rò hậu môn ở trẻ sơ sinh thường xảy ra ở những trẻ từ 7 – 10 ngày tuổi. bệnh xả ra khi vùng hậu môn trực tràng bị viêm nhiễm trong thời gian dài, tạo nên lỗ rò hậu môn. vậy rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? cách điều trị như thế nào? những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.
Không chỉ có người trưởng thành, trẻ sơ sinh cũng có thể bị rò hậu môn. bệnh thường gặp ở những bé mới sinh từ 7 – 10 ngày. ở người trưởng thành, rò hậu môn chỉ gây phiền toái và đau đớn cho bệnh nhân. nó ít khi gây nên những biến chứng nguy hiểm và cũng ít khi đe dọa đến tính mạng. do đó nhiều bậc phụ huynh mang thái độ chủ quan và cho rằng trẻ sơ sinh bị bệnh này cũng sẽ không gây ra các vấn đề nghiêm trọng. vậy bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Thật không may, câu trả lời là có. Theo các chuyên gia, nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng. Chúng sẽ làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe của bé. Chưa kể đến việc nếu những biến chứng này nặng lên sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng về sau. Dưới đây là những biến chứng mà bé có thể gặp phải khi bị rò hậu môn:
Bệnh rò hậu môn không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho bé mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây biến chứng. nó làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của bé ở hiện tại và cả sau này. do đó, cần đưa bé đi khám và điều trị khi thấy bé có các biểu hiện sau đây:
Trong quá trình chẩn đoán, thông qua các chụp chiếu và xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định được mức độ rò hậu môn nặng hay nhẹ. thông thường, phẫu thuật điều trị rò hậu môn sẽ được chỉ định cho những người trưởng thành. tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh, phương pháp này ít khi được dùng. thay vào đó, sau khi được chẩn đoán, bác sĩ sẽ vệ sinh hậu môn thật sạch. ngâm hậu môn của trẻ vào trong chất povidine-iod pha loãng. mục đích của bước ngâm hậu môn này là nhằm sát trùng vết rò. tiếp đến, các bác sĩ sẽ thoa Thu*c cho bé.
Song song với việc điều trị bằng các biện pháp y tế, các bậc cha mẹ cũng cần chú ý chăm sóc, cho bé ăn uống đúng cách. Hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, cho bé uống nhiều nước để giúp nhuận tràng, chống táo bón. Để theo dõi được tình trạng bệnh, các phụ huynh cũng nên đưa con đi khám định kỳ thường xuyên. Điều này sẽ giúp nắm được quá trình hồi phục bệnh, đồng thời có các biện pháp xử lý nếu bệnh không may nặng hơn.
Trên đây là các thông tin và lời giải đáp về vấn đề bị rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không. nắm rõ những vấn đề trên đây sẽ giúp các bậc cha mẹ có những biện pháp điều trị và phòng ngừa hợp lý để bảo vệ sức khỏe cho con mình.
Chủ đề liên quan:
bệnh rò hậu môn có nguy hiểm không hậu môn nguy hiểm rò hậu môn sơ sinh trẻ sơ sinh