Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Lý do trẻ em thường nhiễm khuẩn hô hấp

Những trẻ có sức đề kháng kém, khi thay đổi thời tiết, một cơn gió thốc vào mũi, họng... cũng khiến bé dễ nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp - bệnh thường gặp ở trẻ

Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính (viêm đường hô hấp) là bệnh do vi khuẩn, virus gây ra, khiến đường hô hấp bị tổn thương ở các vị trí khác nhau gồm: thanh quản, khí quản, phế quản, tai, mũi, họng, phổi. Nhiễm khuẩn hô hấp gồm nhiễm khuẩn hô hấp trên và nhiễm khuẩn hô hấp dưới. Nhiễm khuẩn hô hấp trên gồm các bệnh lý như viêm xoang, viêm amidan, viêm họng, viêm tai giữa, viêm VA... Nhiễm khuẩn hô hấp dưới bao gồm các bệnh lý liên quan tới viêm thanh quản, khí quản, phế quản và phổi.

Trẻ em dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp nhất. Thời tiết giao mùa, mắc vài hạt mưa, một đêm ngủ bị gió thổi vào mũi, uống một ly nước lạnh, ăn hết một cây kem... cũng có thể mắc bệnh. Nhiễm khuẩn đường hô hấp ở trẻ có thể để lại di chứng, ảnh hưởng tới sự phát triển sau này.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính là bệnh lý phổ biến nhất ở trẻ. Đây là nguyên nhân hàng đầu khiến bé dưới 5 tuổi phải nhập viện. Từ 6 tháng đến 3 tuổi, được coi là giai đoạn khoảng trống miễn dịch do hệ miễn dịch chưa được phát triển hoàn thiện, trẻ nhiễm khuẩn hô hấp với tần suất dày đặc, nhiều em mỗi tháng phải đi gặp bác sĩ một lần, chỉ vì viêm đường hô hấp.

Nhiễm khuẩn đường hô hấp là bệnh rất phổ biến ở trẻ em. Ảnh: healthxchange

Mối liên hệ giữ nhiễm khuẩn hô hấp và suy dinh dưỡng thấp còi

Theo Viện Dinh dưỡng, khi nhiễm khuẩn đường hô hấp, trẻ thường biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc, da xanh xao. Trẻ có thể bị ho, chảy mũi, thở khò khè, tiêu chảy. Một cơn ho có thể khiến trẻ trớ hết những gì vừa ăn hay bú được, khiến trẻ lại càng không muốn ăn uống gì. Một tháng, đứa trẻ 3 tuổi khỏe mạnh có thể tăng 300 gram, nhưng chỉ một tuần nhiễm khuẩn hô hấp, bé có thể sụt hơn một kg.

Vì thế, những em hay bị nhiễm khuẩn thường nhẹ cân, thấp hơn bình thường, thậm chí là suy dinh dưỡng nặng. Ngược lại trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cũng dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp hơn trẻ bình thường, do bé suy dinh dưỡng thấp còi thường có sức đề kháng kém hơn.

Suy dinh dưỡng, còi xương là một trong những yếu tố nguy cơ làm cho trẻ dễ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Ngoài ra, dưới một tuổi, đẻ thấp cân (dưới 2,5 kg), sống trong môi trường ô nhiễm, khí hậu lạnh, độ ẩm cao, mắc một số bệnh sởi, tim bẩm sinh cũng dễ khiến các em viêm đường hô hấp.

Giải pháp giúp trẻ phòng nhiễm khuẩn đường hô hấp

Để trẻ không nhiễm khuẩn đường hô hấp, đầu tiên cần chú ý bảo vệ sức khỏe, nhất là mũi họng. Trẻ cần được giữ ấm khi trời lạnh hoặc thời tiết thay đổi. Tránh để luồng gió thổi thẳng vào mũi, họng; không cho uống nước lạnh.

Không gian xung quanh trẻ cần sạch. Phòng ngủ phải thoáng mát. Tránh để các em tiếp xúc với bụi, khói Thu*c, môi trường ô nhiễm. Cha mẹ cần giữ vệ sinh cơ thể cho con và vệ sinh phòng. Người chăm trẻ cần rửa tay thường xuyên.

Bé cần được tránh xa nguồn lây bệnh. Cha mẹ không cho con đến chỗ đông người, nhất là nơi đang có nhiều người bị ho. Khi trong nhà có người nhiễm khuẩn hô hấp như cúm, lao phổi, cần cách ly người đó với trẻ.

Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch, đặc biệt là hoàn thành tiêm chủng trong năm đầu nhằm giúp các bé có miễn dịch với một số bệnh, cũng là cách để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp.

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp lứa tuổi này tránh suy dinh dưỡng, thấp còi, đồng thời tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp. Thực phẩm cần đủ 4 nhóm ngũ cốc, đạm động vật hoặc đậu đỗ, dầu mỡ, rau quả. Bé có thể uống sữa với thành phần dinh dưỡng giúp giảm biếng ăn, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu chảy.

Sữa là thực phẩm quen thuộc của trẻ nhỏ. GrowPLUS+ của NutiFood bổ sung MCT, DHA, lysine, kẽm, selene, FOS/inulin, vitamin nhóm A, B, C, E, taurine, choline... - các vi khoáng giữ vai trò quan trọng trong cơ chế chống nhiễm khuẩn đường hô hấp. Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng của Viện Dinh dưỡng - Bộ Y tế, GrowPLUS+ của NutiFood giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao tốt sau 3 tháng, giảm 45,9% tỷ lệ biếng ăn, tăng cường hệ miễn dịch, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp. Trong 4 năm (2016, 2017, 2018, 2019), sản phẩm được Nielsen chứng nhận "đứng số một Việt Nam ngành đặc trị dành cho trẻ em về sản lượng tiêu thụ".

Phụ huynh đừng quên cho bé ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên, đây cũng là những cách giúp bé tăng đề kháng để chống lại bệnh tật, trong đó có nhiễm khuẩn hô hấp. Giấc ngủ sâu, nhất là trong khoảng thời gian vàng từ 22h đêm tới 3h sáng cũng như vận động đều có tác dụng tốt giúp các em tăng trưởng chiều cao, ăn uống ngon miệng.

Diệp Chi

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/ly-do-tre-em-thuong-nhiem-khuan-ho-hap-4074575.html#box_comment)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY