Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Các vấn đề hô hấp trẻ em: dấu hiệu triệu chứng, thực hành chẩn đoán điều trị

Viêm tiểu phế quản thường gây ho kích thích, làm trẻ thở nhanh, khó bú, nhất là khi có kèm theo sổ mũi. Thăm khám nghe thấy tiếng khò khè, nhất là khi thở ra.

Sổ mũi

Rất hiếm khi phải dùng đến Thu*c kháng sinh. Có thể dùng xi-rô paracetamol để giúp trẻ giảm bớt sự khó chịu. Nếu trẻ khó bú, có thể dùng Thu*c chống ngạt, chẳng hạn như dung dịch nhỏ mũi trẻ em xylometazolin, 2 giọt mỗi bên mũi, mỗi ngày 3 lần. Chỉ dùng tối đa không quá một tuần.

Ho

Ngoại trừ các trường hợp có triệu chứng rõ ràng như ho gà, viêm phổi... hầu hết các trường hợp ho ở trẻ em thường là viêm tiểu phế quản hay viêm tắc thanh quản.

Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản thường gây ho kích thích, làm trẻ thở nhanh, khó bú, nhất là khi có kèm theo sổ mũi. Thăm khám nghe thấy tiếng khò khè, nhất là khi thở ra.

Chăm sóc tốt cho trẻ là yêu cầu quan trọng. Điều trị kháng sinh thường không có hiệu quả. Chuyển đến chuyên khoa nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hay trẻ tỏ ra rất mệt, khó bú.

Viêm tắc thanh quản

Viêm tắc thanh quản thường kèm theo sốt, sổ mũi, đau họng, kèm theo có thở rít và ho khan. Chăm sóc tốt bằng cách giữ trẻ trong phòng ấm và ẩm, bằng cách xông hơi nước nóng trong phòng. Các triệu chứng thường giảm nhẹ trong vòng 10 – 20 phút sau đó. Điều trị kháng sinh thường không có hiệu quả. Chuyển đến chuyên khoa nếu trẻ bị co rút gian sườn hay tỏ ra rất mệt.

Hen phế quản ở trẻ dưới 5 tuổi

Hen phế quản có thể được phát hiện và điều trị sớm ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, điều này chưa được xác định là có ảnh hưởng hay không đến sự phát triển về sau của căn bệnh này.

Cần chẩn đoán phân biệt giữa cơn hen phế quản với các trường hợp nhiễm virus cấp tính gây ra cơn khó thở ở trẻ còn rất ít tuổi.

Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ em dưới 5 tuổi hầu như phải dựa hoàn toàn vào bệnh sử. Lưu ý đến các triệu chứng như:

Ho liên tục về đêm (ở trẻ còn ít tuổi).

Cơn thở khò khè, thường xuất hiện sau khi trẻ gắng sức, hoặc do nhiễm trùng đường hô hấp trên, hoặc bị kích thích bởi các tác nhân gây dị ứng.

Tiến hành chụp X quang ngực nếu có nghi ngờ, chẳng hạn như khi trẻ nhiễm trùng ngực tái diễn nhiều lần hoặc đáp ứng kém với điều trị.

Tránh các tác nhân gây dị ứng. Những người nghiện Thu*c lá trong gia đình nên bỏ Thu*c.

Để làm giãn phế quản, có thể cho trẻ dưới 2 tuổi dùng loại ống hít có định lượng với khoảng cách thích hợp giữa 2 lần hít. Xi-rô làm giãn phế quản, (chẳng hạn như salbutamol 2mg, mỗi ngày 3 lần và vào lúc có cơn hen) thường có nhiều tác dụng phụ hơn và kém hiệu quả, nhưng vẫn được ưa chuộng dùng hơn trong các ca bệnh nhẹ hoặc với mục đích điều trị thăm dò để chẩn đoán. Trẻ từ 3 – 5 tuổi có thể cho dùng ống hít với khoảng cách thích hợp giữa 2 lần hít.

Máy khí dung phun mù ít khi cần đến vì loại ống hít định lượng ngắt quãng rẻ tiền hơn mà vẫn có hiệu quả tương đương.

Hướng dẫn các bậc cha mẹ biết cách tự xử trí các cơn hen của trẻ trong chừng mực mà họ có thể thực hiện được.

Thường xuyên kiểm tra sự thích hợp của việc dùng Thu*c, kỹ thuật sử dụng ống hít và những vấn đề gây lo lắng cho cha mẹ đứa trẻ, nhất là trước khi có sự thay đổi liều điều trị tăng hay giảm.

Việc sử dụng Thu*c tùy thuộc vào mức độ các triệu chứng, với gợi ý các mức độ từ nhẹ đến nặng như sau:

Mức nhẹ: Chỉ sử dụng một loại Thu*c giãn phế quản, chẳng hạn như salbutamol 200μg, vào những lúc cần thiết, mỗi ngày không quá một lần.

Mức trung bình: Ngoài Thu*c giãn phế quản như trên, cho dùng thêm cromoglycat bằng cách sử dụng ống hít định lượng ngắt quãng, với liều 10mg mỗi ngày 3 lần, hoặc một loại Thu*c hít có steroid, chẳng hạn như beclomethason tối đa 400μg mỗi ngày, hoặc fluticason tối đa 200μg mỗi ngày.

Mức nặng: Chuyển bác sĩ chuyên khoa để xem xét tăng liều sử dụng Thu*c hít có steroid, hoặc sử dụng thêm một loại Thu*c chủ vận beta (chất kích thích thụ thể beta có tính chọn lọc cao) có tác dụng kéo dài, chẳng hạn như salmeterol hay Thu*c xanthin giải phóng từ từ. Cũng có thể phải dùng thêm một loại steroid dạng viên uống.

Trong những trường hợp cần phải nhanh chóng kiểm soát triệu chứng, sử dụng ngay một liệu trình 5 ngày với prednisolon dạng hòa tan với liều 1 – 2mg cho mỗi kilogam trọng lượng cơ thể ở trẻ dưới 1 tuổi, và 20mg mỗi ngày cho trẻ từ 1 – 5 tuổi.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/thchandoandieutri/thuc-hanh-cham-soc-cac-van-de-ho-hap-tre-em/)

Tin cùng nội dung

  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY