Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp chuẩn xác nhất

Nội soi, xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm máu… là các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp thường được sử dụng. Tuy nhiên, ở mỗi phương pháp khác nhau đều có

nội soi, xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm máu… là các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn hp thường được sử dụng. tuy nhiên, ở mỗi phương pháp khác nhau đều có những ưu điểm và hạn chế riêng. do đó, nắm rõ thông tin về vấn đề này sẽ giúp cho bệnh nhân có thể lựa chọn được cách xét nghiệm phù hợp và tốt nhất cho bản thân.

Các phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp được dùng phổ biến

Vi khuẩn hp có tên đầy đủ là helicobacter pylori. nó là một loại xoắn khuẩn có khả năng sinh sống và phát triển ngay cả ở môi trường dày đặc acid như trong lớp niêm mạc dạ dày.

Trên khắp thế giới, lượng người nhiễm vi khuẩn hp đang ngày một gia tăng. nếu không hoạt động, loại vi khuẩn này sẽ không gây ra bất cứ triệu chứng bất thường nào cho bệnh nhân. đồng thời, nó cũng sẽ không ra tác hại nào. ngược lại, trong trường hợp chúng hoạt động, vi khuẩn hp sẽ sinh trưởng và phát triển và làm hại lớp niêm mạc dạ dày. chính loại vi khuẩn này là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày – tá tràng, đau dạ dày thậm chí là ung thư dạ dày. do đó, phát hiện và điều trị sớm loại vi khuẩn này sẽ giúp cho bệnh nhân tránh được những vấn đề không mong muốn.

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp được áp dụng để phát hiện ra vi khuẩn hp. mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng. cụ thể như sau:

1. Xét nghiệm máu

Các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm huyết thanh. mục đích của việc xét nghiệm này là để đo kháng thể hp đặc hiệu và từ đó có thể xác định được bệnh nhân có bị nhiễm vi khuẩn hp hay không.

2. Test Hp qua hơi thở

Test hơi thở là một trong những phương pháp xét nghiệm vi khuẩn được áp dụng rất phổ biến. bởi so với xét nghiệm máu và xét nghiệm phân, phương pháp này mang lại kết quả cao hơn, khả năng chính xác lớn hơn.

Test hp qua hơi thở được tiến hành như sau: đầu tiên, các bác sĩ cho bệnh nhân uống dung dịch hoặc 1 viên Thu*c phân tử đồng vị cacbon c13 hoặc c14. khoảng 1 giờ sau khi uống Thu*c, điều dưỡng sẽ hướng dẫn bệnh nhân thở hơi thở vào thẻ hoặc cái túi bóng. ngoài ra, y bác sĩ cũng có thể sử dụng đến những dụng cụ xét nghiệm khác. sau đó sẽ kiểm tra phản ứng hóa học xảy ra.

Trường hợp xảy ra hiện tượng phân hủy ure và tạo thành khí cacbonic thì đồng nghĩa với việc trong dạ dày của người đó bị nhiễm vi khuẩn hp. ngược lại, nếu phản ứng hóa học trên không xảy ra thì có nghĩa dạ dày của bệnh nhân không bị nhiễm loại vi khuẩn này.

3. Xét nghiệm phân

Phương pháp này sẽ được tiến hành như sau: mẫu phân sau khi được lấy sẽ được để vào túi nilon chuyên dụng và đưa chúng vào phòng thí nghiệm. để không làm ảnh hưởng đến kết quả, tránh để nước tiểu lẫn với phân và cũng cần tránh để phân bị nhiễm khuẩn bởi môi trường xung quanh. tiếp theo, các bác sĩ sẽ thêm chất hóa học vào để tạo màu. nếu không thấy phân bị chuyển màu có nghĩa là dạ dày âm tính với vi khuẩn hp. ngược lại, trường hợp phân bị chuyển sang màu xanh dương đồng nghĩa với việc trong dạ dày có chứa vi khuẩn hp.

Thông thường, sau 3 – 4 ngày sẽ có kết quả trả về cho bệnh nhân.

4. Sinh thiết tìm vi khuẩn Hp – Phương pháp xét nghiệm vi khuẩn Hp được dùng phổ biến

Một trong những phương pháp xét nghiệm vi khuẩn hp mà chúng ta không thể bỏ qua đó chính là sinh thiết tìm vi khuẩn hp. phương pháp này còn được gọi là nội soi vì nó được tiến hành thông qua nội soi. cụ thể như sau:

Các bác sĩ sẽ tiến hành luồn ống nội soi có gắn camera vào trong dạ dày của bệnh nhân. thông qua các máy móc, thiết bị chuyên dụng mà các bác sĩ có thể quan sát được trực tiếp các tổn thương trong dạ dày bệnh nhân. tiếp đến, trong quá trình nội soi họ sẽ lấy một mẫu mô nhỏ trong lớp niêm mạc dạ dày – nơi bị viêm loét ra để làm xét nghiệm. mẫu bệnh sau khi được lấy sẽ đưa vào phòng thí nghiệm, qua các bước phân tích, các bác sĩ sẽ phát hiện được sự của mặt của vi khuẩn hp hay không. ngoài ra, phương pháp này còn có thể phát hiện được những dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm, các tế bào ung thư hay nấm trong dạ dày.

Tuy có khá nhiều phương pháp được áp dụng, nhưng test hơi thở và sinh thiết là 2 phương pháp xét nghiệm vi khuẩn hp được áp dụng phổ biến nhất. bởi chúng mang đến kết quả chính xác cao hơn, đồng thời cho kết quả nhanh hơn những phương pháp khác.

Thông tin thêm: Dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP thì nên ăn gì và kiêng gì?

Trên đây là những phương pháp xét nghiệm vi khuẩn hp mà chúng tôi tổng hợp được. vì vi khuẩn hp là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các vấn đề về đường tiêu hóa, thậm chí là ung thư dạ dày. chính vì thế, bệnh nhân nên đi khám và có những biện pháp điều trị hợp lý để giúp cơ thể khỏe mạnh, tránh được những vấn đề xấu hơn do loại vi khuẩn này gây ra. hơn thế nữa, vi khuẩn hp có thể lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua đường phân và nước bọt. vì thế, nếu đã bị nhiễm bệnh thì người bệnh và những người thân xung quanh cũng cần có các biện pháp để bảo vệ bản thân. tránh nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn hp.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/cac-phuong-phap-xet-nghiem-vi-khuan-hp)

Tin cùng nội dung

  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY