Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Cách chữa bệnh trĩ đơn giản với cây lá lốt sau hè

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt được lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Cách chữa này có thể cải thiện triệu chứng sưng viêm và đau nhức ở khu vực hậu môn.

với tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hành huyết, lá lốt có khả năng phá nhiệt và làm tan huyết ứ gây sưng viêm ở búi trĩ. do đó cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt có thể cải thiện triệu chứng sưng viêm, đau nhức và chảy máu ở khu vực hậu môn.

Tác dụng của lá lốt đối với bệnh trĩ

Lá lốt là thảo dược có vị đắng, cay, tính ấm, tác dụng giải độc, kháng khuẩn và chống viêm. với đặc tính này, lá lốt thường được áp dụng trong những bài Thu*c chữa các bệnh sinh ra do phong/ thấp nhiệt hoặc huyết ứ – trong đó có bệnh lòi dom (bệnh trĩ).

Bệnh trĩ là tình trạng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng bị phình, giãn do áp lực từ hoạt động tiêu hóa, chế độ dinh dưỡng và một số thói quen sinh hoạt. Tình trạng phình tĩnh mạch gây ứ huyết và sinh ra đau nhức.

Theo dân gian, bệnh lý này phát sinh do đại trường suy yếu khiến thấp nhiệt xâm nhập gây ra huyết ứ. Huyết ứ không thông trong thời gian dài sinh ra búi trĩ và sa xuống hậu môn.

Vì vậy, dân gian đã lựa chọn những thảo dược có tác dụng dược lý tương thích với căn nguyên bệnh để làm giảm cơn đau và ngăn chặn tiến triển của búi trĩ.

Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc và hành huyết, lá lốt có khả năng phá nhiệt và làm tan huyết ứ gây sưng viêm ở hậu môn.

Ngoài ra, trong lá lốt còn chứa các flavonoid thực vật có tác dụng tiêu trừ gốc tự do và bảo vệ sức bền của thành mạch. với tác dụng này, lá lốt giúp hạn chế tiến triển phình tĩnh mạch ở hậu môn. tinh dầu trong lá lốt còn có khả năng kháng khuẩn, hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Khi sử dụng lá lốt chữa bệnh trĩ, các triệu chứng sưng đau ở hậu môn sẽ có xu hướng thuyên giảm. bên cạnh đó, búi trĩ sẽ bị ức chế, ít gia tăng kích thước, đồng thời hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên các bài Thu*c từ lá lốt đều được lưu truyền trong dân gian nên chưa được chứng minh về các cải thiện lâm sàng. vì vậy khi thực hiện, cần tham khảo ý kiến bác sĩ, đồng thời phải phối hợp với việc sử dụng Thu*c và chăm sóc đúng cách.

Tận dụng lá lốt chữa bệnh trĩ

Để gia tăng tác dụng giảm đau, lá lốt được kết hợp với nhiều thảo dược khác như lá ngải cứu, cúc tần và lá sung. các dược liệu thiên nhiên này đều có khả năng cải thiện hiện tượng viêm và ngăn ngừa chảy máu, rất thích hợp với bệnh nhân bị trĩ.

Ngoài ra, bài Thu*c này còn được bổ sung nghệ vàng. Hoạt chất curcumin trong thảo dược này có khả năng tăng độ bền của thành mạch và chống viêm mạnh mẽ.

Chuẩn bị:

    1 củ nghệ

Thực hiện:

    Đem các lá sung, cúc tần, lá lốt và ngải cứu rửa sạch

Thực hiện cách chữa này đều đặn 1 lần/ ngày trong thời gian dài để hỗ trợ quá trình điều trị.

Những lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng lá lốt

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt có nguyên liệu từ thiên nhiên, dễ thực hiện và ít gây ra tác dụng phụ. tuy nhiên để tránh những rủi ro không mong muốn và đạt được kết quả tốt khi điều trị, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

    Khi xông hậu môn cần giữ khoảng cách vừa phải. Nhiệt độ nóng có thể gây kích ứng và bỏng khu vực này.

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt chỉ phù hợp với những tình trạng bệnh nhẹ đến trung bình và có đáp ứng với điều trị nội khoa. tình trạng bệnh nghiêm trọng, búi trĩ sưng đỏ và đau đớn dữ dội phải can thiệp ngoại khoa không nên áp dụng các cách chữa từ thảo dược thiên nhiên.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-benh-tri-don-gian-voi-cay-la-lot)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Khi thấy hậu môn chảy máu, đau rát, ngứa, vân vân, nhiều người cho rằng bị bệnh trĩ, tự tìm các loại lá đắp lên vết thương, hoặc mua Thu*c bôi rụng trĩ, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
  • Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY