmonella cũng có thể khiến người bệnh mắc phải viêm dạ dày ruột. vi khuẩn salmonella thường có ở gia cầm, bò sát vật nuôi, trứng,…

5. Viêm dạ dày ruột cấp do ký sinh trùng

Một số loại ký sinh có thể gây ra viêm dạ dày ruột. phổ biến nhất là giardia lamblia, chiếm khoảng 10% trong tổng số các nguyên nhân phát bệnh.

Đôi khi các yếu tố khác có thể gây ra các triệu chứng gần giống với viêm dạ dày ruột cấp như

    Dị ứng thực phẩm: không dung nạp thực phẩm đường sữa, chất làm ngọt nhân tạo,… dẫn đến rối loạn tiêu hóa, gây ra tiêu chảy và nôn mửa.
  • Rối loạn tiêu hóa:  các bệnh viêm ruột như Crohn, viêm dạ dày cấp và mạn tính, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích, bệnh celiac đều có thể làm xuất hiện các triệu chứng của viêm dạ dày ruột cấp.
  • Một số loại Thu*c: các loại kháng sinh, chống viêm không steroid như naproxen, ibuprofen, meloxicam,… hoặc Thu*c kháng axit có magie sẽ gây ra các dấu hiệu tương tự như bệnh viêm dạ dày ruột cấp (Cúm dạ dày).

Do đó, nhằm để xác định chính xác nguyên nhân và phương hướng điều trị, người bệnh cần đến gặp bác sĩ khi có những biểu hiện bất thường về sức khỏe.

Triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp

Mặc dù thường được gọi là cúm dạ dày, viêm dạ dày ruột cấp không có biểu hiện như cúm. nếu như cúm chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người bệnh thì viêm dạ dày ruột cấp sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và làm xuất hiện những triệu chứng như

    Tiêu chảy, phân lỏng: trong trường hợp tiêu chảy ra máu có nghĩa là người bệnh đã bị nhiễm trùng nặng hơn.

Các triệu chứng thường xuất hiện từ lúc nhiễm bệnh đến 1-2 ngày sau. chúng sẽ kéo dài ít nhất là 1 tuần và đôi khi có thể kéo dài lâu hơn.

Biểu hiện mất nước

Do các triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy, những người bị viêm dạ dày ruột cấp có thể bị mất nước nhanh chóng. nhận biết các biểu hiện mất nước này để kịp thời xử trí là điều hết sức quan trọng các dấu hiệu gồm có:

    Khát nước

Ngoài ra, bạn cần tìm cách điều trị y tế khẩn cấp nếu:

    Tiêu chảy kéo dài từ 3 ngày trở lên mà vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm.

Biến chứng của viêm dạ dày ruột cấp

Mất nước và viêm dạ dày ruột cấp có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm

    Sưng não

Ai dễ bị viêm dạ dày ruột cấp?

Viêm dạ dày ruột cấp có thể xảy ra với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, chủng tộc và hoàn cảnh. những người có thể dễ bị viêm dạ dày ruột hơn bao gồm:

    Trẻ nhỏ

Điều trị viêm dạ dày ruột cấp

Không có Thu*c kháng virus cụ thể nào dùng để điều trị viêm dạ dày ruột cấp. lạm dụng kháng sinh có thể khiến làm tăng sự phát triển của vi khuẩn kháng kháng sinh.  điều trị viêm dạ dày ruột cấp nghiêng về các biện pháp tự chăm sóc và quản lý bệnh dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Bổ sung nước

Điều trị chính của viêm dạ dày ruột ở trẻ em và người lớn là bù nước. với đối tượng bị mất nước nhẹ đến trung bình sẽ cần đến phương pháp bù nước bằng miệng. đối với trường hợp nặng hoặc thường xuyên bị nôn ói, các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống 1 liều Thu*c chống nôn (metoclopramide hoặc ondansetrin). kèm theo đó là truyền dịch.

Ngoài ra, bệnh nhân phải thường xuyên uống nước để bổ sung khoáng và chất điện giản. Tránh việc uống đồ uống có gas hoặc nước ép trái cây vì chúng có thể làm tình trạng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.

Chế độ ăn uống

Ngừng ăn thức ăn rắn trong vài giờ và thay thế bằng các loại thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hóa như: cháo, cơm mềm, thịt gà, bánh mỳ nướng,…

Đối với các nhóm thực phẩm như sữa, cafeine, rượu, chất béo,… sẽ dễ gây ra kích thích đường ruột. vì vậy cần loại bỏ các nhóm thực phẩm trên ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của người đang bị viêm dạ dày ruột cấp. đừng quên chia nhỏ lượng thức ăn để sức khỏe của dạ dày và đường ruột được phục hồi. ngừng ăn khi cảm thấy buồn nôn trở lại.

Một số chế phẩm như sữa lên men (sữa chua) đã được chứng minh đem lại lợi ích trong việc làm giảm thời gian bị bệnh và tần suất các triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp xuất hiện. người bệnh có thể chú ý bổ sung thêm nhóm này để rút ngắn thời gian mắc bệnh.

Nghỉ ngơi và vệ sinh

Bệnh viêm dạ dày ruột cấp (cúm dạ dày) làm cơ thể bị mất nước sẽ yếu đi trong thấy. vì vậy việc nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe hồi phục là điều thiết yếu.  hãy nghỉ ngơi nhiều ở nơi thoáng đãng, yên tĩnh. chú trọng đến chất lượng của giấc ngủ và không gian nghỉ ngơi. chắn chắc phòng ngủ, phòng vệ sinh hay nhà bếp là những gian phòng đã được làm vệ sinh sạch sẽ.

Đồng thời, thói quen rửa sạch tay với xà phòng, ăn chín uống sôi và tắm rửa thường xuyên sẽ giúp ích rất nhiều trong việc chữa trị, phòng ngừa bệnh viêm dạ dày ruột cấp.

Thận trọng khi sử dụng Thu*c

Thu*c chống nôn, Thu*c kháng sinh hoặc Thu*c chống động kinh,… có thể sẽ cần thiết trong trường hợp xuất hiện các biểu hiện nôn ói, nhiễm khuẩn nặng. Tuy nhiên chúng vẫn tồn tại những tác dụng phụ nguy hiểm cần cẩn trọng khi được đưa vào sử dụng.

Các loại Thu*c giảm đau như ibuprofen, aspirin,… có thể khiến dạ dày của bạn càng thêm khó chịu. hoặc sử dụng acetaminiphen có thể gây ra ngộ độc gan, suy thận cấp.

Vì vậy hãy thảo luận với bác sĩ hoặc hỏi thật chi tiết về vấn đề sử dụng Thu*c khi điều trị viêm dạ dày ruột cấp để đảm bảo an toàn.

Dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

    Bù nước: sử dụng các loại dung dịch chứa chất điện giải chuyên biệt dành riêng cho trẻ em để tiến hành bù nước cho trẻ. Đừng ngần ngại hỏi bác sĩ về cách sử dụng chúng.
  • Khẩu phần ăn: cho trẻ trở lại chế độ ăn bình thường thật chậm rãi. Hãy bắt đầu bằng những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, ít gia vị như: cháo, bánh mì nướng, chuối. Hạn chế các sản phẩm có đường (kem, soda, kẹo, bánh,…) hoặc thức ăn nhanh (gà rán, khoai tây chiên,…)
  • Nghỉ ngơi: cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế để trẻ quấy khóc, la hét vì sẽ làm mất nước nhanh hơn.
  • Vệ sinh: thay mới quần áo, chăn gối cho trẻ ít nhất 24 giờ/lần. Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ. Bạn cũng cần rửa sạch tay trước mỗi lần tiếp xúc với trẻ.
  • Không tự ý dùng Thu*c: trừ khi được bác sĩ đề nghị, bạn không nên tự ý cho trẻ sử dụng bất kỳ loại Thu*c nào.
  • Sữa: cho trẻ bú sữa mẹ hoặc bú theo sữa công thức và cung cấp thêm một lượng dung dịch bù nước vừa đủ. Đừng pha loãng sữa bột đã được chuẩn bị của bé.

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm dạ dày ruột cấp?

Viêm dạ dày ruột cấp rất dễ lây lan. những điều bạn có thể làm là làm giảm cơ hội lây nhiễm hoặc lây truyền sang người khác. những thói quen sinh hoạt tốt sẽ mang lại một hệ miễn dịch tốt. một hệ miễn dịch tốt có thể làm giảm nguy cơ viêm dạ dày ruột cấp tấn công.

Bạn sẽ cần phải:

    Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch. Gel rửa tay khô có đôi khi không đáp ứng đủ nhu cầu làm sạch vi khuẩn.

Bệnh viêm dạ dày ruột cấp (cúm dạ dày) có thể không phải là một căn bệnh xa lạ khi tỷ lệ người mắc bệnh hằng năm vẫn rất cao. không có loại Thu*c điều trị chính xác bệnh viêm dạ dày ruột cấp mà chỉ có thể cải thiện qua Thu*c chữa triệu chứng. biện pháp tối ưu nhất vẫn nghiêng về hướng tự chăm sóc và phòng ngừa tại nhà. với nguy cơ trẻ nhỏ thường bị mắc bệnh viêm dạ dày ruột cấp, việc chú ý đến vấn đề ăn uống, vệ sinh của cả gia đình là điều rất cần thiết. khi có các dấu hiệu mắc bệnh, hãy lập tức đến gặp các bác sĩ, chuyên gia để được làm xét nghiệm và điều trị.

ThuocDanToc.vn  không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-da-day-ruot-cap)

Tin cùng nội dung

  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY