Răng , Hàm , Mặt hôm nay

Viêm nha chu - chớ coi thường!

Biểu hiện thường thấy của bệnh viêm nha chu là nướu viêm đỏ, dễ chảy máu, chảy mủ, tiêu xương ổ răng, răng lung lay, và cuối cùng là mất răng.
Nguyên nhân gây bệnh chính là các vi khuẩn có trong mảng bám răng. Ngoài ra, có thể mắc khi chế độ dinh dưỡng không đảm bảo; tâm lý căng thẳng; hút Thu*c lá; bị tiểu đường hay các bệnh hại đến hệ miễn dịch như bệnh bạch cầu.
  Ảnh minh họa.

Bệnh thường có 2 giai đoạn: viêm nướu và viêm nha chu. Ở giai đoạn nướu bị viêm, nếu được trị kịp thời, bệnh sẽ khỏi hẳn.

Nếu không trị, viêm nướu kéo dài dẫn đến phá hủy mô và gây viêm nha chu. Lúc đó, dù trị thế nào, cũng không hồi phục như cũ.

Có trường hợp phản ứng viêm bị che lấp khó nhận biết, trong khi xung quanh chân răng bệnh lý đã làm mất bám dính, xương ổ bị phá hủy tạo thành tổn thương thực thể gọi là túi nha chu. Lúc đó, nhiễm trùng tiếp tục phát triển. Bệnh càng nặng khiến hiện tượng tiêu xương thêm trầm trọng, răng lung lay, đôi khi phải nhổ đi.

Những dấu hiệu cần lưu ý:

- Chảy máu nướu khi chải răng; Nướu đỏ, sưng, tách ra khỏi răng; Hơi thở hôi dai dẳng; Có ổ mủ hoặc có mủ chảy ra ở giữa răng và nướu ở vùng cổ răng; Răng lung lay hoặc thưa ra, đặc biệt khi nhai. Xuất hiện dấu hiệu trên nên đến gặp nha sĩ.

Nếu bị viêm nha chu, có 4 loại điều trị căn bản thường được áp dụng: khẩn cấp, không phẫu thuật, phẫu thuật và duy trì. Không phẫu thuật áp dụng nhiều nhất, là bước điều trị đầu tiên với bệnh này. Bao gồm bước sơ khởi: nha sĩ đánh giá, kiểm soát mảng bám vi khuẩn và loại bỏ các yếu tố đó bằng cách:

- Chỉnh sửa hoặc thay thế những miếng trám không đúng kỹ thuật.

- Chỉnh và thay thế những phục hình không đúng kỹ thuật.

- Đánh giá và chỉ định răng cần nhổ (không thể giữ được).

- Cố định răng (nếu răng lung lay).

- Thực hiện phục hình tạm thời (nếu cần thiết).

- Cạo cao răng - xử lý mặt gốc răng. Lấy cao răng là một thủ thuật không nhất thiết do bác sĩ thực hiện. Với trường hợp viêm nướu, nó sẽ rất khả quan.

Khi tự điều trị bằng kháng sinh và thấy hết đau thì chưa hẳn đã khỏi bệnh. Bệnh vẫn tồn tại và trở thành mãn tính, thỉnh thoảng sẽ bộc phát ngày càng trầm trọng. Nếu chỉ mới bị viêm nướu, thì cũng chuyển nhanh sang giai đoạn bệnh viêm nha chu.

Để phòng bệnh này, nên đánh răng đều đặn sau bữa ăn và trước khi đi ngủ để loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng và khe nướu. Sáu tháng/lần, nên đến nha sĩ khám răng định kỳ và lấy sạch vôi răng, mảng bám ở những nơi bàn chải không làm sạch được.

AloBacsi.vn
Theo Bác sĩ Xuân Hòa
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/viem-nha-chu-cho-coi-thuong-n834.html)

Chủ đề liên quan:

Alobacsi.vn đau răng viêm nha chu

Tin cùng nội dung

  • Tết là dịp mọi người ăn uống nhiều hơn những ngày thường, dễ tạo điều kiện các bệnh về đường tiêu hóa phát sinh.
  • Không nên sử dụng lidocain 2% để điều trị đau do mọc răng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do có thể gây ra tác dụng bất lợi nghiêm trọng, thậm chí gây Tu vong
  • Bà Tâm bị đau răng, đã uống Thu*c rodogyl con gái mua cho rồi mà vẫn không khỏi. Bụng thì đói mà chẳng ăn uống gì được. Cứ húp cháo hoài bà thấy người cứ nhão ra.
  • Cây trẩu còn gọi là cây dầu sơn ngô đồng, mộc du thụ, thiên niên đồng, bancoulier, abrasin.
  • Các bệnh về răng miệng, ít khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, nên nhiều người thường lơ là vấn đề chăm sóc, đặt biệt là giới văn phòng.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá.
  • Đông y quan niệm rằng là phần thừa của xương và thuộc tạng thận. Mặt khác, theo lý luận về kinh lạc, kinh Dương minh vị đi qua vùng của chân răng, cho nên các chứng trạng của chân răng phản ánh trạng thái hư, thực, hàn, nhiệt của vị và thận.
  • Nha chu viêm là tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở mô lợi, xương ổ răng và mô nha chu nâng đỡ của răng. Phần lớn các trường hợp mất răng ở người trưởng thành là do bệnh nha chu gây nên. Người bệnh có triệu chứng sưng đau răng lợi, chân răng bị sưng làm mủ, miệng hôi, bản thân răng cũng bị hủy hoại hoặc bị ăn mòn, đen xám, dễ mẻ vỡ tự nhiên làm cho lợi và răng không bám vào nhau làm lung lay nghiêng ngả. Kèm theo người bệnh có thể đau lưng, mỏi gối, di, mộng tinh...
  • Đau răng ở hầu hết trẻ em và người lớn. Bạn cần đến gặp nha sĩ khi bạn có triệu chứng đau răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY