Tình yêu và giới tính hôm nay

Chuyên gia giải đáp thắc mắc: Ho, đau họng có cần xét nghiệm Covid-19 không?

Một số bạn thắc mắc về ho, đau họng có phải là triệu chứng nhiễm virus Covid-19 hay không, có cần phải xét nghiệm và cách ly không, dưới đây là phần giải đáp của PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế.

Trước tình hình diễn biến phức tạp tại Việt Nam hiện nay, cảm giác hoang mang, lo lắng là cảm xúc của nhiều người dân. Điều này càng được thể hiện rõ ràng hơn khi có một người nào đó hoặc chính bản thân bạn có biểu hiện bất thường chẳng hạn như ho, hắt hơi là mọi người nghĩ ngay đến khả năng mình bị lây nhiễm Covid-19.

Vậy nếu có triệu chứng ho, đau họng có cần Covid-19 hay không? Các thắc mắc này mới đây đã được PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế giải đáp trên trang Lá chắn Virus Corona.

Bạn Anh Nguyễn: Kính chào bác sĩ, cho cháu hỏi triệu chứng khi nhiễm virus Covid -19 là ho liên tục và xảy ra nhiều lần trong ngày, điều này đúng hay sai ạ?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời: Theo báo cáo của nhiều trường hợp là đã ho thì ho khan liên tục. Tuy nhiên cũng vẫn có người nhiễm vi rút mà không ho, không sốt.

Bạn Lê Tấn Cảnh: Thưa bác sĩ, tôi ho đã hơn 10 ngày nay mà không có biểu hiện sốt. Tôi cũng không tiếp xúc với ai bị nhiễm bệnh. Vậy tôi có cần phải thực hiện cách ly và xin hay không? Cảm ơn bác sĩ.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời: Bạn cần khám bác sĩ để chữa ho.

Bạn Nguyễn Trần Minh Thư: Thưa bác, họng của cháu đỏ. Lúc đầu họng cháu chưa có đờm, bây giờ lại có. Cháu thấy khó ngủ vào buổi tối. Cháu đi xét nghiệm nhưng họ chưa cho cháu kết quả. Cháu phải làm gì bây giờ ạ, có cần phải tự cách ly không bác sĩ?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời: Nếu có nghi ngờ tiếp xúc với người bị bệnh thì phải tự cách ly. Cháu có sốt không? Có khó thở không? Có thể cháu bị viêm họng thường.

Bạn Lê Văn Tiến Nghĩa: Thưa bác, làm sao để phân biệt viêm xoang với corona ạ?

PGS.TS Nguyễn Huy Nga trả lời: Viêm xoang thường có tiền sử từ trước, có đau trong xoang, nhức đầu nhiều hơn, có triệu chứng ở mũi. Ít ho hơn. Nhưng quan trọng là bạn có yếu tố dịch tễ hay không?

Nguồn: Lá chắn Virus Corona

Theo Báo dân sinh

Mạng Y Tế
Nguồn: Kenh14 (http://kenh14.vn/chuyen-gia-giai-dap-thac-mac-ho-dau-hong-co-can-xet-nghiem-covid-19-khong-20200319192559908.chn#mingid_comments_content)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY