Tình yêu và giới tính hôm nay

Báo động trẻ em nhiễm bệnh T*nh d*c người lớn

Số trẻ nhiễm bệnh về T*nh d*c đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP HCM tăng gấp 5 lần so với trước đây; chưa kể số bệnh nhân từ Bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Từ Dũ... chuyển sang

Tại phòng khám lâm sàng Bệnh viện (BV) Da liễu TP HCM, người cha đang loay hoay các thủ tục xét nghiệm cho con. Em N.T.T (15 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) được đưa đi khám với bàn tay và hậu môn xuất hiện nhiều vết loét.

Tăng đột biến

Kết quả xét nghiệm xác định T. bị giang mai. Nguyên nhân nhiễm bệnh do quan hệ T*nh d*c đồng tính với một bạn trai quen trên mạng.

Tại phòng xét nghiệm BV Da liễu TP HCM, một bé gái 6 tuổi (ngụ tỉnh Bình Phước) được mẹ đưa đến khám trong tình trạng tiểu buốt, tiểu lắt nhắt kèm theo những đợt sốt cao, V*ng k*n có nhiều huyết trắng... Kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị bệnh lậu.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Thanh Thơ, Phó trưởng Khoa Lâm sàng 3 BV Da liễu TP HCM, cho biết rất nhiều lần khám cho trẻ bị nhiễm các bệnh lây qua đường T*nh d*c như lậu, sùi mào gà, giang mai… Thường trẻ từ 2 đến 10 tuổi mắc bệnh là do bị lạm dụng T*nh d*c. Cũng có trẻ vì tò mò nên bị lợi dụng và cả trường hợp tự nguyện quan hệ dẫn đến lây bệnh.

Riêng với những trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh, nguyên nhân là do sự chủ quan của người mẹ trong quá trình mang thai, sinh nở hoặc người thân không vệ sinh trước khi chăm sóc bé. Ca gần đây nhất là bé trai (18 tháng tuổi, ở quận 7, TP HCM) bị mắc sùi mào gà do người cha vô tình truyền virus cho con trong lúc chăm sóc.

Nhiều trẻ bị nhiễm bệnh T*nh d*c người lớn, đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP HCM

TS-BS Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc BV Da liễu TP HCM, cho rằng thống kê cho thấy nếu trong năm 2015 chỉ có 28 trường hợp trẻ bị bệnh lây qua đường T*nh d*c được BV tiếp nhận điều trị, năm 2018 là 85 trường hợp thì chỉ trong 11 tháng của năm 2019, con số này lên đến 146. Đây là mức đáng báo động.

Viện Sức khỏe Tâm thần mỗi ngày cũng tiếp nhận tới 400 bệnh nhân, tăng gấp 4 lần so với cách đây 3 năm, trong đó nhiều ca bệnh lý liên quan đến sức khỏe T*nh d*c.

Hệ lụy suốt đời

"Hiện nay, trẻ em dậy thì sớm hơn, bên cạnh đó, với sự phát triển của mạng xã hội và internet, trẻ tiếp cận những video "người lớn" ngày càng dễ dàng. Trong khi đó, các em còn thiếu kiến thức về quan hệ an toàn nên dễ bị lây nhiễm bệnh qua đường T*nh d*c và khi nhiễm bệnh thường không nhận biết được hoặc giấu gia đình đến điều trị tại các cơ sở thiếu uy tín, dẫn đến bệnh nặng hơn gây khó khăn cho việc chữa trị" - BS Thanh Thơ nhìn nhận.

Với những trẻ bị tấn công T*nh d*c, các chuyên gia cảnh báo trẻ sẽ bị sang chấn nặng nề, từ thể chất đến tinh thần và hệ lụy kéo dài suốt cuộc đời. Những "bi kịch" thường gặp ở trẻ sau biến cố này là mệt mỏi, đau dạ dày, đau đầu; biểu hiện tiêu cực về nhận thức và hành vi, cảm thấy bất an, lo sợ, xấu hổ, giận dữ, muốn trả thù, cảm thấy không được an toàn, giảm lòng tin vào mọi người xung quanh và đặc biệt rất xấu hổ, cô đơn…

Theo PGS-TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần, một nghiên cứu mới đây cho thấy trẻ gái thanh thiếu niên bị tấn công T*nh d*c thì 88% có nguy cơ bị trầm cảm; 71% có nguy cơ lo âu; 80% nguy cơ mắc một loại rối loạn tâm thần.

Để bảo vệ trẻ trước các bệnh lây qua đường T*nh d*c, BS Thanh Thơ khuyến cáo đối với phụ nữ, nếu đã lên kế hoạch có con, cần đi khám để phát hiện các bệnh lý phụ khoa, bệnh lây qua đường T*nh d*c. Khi có thai, nên có chế độ khám thai và làm xét nghiệm tầm soát định kỳ các bệnh lây qua đường T*nh d*c để phát hiện sớm và xử lý kịp thời, tránh các hậu quả trầm trọng có thể xảy ra cho cả thai nhi và người mẹ.

Người lớn trước khi chăm sóc trẻ cần phải vệ sinh tay sạch sẽ, nhằm phòng tránh tình trạng lây truyền virus cho trẻ. Đối với trẻ dưới 10 tuổi, cha mẹ cần dạy bé các kỹ năng như giữ khoảng cách với người lạ, tránh xa nơi vắng vẻ, không được để người lạ đụng chạm vào cơ thể. Đặc biệt, với V*ng k*n thì chỉ có mẹ, bà, bác sĩ khám bệnh mới được đụng vào.

Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ và nhà trường nên trang bị kiến thức về giới tính để trẻ tự bảo vệ bản thân. Tăng cường việc giám sát, quản lý, giáo dục con em mình trong việc tiếp cận mạng xã hội, xem những video "người lớn"… Các bậc cha mẹ cần theo dõi sát diễn biến tâm lý, các hành vi của con, thường xuyên nói chuyện và hỏi thăm về cảm xúc của con.

Trên địa bàn TP HCM hiện có hơn 2 triệu trẻ em. Tình trạng trẻ em bị bạo lực, xâm hại T*nh d*c có xu hướng gia tăng với cách thức ngày càng tinh vi. Từ năm 2015 đến tháng 6-2019, TP HCM có 782 trẻ em bị bạo lực, xâm hại (43 trẻ trai, 739 trẻ gái). Trước vấn nạn này, mới đây UBND TP HCM đã kiến nghị thành lập lực lượng cảnh sát chuyên biệt để bảo vệ trẻ.

Dạy con "3 không"

Theo các chuyên gia tâm lý giáo dục giới tính, thầy cô và cha mẹ cần hướng dẫn cho con 3 kỹ năng để đối phó với nạn tấn công T*nh d*c. Đó là: 1. KHÔNG SỢ HÃI: Dạy cho con biết khi gặp kẻ xấu phải bình tĩnh tìm cách ứng phó, báo động xung quanh để nhận được sự giúp đỡ nhanh nhất. 2. KHÔNG IM LẶNG: Sự im lặng của con có thể làm cho kẻ xấu thực hiện hành vi này với những bạn khác nữa, phải nói ra để trừng trị, chia sẻ, trấn an... 3. KHÔNG THỎA HIỆP: Dạy con nhận biết những hành vi xấu - tốt, không để bị dụ dỗ (chẳng hạn như hình thức tặng quà, bánh, kẹo...) .

Bài và ảnh: NGUYỄN THẠNH

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/bao-dong-tre-em-nhiem-benh-tinh-duc-nguoi-lon-20200106205241253.htm)

Tin cùng nội dung

  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • Tập thể dục là an toàn đối với hầu hết người trên 65 tuổi. Ngay cả những bệnh nhân có bệnh mạn tính như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường và viêm khớp cũng có thể tập thể dục một cách an toàn
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY