Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Thêm một đơn vị chuyên phẫu thuật tim mạch cho trẻ em

Sáng 10-12, Bệnh viện E (Bộ Y tế) công bố quyết định thành lập Khoa Phẫu thuật Tim mạch trẻ em thuộc Trung tâm Tim mạch. Đây là đơn vị chuyên sâu, giúp những trẻ bệnh tim bẩm sinh được phát hiện sớm và phẫu thuật kịp thời cho các trường hợp phức tạp.

Nhân dịp này, Bệnh viện E bổ nhiệm TS,BS Đỗ Anh Tiến làm Trưởng khoa và cử nhân điều dưỡng Trương Thị Thủy làm Điều dưỡng trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch trẻ em.

GS,TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E khẳng định, việc thành lập Khoa Phẫu thuật Tim mạch trẻ em thể hiện trình độ các bác sĩ Việt Nam có bước phát triển vượt bậc, ngang tầm các nước tiên tiến. Vì hiện nay, chỉ những nước có nền y tế phát triển mới thành lập Khoa Phẫu thuật Tim mạch trẻ em.

Việc phát hiện sớm dị tật bệnh tim bẩm sinh và được điều trị đúng cách sẽ giúp trẻ giảm những biến chứng, có cơ hội phát triển tốt hơn, gia đình cũng giảm bớt những lo lắng về sức khỏe của con và gánh nặng chi phí điều trị bệnh.

Hiện, Trung tâm Tim mạch là một trong những cơ sở đi đầu cả nước trong lĩnh vực phẫu thuật tim mạch và lồng ngực (cả trẻ em và người lớn). Trung tâm quy tụ những bác sĩ giỏi có nhiều năm kinh nghiệm về điều trị bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em. Đây là một trong những lĩnh vực được Trung tâm Tim mạch tập trung nghiên cứu, phát triển, áp dụng những kỹ thuật mới.

Hằng năm, tại Trung tâm Tim mạch đã có hàng trăm trẻ bị bệnh tim bẩm sinh đã được phẫu thuật và điều trị thành công, bao gồm: bệnh lý thông liên nhĩ, thông liên thất, ống động mạch, teo van động mạch phổi… Đặc biệt, các bác sĩ ở đây phẫu thuật thành công tim bẩm sinh phức tạp cho bệnh nhi nhỏ tuổi nhất (8 giờ tuổi sau sinh bị đảo gốc động mạch) hay bệnh nhi nhẹ cân nhất (chỉ nặng 1,7kg, mắc hội chứng thiểu sản quai động mạch chủ). Tỷ lệ thành công của các ca phẫu thuật tim mạch khoảng 95%...

Theo thống kê của Bộ Y tế, hằng năm, nước ta có khoảng 10 đến 12 nghìn trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nhưng mới có 6.000 trẻ được phẫu thuật, số còn lại phải chờ và thậm chí Tu vong trước khi được phát hiện bệnh. Bệnh tim bẩm sinh chiếm đến 90% trong tổng số các bệnh tim mạch ở trẻ, trong đó có 50% trường hợp bệnh tim bẩm sinh không xác định được nguyên nhân. Các nguyên nhân còn lại dẫn đến những bất thường về cấu trúc tim và mạch máu lớn ngay khi trẻ được sinh ra thường do gen di truyền hoặc do môi trường (nhiễm virus, nhiễm khuẩn, hóa chất, tia xạ, tia X, di truyền và việc sử dụng các loại Thu*c)…

Theo Nhân Dân

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/suc-khoe/them-mot-don-vi-chuyen-phau-thuat-tim-mach-cho-tre-em-161497.html)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY