Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Chữa bệnh trĩ bằng cách tập yoga: Chuyện thật hay đùa ?

Áp dụng các động tác yoga chữa bệnh trĩ sẽ thúc đẩy nhu động ruột, hạn chế táo bón, hỗ trợ cải thiện cơn đau và các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra.

bên cạnh các phương pháp điều trị, bệnh trĩ còn chịu ảnh hưởng bởi chế độ dinh dưỡng và hoạt động thể chất. áp dụng các động tác yoga thích hợp sẽ thúc đẩy nhu động ruột, hạn chế táo bón và cải thiện cơn đau do bệnh trĩ gây ra.

Yoga có thật sự chữa được bệnh trĩ?

Yoga là bộ môn luyện tập có nguồn gốc lâu đời, xuất phát từ Ấn Độ. Bộ môn này không chỉ buộc cơ thể phải hoạt động thể chất thông thường mà còn phải điều phối hơi thở và suy nghĩ.

Chính vì tác động đa chiều đến cơ thể nên yoga không chỉ đem lại độ dẻo dai và khỏe mạnh cho xương khớp mà còn tác động tích cực đến hệ thần kinh, tuần hoàn máu và các cơ quan khác.

Hiện nay, bộ môn này đã được nhiều người lựa chọn để nâng cao sức khỏe, duy trì vóc dáng và cải thiện triệu chứng của một số bệnh lý.

Tình trạng phình lồi tĩnh mạch ở bệnh nhân bị trĩ khiến hậu môn sưng viêm và đau nhức nghiêm trọng. Bên cạnh việc sử dụng Thu*c, các bác sĩ luôn khuyến khích người bệnh thiết lập chế độ dinh dưỡng và thể chất phù hợp để tác động tích cực đến chuyển biến của bệnh.

Thực hiện các động tác yoga phù hợp có thể kích thích nhu động ruột và hạn chế tình trạng táo bón ở người mắc bệnh trĩ. Như đã biết, hiện tượng phình tĩnh mạch trực tràng có thể là hệ quả do táo bón mãn tính gây ra. Vì vậy khi cải thiện tình trạng này, áp lực lên tĩnh mạch trực tràng cũng giảm đi đáng kể.

Bên cạnh đó, tác động từ yoga còn thúc đẩy tuần hoàn, hạn chế tình trạng tích tụ máu ở tĩnh mạch trực tràng, từ đó làm giảm hiện tượng sưng viêm và đau nhức dữ dội.

Tuy nhiên bệnh lý này chịu chi phối bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. vì vậy bạn cần kết hợp các động tác yoga chữa bệnh trĩ với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý, đồng thời cần áp dụng các biện pháp điều trị được bác sĩ chỉ định.

5 Động tác yoga chữa bệnh trĩ thực hiện ngay tại nhà

1. Viparita karani

Tư thế Viparita karani tác động trực tiếp lên vùng bụng dưới và hậu môn, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu đến cơ quan này. Thực hiện tư thế này thường xuyên sẽ làm giảm cơn đau do bệnh trĩ, đồng thời giảm căng thẳng khi đại tiện.

Thực hiện:

    Ngồi thẳng chân, tay phải song song và cách bức tường từ 10 – 15cm

Tư thế Viparita karani tác động trực tiếp đến vùng bụng dưới nên chống chỉ định với phụ nữ đang hành kinh.

Bên cạnh tác dụng giảm đau do bệnh trĩ, tư thế này còn cải thiện tình trạng chuột rút ở bắp chân, giảm đau lưng và căng thẳng.

2. Malasana

Malasana là động tác giúp ngăn ngừa táo bón – một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ. Ngoài ra, động tác này còn thúc đẩy co bóp của cơ quan tiêu hóa và cải thiện chứng đầy hơi, khó tiêu.

Thực hiện:

    Ngồi xổm, cố gắng để hai chân càng sát nhau càng tốt

Động tác Malasana không thích hợp với những người bị chấn thương lưng dưới hoặc đau đầu gối nghiêm trọng.

3. Balasana

Tư thế Balasana giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu về phía hậu môn và cải thiện tình trạng táo bón. Ngoài ra, tư thế này còn giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng và tăng độ linh hoạt cho xương chậu.

Thực hiện:

    Quỳ trên sàn nhà, mông đặt trên gót chân, hai ngón chân cái chạm vào nhau

4. Pawanmuktasana

Pawanmuktasana là tư thế giúp giải phóng khí thừa bên trong ruột và dạ dày, giúp giảm đầy hơi và khó tiêu. Tác động từ tư thế này còn giúp căng cơ hậu môn và giảm áp lực khi đại tiện.

Tư thế này được khuyến khích thực hiện vào buổi sáng để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa của cơ thể trong một ngày dài.

Thực hiện:

    Nằm ngửa trên thảm, hai chân đặt sát nhau, tay để dọc theo chiều cơ thể

Pawanmuktasana không thích hợp với người vừa mới phẫu thuật bụng, phụ nữ mang thai, người cao huyết áp hoặc chấn thương cổ.

5. Ardha Matsyendrasana

Ardha Matsyendrasana là động tác giúp thúc đẩy co bóp các cơ quan ở bụng dưới, cải thiện khả năng bài tiết của thận và hoạt động của hệ tiêu hóa.

Thực hiện:

    Ngồi thẳng lưng, chân trái co lại và sát mặt sàn, gót chân trái đặt ở dưới

Nếu có các vấn đề sức khỏe đặc biệt (mang thai, tiểu đường, cao huyết áp, vừa phẫu thuật,…), bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện các động tác yoga chữa bệnh trĩ.

Ngoài ra để đạt được kết quả tốt trong quá trình điều trị, cần luyện tập đều đặn kết hợp với việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, thiết lập chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-benh-tri-bang-cach-tap-yoga)

Tin cùng nội dung

  • Ngoài giá trị làm thức ăn và làm Thu*c hoa thiên lí thần dược trị bệnh trĩ, chỉ 4 - 5 lần đã thấy hiệu quả.
  • Một số nghề do phải ngồi lâu, đứng lâu như thợ may, thợ đứng máy, làm nghề đánh máy vi tính... cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Cũng là bệnh, nhưng những bệnh lý tim mạch, tiểu đường… thường được khổ chủ chia sẻ khi gặp bạn bè, nhưng bệnh trĩ và táo bón thường bị giấu nhẹm.
  • Khi thấy hậu môn chảy máu, đau rát, ngứa, vân vân, nhiều người cho rằng bị bệnh trĩ, tự tìm các loại lá đắp lên vết thương, hoặc mua Thu*c bôi rụng trĩ, gây ra nhiều biến chứng trầm trọng.
  • Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 30% - 50% dân số mắc bệnh trĩ, chủ yếu là người làm nghề lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…
  • Hậu môn có cục thịt dư to bằng hạt đậu, không đau rát, không ngứa, cũng không chảy máu. Xin hỏi có phải trĩ và có cần điều trị?
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY