Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Bị bệnh trĩ lâu năm có chữa được không?

Bệnh trĩ lâu năm hoàn toàn có thể điều trị được bằng cách uống Thu*c, phẫu thuật,... Nhưng bạn cần kiên trì chữa trị, tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ

bệnh trĩ lâu năm hoàn toàn có thể điều trị được. người bệnh cần kiên trì trong chữa trị, tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ. một số phương pháp điều trị trĩ hiện nay là dùng Thu*c, điều trị ngoại khoa, chăm sóc tại nhà,…

Bệnh trĩ lâu năm có chữa được không?

Bệnh trĩ là tình trạng hậu môn xuất hiện những búi thịt sưng đau. Thậm chí, những búi thịt có thể hình thành ở bên trong trực tràng, sưng to và sa ra bên ngoài hậu môn.

Những búi thịt sưng to gây đau buốt ấy gọi là búi trĩ. Nguyên nhân hình thành những búi trĩ là do những sợi tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng bị co giãn quá mức khiến chúng bị chảy máu, ứ máu, dẫn đến sưng đau.

Các búi trĩ có thể xuất hiện ở bên ngoài hậu môn và bên trong trực tràng. Búi trĩ hình thành ở bên ngoài hậu môn được gọi là trĩ ngoại. Búi trĩ xuất hiện bên trong trực tràng gọi là trĩ nội.

Thông thường, ở mức độ nhẹ, trĩ nội chỉ gây đau rát khi đi đại tiện, trong phân có lẫn máu. Nếu búi trĩ ở bên trong trực tràng sa ra bên ngoài, bạn đã bị trĩ ở mức độ nặng.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ thường là do:

    Ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều thực phẩm cay, nóng, ăn ít chất xơ;

Bệnh trĩ cấp tính thường có thể chữa khỏi trong thời gian ngắn bằng cách dùng Thu*c, thay đổi thói quen sinh hoạt. tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mắc bệnh trĩ mãn tính, phải chung sống với bệnh trĩ trong nhiều năm. nguyên nhân của điều này là do bị mắc các bệnh liên quan đến đường ruột, trực tràng, cơ địa dễ sinh bệnh, thói quen ăn uống,…

Bệnh trĩ lâu năm hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ đồng thời kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh.

Bệnh trĩ gây ra những đảo lộn trong sinh hoạt đời sống thường ngày, gây suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu chủ quan, không điều trị bệnh, bệnh nhân sẽ gặp phải những hậu quả khôn lường: khó điều trị, nhiễm trùng máu, ung thư trực tràng, nứt hậu môn,…

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ lâu năm

1. Điều trị nội khoa

Bệnh trĩ mãn tính ở cấp độ nhẹ có thể uống Thu*c giảm đau để cải thiện triệu chứng đau. Bên cạnh việc uống Thu*c, người bệnh có thể bôi Thu*c giảm đau, giảm ngứa tại chỗ để làm giảm triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Đối với trường hợp trĩ nội sa ra ngoài, người bệnh còn có thể dùng thủ thuật buộc dây cao su vào búi trĩ để thu nhỏ búi trĩ.

2. Điều trị bằng Thu*c Nam

Trong dân gian có rất nhiều bài Thu*c Nam hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. Người bệnh cần tuân thủ theo các công thức của lương y hoặc bác sĩ y học cổ truyền trong việc chế biến các bài Thu*c.

Người bệnh có thể dùng những bài Thu*c Nam bằng đường uống, đường ngâm rửa để búi trĩ giảm sưng đau.

Lưu ý, người bệnh không nên tự ý dùng Thu*c Nam để điều trị bệnh. Không nên nghe theo những bài Thu*c truyền miệng vì có thể sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Các bài Thu*c nam thường có kết quả chậm, thích hợp để điều trị bệnh trĩ lâu năm. tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý bỏ Thu*c tây để chuyển sang dùng Thu*c nam khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Hiện nay, xu hướng kết hợp dùng Thu*c tây và Thu*c nam để điều trị bệnh trĩ giúp cho bệnh mau chóng thuyên giảm, sức khỏe bệnh nhân phục hồi tốt hơn.

3. Điều trị tại nhà

Đối với trường hợp trĩ ở mức độ nhẹ, người bệnh cũng có thể tự điều trị tại nhà. một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng bệnh và đẩy lùi trĩ lâu năm tại nhà là:

    Ăn đầy đủ các thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu như chất xơ, vitamin, khoáng chất,… Các dưỡng chất ấy có nhiều trong rau xanh, các loại củ tươi, các loại đậu,…

4. Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa là phương pháp sau cùng, nếu bệnh trĩ ở mức độ nặng và không thể chữa dứt điểm bằng 3 phương pháp kể trên,

Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định và lựa chọn phương pháp phẫu thuật sao cho phù hợp với bệnh trạng và tình hình sức khỏe. Một số phương pháp phẫu thuật trĩ phổ thông hiện nay là cắt trĩ, đốt trĩ bằng tia laser, đốt trĩ bằng tia hồng ngoại,…

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học và y học, việc phẫu thuật trĩ sẽ mang đến kết quả khả quan, nhanh chóng hồi phục,…

Bệnh nhân bị trĩ lâu năm khi điều trị bằng xâm lấn ngoại khoa cần phải có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa và thực hiện ca phẫu thuật tại những cơ sở y tế chuyên nghiệp, uy tín.

Hậu phẫu thuật, người bệnh cần tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ trong việc tự chăm sóc tại nhà để vết mổ mau chóng hồi phục.

Phòng ngừa bệnh trĩ và phòng ngừa tái phát bệnh như thế nào?

Bệnh trĩ, đặc biệt là trĩ mãn tính, gây ra những đảo lộn trong đời sống sinh hoạt thường ngày. Do đó, chúng ta cần phải ý thức trong việc phòng tránh bệnh và phòng tránh tái phát.

Một số biện pháp phòng tránh bệnh trĩ là:

    Uống đầy đủ nước mỗi ngày;

Tóm lại, bệnh trĩ là căn bệnh không quá nguy hiểm, có thể điều trị dứt điểm nếu bệnh nhân phát hiện sớm, kiên trĩ điều trị. đối với trường hợp trĩ lâu năm, bệnh nhân cần tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ và kiên trì đi theo một liệu trình điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đề ra.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/bi-benh-tri-lau-nam-co-chua-duoc-khong)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ là bệnh rất phổ biến, đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn đến nhập viện. Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
  • Y học cổ truyền coi trọng các biện pháp dự phòng và chữa trị bệnh trĩ bằng tập luyện.
  • Ngoài giá trị làm thức ăn và làm Thu*c hoa thiên lí thần dược trị bệnh trĩ, chỉ 4 - 5 lần đã thấy hiệu quả.
  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Cũng là bệnh, nhưng những bệnh lý tim mạch, tiểu đường… thường được khổ chủ chia sẻ khi gặp bạn bè, nhưng bệnh trĩ và táo bón thường bị giấu nhẹm.
  • Khi thấy hậu môn chảy máu, đau rát, ngứa, vân vân, nhiều người cho rằng bị bệnh trĩ, tự tìm các loại lá đắp lên vết thương, hoặc mua Thu*c bôi rụng trĩ, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
  • Nếu có triệu chứng bị bệnh dạ dày, hoặc đang bị dạ dày, bạn cần tránh những thực phẩm dưới đây để hạn chế sự tiến triển xấu của bệnh.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
  • Vợ tôi có bầu 6 tháng, BS sản khoa chẩn đoán bị sạn thận. Cô ấy đau dữ dội nhưng vì có em bé nên rất khó điều trị. Nhờ Mangyte giúp giới thiệu BV chuyên khoa và phòng khám chuyên khoa tại TPHCM. Chân thành cảm ơn. (Minh Hiếu - Q.Phú Nhuận, TPHCM)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY