Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Đau dạ dày có bị tiêu chảy không, sao đi ngoài lỏng?

Ngoài những triệu chứng thông thường như buồn nôn, nóng rát thượng vị, đầy hơi, nôn mửa, người bị đau dạ dày còn có thể bị tiêu chảy, đi ngoài lỏng

không chỉ hình thành cảm giác buồn nôn, nóng rát thượng vị, đầy hơi, nôn mửa và chướng bụng, người bị đau dạ dày còn có thể bị tiêu chảy, đi ngoài lỏng. triệu chứng này xuất hiện do sự suy giảm chức năng của dạ dày, các hoạt động không được đảm bảo. từ đó gây ra tình trạng rối loạn nhu động ruột và hiện tượng đi phân lỏng.

Đau dạ dày có bị tiêu chảy không, sao đi ngoài lỏng?

Theo các chuyên gia, người bị đau dạ dày có thể bị tiêu chảy, đi ngoài lỏng. đau dạ dày thể hiện cho tình trạng đau xảy ra tại vùng thượng vị do hội chứng zollinger ellison, viêm loét dạ dày hoặc do trào ngược dạ dày thực quản.

Thông thường cơn đau dạ dày sẽ xuất hiện đồng thời với cảm giác buồn nôn, triệu chứng nóng rát vùng thượng vị, đầy bụng, chán ăn, khó tiêu, nôn mửa. tuy nhiên thực tế cho thấy, những người bị đau dạ dày có thể kèm theo chứng tiêu chảy và đi ngoài phân lỏng.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày đi ngoài phân lỏng hay tiêu chảy là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương. lâu ngày dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hóa.

Lượng thức ăn sau khi đưa vào cơ thể không được tiêu hóa hoàn toàn. từ đó gây áp lực lên ruột già và ruột non. đồng thời phát sinh hiện tượng rối loạn nhu động ruột dẫn đến chứng tiêu chảy và đi ngoài có phân lỏng.

Chính vì những điều trên nên một số bệnh nhân bị đau dạ dày có thể đi ngoài phân lỏng, phân có mùi hôi khó chịu và có màu sắc khác thường.

Phân biệt tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa và đau dạ dày

Tiêu chảy hay đi ngoài phân lỏng là biểu hiện điển hình của chứng rối loạn đường tiêu hóa do nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng virus hoặc vi khuẩn. chính vì thế, trước khi áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cần hiểu và phân biệt được chứng đi ngoài phân lỏng do rối loạn tiêu hóa và chứng đi ngoài phân lỏng do đau dạ dày.

Đi ngoài phân lỏng do đau dạ dày

    Tần suất xuất hiện: Trung bình từ 1 – 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên đối với những trường hợp nặng, tần suất xuất hiện chứng tiêu chảy có thể dao động từ 3 – 5 lần mỗi ngày.
  • Vị trí: Đau vùng bụng trên rốn (vùng thượng vị).
  • Thời điểm: Thường đi ngoài sau khi ăn khoảng 60 phút.
  • Đặc điểm của phân: Phân lỏng kèm theo mùi hôi khó chịu nhưng không có chất nhầy.
  • Tiên lượng: Quá trình điều trị kéo dài và thường chỉ giúp các triệu chứng của bệnh thuyên giảm.

Đi ngoài phân lỏng do rối loạn tiêu hóa

    Tần suất xuất hiện: Thường đi ngoài hơn 5 lần mỗi ngày.
  • Vị trí: Đau vùng bụng dưới rốn.
  • Thời điểm: Người bệnh đi ngoài vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.
  • Đặc điểm của phân: Phân lỏng kèm theo nhiều nước, có chất nhầy hoặc có máu tươi kèm theo.
  • Tiên lượng: Thời gian điều trị ngắn, có thể được khắc phục hoàn toàn khi tiến hành loại bỏ hết nguyên nhân gây bệnh.

Đau dạ dày bị đi ngoài phân lỏng có nguy hiểm không?

Đau dạ dày bị tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng là một trong những tình trạng xảy ra khá phổ biến. không giống với tình trạng đi ngoài phân lỏng do rối loạn đường tiêu hóa, tiêu chảy do các bệnh lý, vấn đề ở dạ dày thường có xu hướng tái phát nhiều lần và kéo dài mãn tính.

Trong trường hợp người bệnh không chủ động kiểm tra, không thăm khám và điều trị, tình trạng đau dạ dày bị đi ngoài phân lỏng có thể kéo theo một số biến chứng sau:

    Tăng nguy cơ xuất huyết đường tiêu hóa

Việc đi ngoài quá nhiều lần trong ngày có thể khiến niêm mạc ruột kết bị kích thích. đồng thời làm tăng nguy cơ vỡ tĩnh mạch.

    Suy nhược cơ thể

Hoạt động tiêu hóa kém có thế khiến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của dạ dày suy giảm. điều này khiến người bệnh giảm cân bất thường và làm tăng nguy cơ suy nhược cơ thể.

Đau dạ dày và tình trạng suy nhược cơ thể là hai yếu tố thường xảy ra đồng thời do có mối quan hệ mật thiết với nhau. khi cơ thể mệt mỏi và suy nhược, những triệu chứng của bệnh đau dạ dày thường bùng phát một cách dữ dội. ngược lại, những cơn đau dạ dày khi xuất hiện trước có thể khiến người bệnh mệt mỏi và suy nhược nghiêm trọng.

    Ảnh hưởng đến cuộc sống

Hiện tượng đi ngoài, tiêu chảy kéo dài có thể khiến các hoạt động sinh hoạt thường ngày và khả năng làm việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng. những bệnh nhân bị đau dạ dày kèm theo chứng tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần có thể làm mất tập trung, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, hiệu suất làm việc giảm.

    Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường là kết quả của bệnh táo bón mãn tính không được kiểm soát. tuy nhiên ở những người mắc chứng đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy kéo dài, tình trạng này cũng có thể tác động và làm tăng đáng kể áp lực lên trực tràng. đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Biện pháp khắc phục tình trạng đau dạ dày bị tiêu chảy, đi ngoài lỏng

Sức khỏe tổng thể và các hoạt động của hệ tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chứng tiêu chảy, đi ngoài lỏng kéo dài. chính vì thế người bệnh cần sớm tiến hành thăm khám, áp dụng biện pháp chăm sóc và điều trị.

Tích cực chữa trị bệnh lý nguyên nhân

Đau dạ dày là biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và hội chứng zollinger-ellison. việc tích cực trong quá trình áp dụng các phương pháp điều trị bệnh lý nguyên nhân sẽ giúp nâng cao chức năng tiêu hóa của dạ dày. đồng thời cải thiện triệu chứng tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng…

Để áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp, người bệnh nên đến chuyên khoa, tiến hành thăm khám và thực hiện các phương pháp chẩn đoán theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ dựa trên thông tin, hình ảnh chẩn đoán để cân nhắc và đề ra phác đồ điều trị thích hợp.

Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống

Ngoài việc tích cực áp dụng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống. từ đó giúp kiểm soát tốt hơn triệu chứng đau dạ dày bị tiêu chảy và đi ngoài lỏng.

    Bạn cần giảm áp lực lên đường ruột và dạ dày bằng các thêm vào thực đơn ăn uống các loại rau tốt cho người bị đau dạ dày và thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa chua, các loại trái cây, trứng, ngũ cốc, cá… Bên cạnh bạn nên bổ sung nhiều nước cho cơ thể. Hoạt động này có thể giúp điều hòa nhu động ruột và trung hòa dịch bị dạ dày.

Kết hợp đồng thời giữa việc xây dựng một lối sống lành mạnh cùng với các phương pháp điều trị chuyên sâu có thể kiểm soát tình trạng đau dạ dày, tiêu chảy, đi ngoài lỏng. đồng thời cải thiện một số biểu hiện đi kèm như ợ hơi, buồn nôn, nóng rát dạ dày, ợ chua, đau thượng vị…

Đau dạ dày bị tiêu chảy, đi ngoài lỏng – Cần gặp bác sĩ khi nào?

Ở một số trường hợp, tình trạng đau dạ dày bị tiêu chảy, đi ngoài lỏng có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày. chính vì thế khi nhận thấy cơ thể mắc phải một trong những biểu hiện dưới đây, bạn nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa:

    Người đột ngột yếu và mệt mỏi

Xuất huyết tiêu hóa và ung thư dạ dày là những bệnh lý có mức độ nghiêm trọng cao. chính vì thế người bệnh cần chủ động khám bệnh cùng với bác sĩ chuyên khoa. đồng thời can thiệp điều trị kịp thời.

Ngoài những triệu chứng thông thường như buồn nôn, khó tiêu, ợ hơi… đau dạ dày còn đi kèm với tình trạng tiêu chảy và đi ngoài phân lỏng. tuy nhiên tình trạng này chỉ có thể được khắc phục sau khi thay đổi một số thói quen ăn uống, sinh hoạt và điều trị bệnh lý nguyên nhân.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dau-da-day-tieu-chay)

Tin cùng nội dung

  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY