Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Trước khi nội soi dạ dày có được ăn không, cần lưu ý gì?

Người bệnh không nên ăn thức ăn trong vòng 6 - 8 giờ đồng hồ trước khi nội soi. Điều này giúp ống nội soi di chuyển dễ dàng và giảm nguy cơ nôn mửa thức ăn.

trước khi nội soi dạ dày, người bệnh không nên tiêu thụ thức ăn. bệnh nhân cần để bụng rỗng trong quãng thời gian từ 6 đến 8 giờ đồng hồ trước khi nội soi. thông thường, hoạt động nội soi dạ dày thường diễn ra vào buổi sáng đầu ngày vì qua một đêm, thức ăn đã hoàn toàn được tiêu hóa.

Nội soi dạ dày là gì?

Nội soi (Endoscopic) là một phương tiện giúp bác sĩ chuyên khoa quan sát được toàn bộ những gì đang diễn ra bên trong cơ thể người bệnh. Bác sĩ sẽ đưa một ống nhỏ (xuyên da da) vào cơ thể. Ống nhỏ này có gắn một camera thu hình. Từ đó, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát cơ quan nội tạng của người bệnh như: dạ dày, ruột non, ruột thừa,… Đây là một bước tiến mới của y học ngoại khoa.

Nội soi đã được ứng dụng nhiều trong phẫu thuật, khám bệnh, xét nghiệm,… những bộ phận bên trong cơ thể của người bệnh.

Nội soi dạ dày là một thủ thuật khám bệnh dạ dày nhờ ống nội soi. bác sĩ sẽ đưa ống nội soi vào dạ dày của người bệnh để quan sát tình hình sức khỏe của dạ dày. ống nội soi dạ dày có kích thước đường kính dưới 1cm, được đưa vào ống tiêu hóa qua đường miệng hoặc đường mũi. camera của ống nội soi sẽ ghi nhận các hình ảnh trong ống tiêu hóa và truyền ra màn hình bên ngoài. bác sĩ quan sát màu sắc niêm mạc dạ dày, tình trạng niêm mạc dạ dày,… để phát hiện ra những tổn thương của dạ dày. từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Quy trình nội soi dạ dày thường là:

    Bước 1: Bác sĩ gắn máy đo huyết áp, máy đo nhịp tim, máy đó nhịp thở vào cơ thể người bệnh. Bác sĩ có thể truyền thêm Thu*c gây mê vào cơ thể người bệnh qua đường tĩnh mạch.

Ngày nay, các bệnh về dạ dày trở nên phổ biến hơn. với nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, bệnh nhân mắc bệnh dạ dày tăng lên nhiều trong nhiều năm qua. người bệnh thường xuyên mắc phải các bệnh lý như: viêm loét dạ dày, viêm dạ dày, polyp dạ dày, xuất huyết dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,…

Nếu bệnh nhân không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến đời sống người bệnh. Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu như: ăn không ngon miệng, ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị, đau rát dạ dày, thường xuyên buồn nôn,… người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thực hiện nội soi, kiểm tra sức khỏe dạ dày.

Nội soi dạ dày có cần nhịn ăn không?

Một trong những yêu cầu của bác sĩ đối với người bệnh trước khi thực hiện nội soi dạ dày đó là cần phải để bụng rỗng. trước ngày nội soi dạ dày, bác sĩ sẽ có những dặn dò bệnh nhân không nên ăn gì ít nhất 6 giờ đồng hồ trước khi nội soi. bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tạm ngưng một số loại Thu*c đang dùng. điều này, bác sĩ chuyên khoa sẽ có những căn dặn kỹ lưỡng, rõ ràng.

Trước khi nội soi dạ dày khoảng 6 giờ đồng hồ, người bệnh không nhất thiết phải nhịn ăn. thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho người bệnh thực hiện nội soi dạ dày vào buổi sáng đầu ngày. sau một đêm, thức ăn trong dạ dày sẽ được tiêu hóa hết hoàn toàn. do đó, bác sĩ sẽ dễ dàng quan sát dạ dày trong tình trạng dạ dày đang rỗng. giữ bụng rỗng trước khi nội soi giúp người bệnh không bị nôn mửa thức ăn trong quá trình nội soi.

Trong một số trường hợp buổi nội soi diễn ra vào những buổi khác trong ngày, người bệnh cần phải tuân thủ yêu cầu không nên ăn gì trong quãng thời gian từ 6 đến 8 giờ đồng hồ. trong giai đoạn này, người bệnh chỉ nên uống nước để giảm cảm giác đói bụng. bệnh nhân có thể hỏi thêm bác sĩ chuyên khoa một số điều nên thực hiện để giảm đói trước khi nội soi dạ dày.

Những điều cần lưu ý khi nội soi dạ dày

1. Những tác động ngoài ý muốn

Trong khi nội soi dạ dày và sau khi nội soi dạ dày, người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng ngoài ý muốn của Thu*c gây mê, ống nội soi,…

Sau đây là một vài tác động ngoài ý muốn của thiết bị nội soi thường gặp:

    Thu*c gây mê thường có tác dụng ngắn trong quá trình nội soi. Tuy nhiên, Thu*c có thể gây ra hiện tượng mệt mỏi, buồn ngủ sau khi nội soi xong;

2. Một số rủi ro

Với những cải tiến về máy móc, thiết bị, phương tiện nội soi dạ dày hiện nay thường an toàn, giảm thiểu được những rủi ro nguy hiểm cho bệnh nhân. tuy nhiên, trong tình huống xấu nhất, người bệnh vẫn có thể đối diện với những điều sau:

    Rách thực quản, rách dạ dày. Bác sĩ sẽ xử lý bằng cách khâu lại qua đường nội soi;

Nếu thấy có những triệu chứng khó chịu, bệnh nhân nên khai báo cho bác sĩ chuyên khoa biết để được xử lý kịp thời.

Tóm lại, trước khi nội soi dạ dày, người bệnh cần tạm ngừng tiêu thụ thức ăn trong ít nhất 6 giờ đồng hồ. điều này giúp quá trình thực hiện nội soi diễn ra dễ dàng hơn. bệnh nhân sẽ không bị nôn mửa, trào ngược thức ăn và ống nội soi sẽ di chuyển dễ dàng hơn trong ống tiêu hóa.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/truoc-khi-noi-soi-da-day-co-duoc-an-khong)

Tin cùng nội dung

  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Trong quá trình điều trị, trẻ em mắc bệnh ung thư thường phải dùng steroid như: prednisone hoặc dexamethasone. Trẻ em dùng steroid thường cảm thấy đói vào mọi lúc và có thể tăng cân.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY