Tình yêu và giới tính hôm nay

T*nh d*c trong thai kỳ: Những lợi ích không ngờ

Nhiều người cho rằng phụ nữ mang thai cần tránh quan hệ T*nh d*c vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, gây sẩy thai hoặc đẻ non.
Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào cho thấy những lo ngại này có thể xảy ra. Phụ nữ mang thai bình thường, không thuộc nhóm nguy cơ gây sinh non hoặc sẩy thai hoàn toàn có thể quan hệ T*nh d*c đều đặn. Nếu hiểu biết và thực hành T*nh d*c đúng cách sẽ an toàn cho cả mẹ và con. Hơn nữa, quan hệ T*nh d*c còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người mẹ và quá trình thai nghén.

những lợi ích của T*nh d*c khi bầu bí

Quan hệ T*nh d*c giúp kiểm soát cân nặng và tránh nguy cơ tăng cân quá nhiều cho phụ nữ mang thai do có thể đốt cháy calo.

Giảm huyết áp: Tăng huyết áp trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến nguy cơ tiền sản giật. Quan hệ T*nh d*c đều đặn là cách tốt nhất để điều chỉnh huyết áp, giúp phụ nữ mang thai giảm được nguy cơ bị tiền sản giật.

Giảm đau và gắn kết tình cảm vợ chồng: Quan hệ T*nh d*c làm cơ thể sản xuất oxytocin - một loại hormon giúp phụ nữ mang thai giảm đau tự nhiên trong thời kỳ mang thai mà không phải dùng Thu*c. Oxytocin còn có tác dụng giúp các cặp đôi thêm gắn kết tình cảm hơn.

Giúp cải thiện giấc ngủ: T*nh d*c khi mang thai giúp cơ thể sản sinh ra hormon oxytocin và endorphin. Đây là loại hormon có khả năng cải thiện tâm trạng, thúc đẩy tuần hoàn máu, cân bằng sự trao đổi chất nên sẽ giúp phụ nữ mang thai có cảm giác thư giãn, vui vẻ, hạnh phúc, do đó mang lại giấc ngủ ngon hơn.

Tăng khả năng miễn dịch: Globulin và IgA là kháng thể giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Nồng độ các kháng thể này tăng lên đáng kể ở những người có hoạt động T*nh d*c thường xuyên. Vì vậy, quan hệ T*nh d*c đều sẽ giúp phụ nữ mang thai tăng cường khả năng miễn dịch và phòng tránh các bệnh nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến thai nhi như cảm lạnh, cúm mùa.

Cải thiện lưu thông máu: Khi mang thai, lưu lượng máu tăng lên khiến phụ nữ mang thai rất dễ đạt cực khoái và ngược lại, khi đạt cực khoái lại giúp lưu lượng máu tăng lên, rất có lợi cho thai nhi.

Giảm các biến chứng và nhanh phục hồi sau sinh: Việc “rèn luyện” cho cơ sàn chậu bằng chuyện ấy có tác dụng rất lớn cho việc sinh nở và phục hồi sau sinh. Hoạt động của xương chậu khi làm chuyện ấy hỗ trợ cho các cơn co tử cung, giúp quá trình chuyển dạ diễn ra nhanh hơn cũng như giúp tử cung mau co trở lại kích thước ban đầu sau khi sinh. Quan hệ T*nh d*c khi mang thai còn giúp ngăn ngừa tiền sản giật.

Phấn khích hơn: Mang thai làm tăng sản sinh hormon estrogen và progesteron - có tác dụng giúp máu lưu thông nhiều hơn trong vùng chậu, do đó khiến phụ nữ cảm thấy phấn khích hơn.

Hỗ trợ chuyển dạ dễ dàng: Một số nghiên cứu cho biết tinh dịch có chứa prostaglandin có thể làm mềm cổ tử cung, giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn.

Để T*nh d*c an toàn, phụ nữ mang thai cần lưu ý

Trong 3 tháng đầu mang thai, phôi thai ở trong giai đoạn phát triển để bám chắc vào tử cung nên có thể dễ bị sẩy thai. Do vậy, trong 3 tháng đầu mang thai, phụ nữ cần hạn chế việc sinh hoạt T*nh d*c, nhất là đối với những người đã kết hôn lâu ngày mà chưa có con và những người đã có tiền sử về sẩy thai.

Trong 3 tháng giữa, rau thai đã hình thành, thai đã ổn định nằm trong tử cung nên ít có sẩy thai. Do vậy, đây sẽ là thời kỳ chia sẻ, gắn bó và sáng tạo của các cặp vợ chồng. Quan hệ T*nh d*c giai đoạn này phải rất chú ý tới tư thế thích hợp để không chèn ép lên bụng, nhẹ nhàng không gây kích thích mạnh cho tử cung để tránh nguy cơ đẻ non. Nếu có triệu chứng tiền sẩy thai và các bệnh khác, nên kiêng sinh hoạt vợ chồng.

Vào 3 tháng cuối của kì thai nghén, thai ngày một lớn lên, bà mẹ bắt đầu thấy đau lưng, phù chân và khó thở nên sự ham muốn cũng giảm dần. Do vậy, các cặp vợ chồng sẽ gặp một chút khó khăn trong quan hệ T*nh d*c. Tuy nhiên, các bạn không nhất thiết phải dừng mọi chuyện lại. Hãy yêu nhau khi nào bạn muốn, nhưng cần chọn những tư thế để áp lực không đè lên bụng và ngực, không nên kích thích vào ngực vì có thể làm tăng tiết prolactin khiến tử cung co bóp nhiều hơn, dễ gây đẻ non. Động tác nên nhẹ nhàng, đặc biệt là ở tháng cuối thai kỳ dễ làm tổn thương *m đ*o và cổ tử cung. Nếu thấy ra máu, phải đi khám bác sĩ ngay.

BS. Nguyễn Mai Hương (Vụ Sức khỏe bà mẹ-trẻ em, Bộ Y tế)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/tinh-duc-trong-thai-ky-nhung-loi-ich-khong-ngo-n137360.html)

Chủ đề liên quan:

thai kỳ tình dục trong thai kỳ

Tin cùng nội dung

  • Nếu người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ sẽ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Những trẻ này có nhiều nguy cơ bị những vấn đề về sức khỏe và nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.
  • Bệnh lây truyền qua quan hệ T*nh d*c, nhưng có thể lây qua đường máu, hoặc truyền từ mẹ bị giang mai sang con trong thời kỳ thai nghén.
  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Hầu như những người thấy khó chịu trong ba tháng đầu của thai kỳ thường bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi bước qua ba tháng giữa. Giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn của ốm nghén, ít thay đổi xúc cảm hơn, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Đây là một thời điểm tốt để thực hiện những việc chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng chào đón con của bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY