Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Tìm hiểu về bệnh viêm dạ dày trợt phù nề xung huyết mạn tính

Viêm dạ dày trợt phù nề xung huyết mạn tính là bệnh gì? Mức độ nguy hiểm ra sao? Hướng điều trị, phòng ngừa và một số vấn đề cần biết

hệ tiêu hóa là một trong những bộ máy đặc biệt quan trọng trong cơ thể, đảm nhiệm vai trò xử lý thức ăn, cung cấp chất dinh dưỡng cho mọi hoạt động. tuy nhiên, nhiều bệnh lý ở hệ tiêu hóa có thể ảnh hưởng đặc biệt xấu đến sức khỏe, trong đó có bệnh viêm dạ dày trợt phù nề xung huyết mạn tính.

Viêm dạ dày trợt phù nề xung huyết mạn tính là gì?

Viêm dạ dày trợt phù nề xung huyết mạn tính là một bệnh lý phức tạp, gồm nhiều yếu tố cấu thành. những bệnh nhân mắc bệnh này cùng lúc gặp phải nhiều thương tổn trong hệ tiêu hóa, bao gồm:

    Viêm dạ dày, là tình trạng niêm mạc bao bọc bên trong dạ dày có dấu hiệu viêm, thương tổn.

Nhìn chung, viêm dạ dày trợt phù nề xung huyết mạn tính không hẳn là một bệnh riêng biệt mà là một dạng thương tổn phức tạp gồm nhiều yếu tố khác nhau kết hợp và gây nên. đa số những trường hợp bệnh nhân gặp phải bệnh này thường đã tiến triển lâu mà không can thiệp, điều trị sớm, khiến bệnh tiến triển xấu và tái đi tái lại, khó chữa dứt điểm.

Nguyên nhân gây ra viêm dạ dày trợt phù nề xung huyết mạn tính

Đối với những bệnh lý phức tạp, nhiều yếu tố kết hợp như viêm dạ dày trợt phù nề xung huyết mạn tính, nguyên nhân gây ra bệnh thường không đơn lẻ mà liên quan đến một loạt các yếu tố trong sinh hoạt, thói quen sống, tình trạng cơ địa, sức khỏe của bản thân người bệnh.

Trong số những trường hợp nhập viện do bệnh lý này, các bác sĩ ghi nhận có một số nguyên nhân cơ bản mà rất nhiều bệnh nhân gặp phải như:

    Nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày, đặc biệt là nhiễm các chủng vi khuẩn hoạt động mạnh, tiết ra nhiều độc tố.

Triệu chứng viêm dạ dày trợt phù nề xung huyết mạn tính

Đặc trưng của căn bệnh này là kết hợp nhiều dạng tổn thương đường tiêu hóa. Do đó các triệu chứng của bệnh cũng đều là những triệu chứng rất đặc trưng của các bệnh tiêu hóa, bao gồm:

    Xuất hiện những cơn đau âm ỉ, dai dẳng, kéo dài. Đa số những cơn đau tức của bệnh nhân thường xuất hiện ở vùng thượng vị. Đặc điểm cơn đau cũng không ổn định, đa số bệnh nhân thường đau nhiều hơn khi trong trạng thái quá đói hoặc quá no.

Nhìn chung, viêm dạ dày trợt phù nề xung huyết mạn tính là một bệnh đường tiêu hóa có ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là trong những trường hợp bệnh tiến triển xấu có thể gây xuất huyết ồ ạt, bệnh nhân choáng, mất máu, mất ý thức, hôn mê, thậm chí có thể Tu vong.

Điều trị viêm dạ dày trợt phù nề xung huyết mạn tính

Việc điều trị viêm dạ dày trợt phù nề xung huyết mạn tính cần sự kết hợp của nhiều loại Thu*c khác nhau. tùy theo mức độ của bệnh, tình trạng thương tổn đường tiêu hóa của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định một số biện pháp như:

1. Điều trị bằng Thu*c chống Acid

Hướng điều trị này thường được bác sĩ áp dụng đầu tiên để giảm nguy cơ thương tổn nặng hơn. ở người có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, acid chlohydric (hcl) đảm nhiệm chức năng phân giải thức ăn, kết hợp cùng với các enzyme khác trong dạ dày để thực hiện công việc tiêu hóa.

Tuy nhiên khi có các tổn thương dạ dày, niêm mạc đã bị suy yếu, Acid Chlohydric có thể góp phần làm cho thương tổn nặng, tình trạng viêm loét tăng lên. Lúc này, sử dụng Thu*c chống Acid là một giải pháp để giúp bảo vệ vị trí vết thương không bị thương tổn nặng hơn.

Tác dụng chính của nhóm Thu*c chống Acid là trung hòa các ion H của dung dịch HCl, khiến cho độ pH tăng trên 3, từ đó thay đổi đặc tính của Acid để ngăn ngừa vết loét nặng hơn do Acid gây ra. Những nhóm Thu*c chống Acid phổ biến thường được chỉ định trong những trường hợp này gồm có:

Nhóm Thu*c chống Acid ion (-) (anion)

Tác dụng của nhóm Thu*c này là có tốc độ trung hòa acid nhanh, mạnh nhưng không có khả năng đệm. Điển hình trong nhóm này là một số loại Thu*c như:

    Cacbonate Canxi.

Hiện nay, trong điều trị các bệnh đường tiêu hóa, bác sĩ thường ít dùng nhóm Thu*c chống Acid ion (-) trong các trường hợp viêm cấp và những trường hợp rối loạn cơ năng dạ dày. Liều dùng của nhóm Thu*c này thường ngắn, bác sĩ thường chỉ định dùng từ 1 hoặc 2 ngày, không dùng kéo dài.

Nhóm Thu*c chống Acid ion (+) (cation)

Ưu điểm của nhóm Thu*c chống Acid ion (+) là có khả năng đệm tốt hơn so với nhóm Thu*c chống ion (-). Đa số những loại Thu*c trong nhóm này đều có nguồn gốc là các muối của Aluminium (Phosphate, Trisilicate, Hydroxyde), bao gồm:

    Maalox.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị với các loại Thu*c khác nhau trong nhóm. đối với nhóm Thu*c này cần lưu ý uống nhiều lần trong ngày nhằm mục đích duy trì và ổn định mức độ ph trong dạ dày luôn luôn nằm trong khoảng trên 3 – 3,5. ngoài ra cần dùng nhóm Thu*c này sau khi ăn, không được dùng trước ăn vì có thể gây ra ảnh hưởng ngược lại đối với sức khỏe của bệnh nhân.

Đồng thời nhóm Thu*c chống Acid ion (+) cũng có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của một số loại Thu*c điều trị khác nên không được sử dụng cùng lúc với nhau mà cần có thời gian giãn cách ít nhất hai giờ. Bệnh nhân đang điều trị bằng các loại Thu*c khác cũng cần thông báo cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí phù hợp, hạn chế tương tác Thu*c ngoài ý muốn.

2. Điều trị bằng Thu*c tạo màng bọc

Nhóm Thu*c tạo màng bọc cũng có khả năng chống acid nhưng yếu hơn nhiều so với nhóm Thu*c chống acid. ưu điểm của nhóm Thu*c này là có khả năng kết dính với dịch nhày của dạ dày để hình thành một lớp màng bọc niêm mạc dạ dày và phần đáy ổ loét.

Tác dụng của màng bọc này là ngăn ngừa những ảnh hưởng của acid trong dạ dày tác động đến vị trí đang bị thương tổn. nhóm Thu*c này cũng được sử dụng khá phổ biến trong điều trị viêm dạ dày trợt phù nề xung huyết mạn tính. những loại Thu*c tạo màng bọc dạ dày thường được sử dụng gồm có:

    Silicate Al (Silicate nhôm) bao gồm Kaolin, Smecta.

Liều dùng từ 120mg / lần, ngày dùng 4 lần. mỗi đợt điều trị dùng trong thời gian 30 ngày, sau đó phải dừng Thu*c một thời gian. những loại Thu*c tạo màng bọc kể trên ngoài tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn hp với mức độ nhẹ. ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định thêm các loại muối aluminium của sucrose octa sulfat để tăng cường khả năng gắn với protein của dịch nhày, giúp ngăn chặn tình trạng tái hấp thu h+.

3. Điều trị bằng Thu*c chống bài tiết, ức chế H2

Nhóm Thu*c chống bài tiết, ức chế h2 được sử dụng từ những năm 1980, cho đến nay đã trải qua khá nhiều thế hệ. tác dụng chính của nhóm Thu*c này là điều trị vết loét tại dạ dày đồng thời giúp hạn chế các triệu chứng trào ngược, tăng acid dạ dày. ngoài điều trị, đây cũng là nhóm Thu*c thường được sử dụng trong dự phòng tái phát vết loét. một số loại Thu*c thuộc nhóm này gồm có:

    Cimetidin (Cimet, Tagamet).

4. Điều trị bằng Thu*c ức chế bơm Proton

Thu*c ức chế bơm proton có tác dụng chính là chống loét tại chỗ, ngoài ra nhóm Thu*c này cũng giúp cải thiện một số vấn đề như trào ngược dạ dày thực quản, hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn hp dạ dày bằng cách kết hợp với các loại kháng sinh khác theo phác đồ được bác sĩ chỉ định. những loại Thu*c ức chế bơm proton phổ biến thường được chỉ định gồm có:

    Lanzoprazole (Lanzor, Ogast, Prevacide…).

Một số lưu ý khác

Song song với điều trị viêm dạ dày trợt phù nề xung huyết mạn tính, bệnh nhân cần chú ý thay đổi một số thói quen xấu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày, hệ tiêu hóa, bao gồm:

Dinh dưỡng

    Ăn uống hợp lý khoa học, chú ý điều chỉnh thời gian ăn uống điều độ, không bỏ bữa, ăn đủ bữa.

Lối sống

    Không hút Thu*c lá.

Thông tin trong bài viết mang tính chất tham khảo, không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị hoặc toa Thu*c từ bác sĩ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/tim-hieu-ve-benh-viem-da-day-trot-phu-ne-xung-huyet-man-tinh)

Tin cùng nội dung

  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư tụy là ung thư bắt nguồn từ tụy. Có nhiều loại ung thư tụy, tùy vào loại tế bào ung thư mà diễn tiến và triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Loại thường gặp nhất, chiếm trên 90%, là ung thư biểu mô ống tuyến tụy
  • Ung thư phổi là nguyên nhân gây Tu vong do ung thư hàng đầu tại Hoa Kỳ ở cả nam và nữ. Số người ch*t vì ung thư phổi hàng năm nhiều hơn tổng số người ch*t vì ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và buồng trứng.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Tinh hoàn là cơ quan chuyên sản xuất hormone Sinh d*c nam và tinh trùng, quan trọng cho việc sinh sản nằm trong bìu ngay dưới D**ng v*t. Mặc dù ung thư tinh hoàn là khá hiếm so với các loại ung thư khác, nó là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 15 đến 34
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY