Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Vì sao ăn xong hay bị đau dạ dày? Cách khắc phục

Hiện tượng đau dạ dày khi ăn có thể là hiện tượng rối loạn tiêu hóa chức năng do sự hoạt động của hệ tiêu hóa bị trì trệ bởi một số tác nhân xấu

mặc dù cơn đau dạ dày sau khi ăn là triệu chứng thông thường có thể không đáng quan ngại. tuy nhiên, nếu cơn đau có xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều hay lặp lại nhiều lần cũng có khả năng là triệu chứng của một bệnh lý nguy hiểm. vậy nên làm gì để khắc phục tình trạng đau dạ dày sau khi ăn? bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc câu trả lời chính xác nhất.

Giải thích: “Vì sao ăn xong hay bị đau dạ dày?”

Không ít người gặp phải cơn đau vùng bụng sau khi ăn, đặc biệt là khi ăn no. cơn đau này có thể là do ăn không tiêu, chướng bụng hoặc cơn đau thông thường do đói quá lâu. tuy nhiên, một số ít trường hợp nghĩ đó là cơn đau dạ dày và có thái độ chủ quan với sức khỏe của chính mình.

Hiện tượng đau dạ dày khi ăn có thể là hiện tượng rối loạn tiêu hóa chức năng do sự hoạt động của hệ tiêu hóa bị trì trệ bởi một số tác nhân xấu. các cơn đau xuất hiện với nhiều mức độ khác nhau, đôi khi âm ỉ kéo dài theo cơn nhưng cũng có thể trở nên dữ dội bất thường. tình trạng này nếu bị kéo dài trong nhiều ngày và không có những giải pháp khắc phục hiệu quả có thể dẫn đến một số trường hợp gây bất lợi về mặt sức khỏe.

Một số nguyên nhân dẫn đến cơn đau dạ dày sau khi ăn có thể kể đến như:

Nguyên nhân từ thực phẩm gây đau dạ dày sau khi ăn

Hầu hết nguyên nhân gây đau dạ dày sau khi ăn đều liên quan đến tình trạng khó tiêu, chướng bụng. điều này bắt nguồn từ việc ăn uống không đúng cách hoặc sử dụng các loại thực phẩm không phù hợp. theo đánh giá của bác sĩ chuyên khoa, tình trạng này thường không gây ra nhiều nguy hiểm và dễ dàng tiêu biến mà không cần điều trị y tế.

Các nguyên nhân gây đau dạ dày sau khi ăn liên quan đến thực phẩm bổ biến như:

1. Dị ứng thức ăn

Dị ứng thực phẩm thường xảy ra khi cơ thể nhầm lẫn một loại thực phẩm với tác nhân gây hại. khi đó, hệ thống tiêu hóa tiết ra loại dịch nhằm giải phóng các kháng thể để chống lại tác nhân gây hại. điều này có thể dẫn đến các triệu chứng ảnh hưởng đến dạ dày và gây nên những cơn đau sau khi ăn.

2. Ăn quá nhiều

Tình trạng ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày hoạt động nhiều hơn thông thường. nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần sẽ khiến chức năng của dạ dày bị trì trệ, năng suất giảm sút và hình thành nên những cơn đau dạ dày khó chịu ngay trong bữa ăn hoặc sau khi ăn.

3. Ăn nhiều thực phẩm chứa khí

Việc cơ thể tiêu thụ một lượng lớn các thực phẩm chứa khí có thể khiến dạ dày bị căng, khó chịu hoặc gây chướng bụng, bụng căng, dễ đầy hơi. từ đó, chức năng của dạ dày bị trì trệ và hình thành nên những cơn đau nhói.

Một số thực phẩm chứa nhiều khí và gây nên tình trạng đầy hơi như: hành, bông cải xanh, bắp cải, các loại đậu,…

4. Ăn nhiều thực phẩm cay

Ăn nhiều thực phẩm cay cùng một lúc không được chuyên gia khuyến khích, đặc biệt là các đối tượng có vấn đề về hệ tiêu hóa. nếu dung nạp vào cơ thể một lượng lớn thực phẩm cay nóng có thể hình thành nên chứng ợ nóng, ợ hơi, thậm chí gây không ít sự khó chịu ở dạ dày và gia tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

5. Ăn nhiều thực phẩm có tính axit

Các loại thực phẩm có tính axit sẽ làm gia tăng nồng độ axit dạ dày, từ đó gây đau dạ dày và tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực phẩm. một số loại thực phẩm chứa nhiều axit như các loại quả mang vị chua (cam, chanh, dâu tây, táo, dứa, bưởi,…), đường, các chế phẩm từ sữa, một số thịt cá, thực phẩm chế biến sẵn, soda hoặc các loại đồ uống chứa nhiều gas,…

6. Lạm dụng đồ uống có cồn (bia, rượu,…)

Sử dụng chất kích thích hay các loại đồ uống có cồn trong một thời gian dài có thể khiến lớp niêm mạc của dạ dày bị bào mòn và hình thành những vết loét. từ đó gây nên những cơn đau đớn cho người bệnh, đặc biệt là sau khi ăn no.

Nguyên nhân từ y tế gây đau dạ dày khi sau khi ăn

Bên cạnh những nguyên nhân xuất phát từ thực phẩm, cơn đau dạ dày sau khi ăn có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn, như:

1. Viêm loét dạ dày

Những vết loét tại lớp niêm mạc dạ dày có thể khiến các cơn đau ở vùng bụng, điển hình là vùng thượng bị càng trở nên nhức nhối, đặc biệt là khi có thức ăn. bên cạnh đó, khi cơn đau dần tăng cao, người bệnh còn có cảm giác buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, ăn uống khó chịu.

Trong một số trường hợp có thể gây đau bụng dữ dội kèm tiêu chảy hoặc đi ngoài có phân, thậm chí đe dọa đến tính mạng con người.

2. Bệnh viêm ruột mãn tính

Một số trường hợp khác, tình trạng đau dạ dày sau khi ăn còn có thể là dấu hiệu của bệnh viêm ruột mãn tính. căn bệnh này thường bao gồm cả bệnh viêm loét đại tràng và bệnh crohn.

Tình trạng này không chỉ gây viêm nhiễm thành ruột mà còn ảnh hưởng không hề nhỏ đến ống tiêu hóa, từ đó hình thành nên các cơn đau dạ dày, đặc biệt là sau khi ăn no.

3. Bệnh viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp thường dẫn đến những cơn đau dạ dày cấp. cơn đau này thường xuất hiện khi bụng đói hoặc sau khi ăn. thông thường, cơn đau do viêm dạ dày cấp thường trở nên dữ dội và khiến người bệnh quằn quại, không thể tập trung vào công việc đang thực hiện.

4. Trào ngược axit dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn và axit từ dạ dày trào ngược lên ống thực quản. khi mắc phải, người bệnh thường có cảm giác nóng rát ở ngực và cổ họng.

Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra cũng có thể năng gây đau dạ dày và những cơn đau càng bị dồn dập hơn sau khi người bệnh tiêu thụ một lượng lớn thức ăn.

5. Nhiễm trùng túi mật

Khi túi mật bị nhiễm trùng cũng có khả năng hình thành những cơn đau vùng bụng sau khi ăn. và cơn đau này có thể trở nên dữ dội hơn khi lượng cơ thể vào trong dạ dày quá nhiều và gây nên sức ép lớn.

Bên cạnh đó, tình trạng này có thể kèm theo dịch có màu vàng, xanh nhạt, cuống họng đau rát và rất đắng.

6. Dấu hiệu của ung thư dạ dày

Ở một số trường hợp khác, đau dạ dày có thể là triệu chứng điển hình của bệnh ung thư dạ dày hoặc ung thư tuyến tụy. dấu hiệu nhận biết rõ nhất là tình trạng sụt cân không phanh, cơ thể luôn trở nên mệt mỏi, ăn không ngon, thậm chí không muốn ăn, chán ăn.

Nếu nghi ngờ bản thân vướng phải trường hợp này, người bệnh nên chủ động thăm khám càng sớm càng tốt để xác định chính xác tình trạng bệnh lý, từ đó có những phương án điều trị phù hợp.

Những nguyên nhân khác gây đau dạ dày sau khi ăn

Ngoài những nguyên nhân liên quan đến thực phẩm và bệnh lý, cơn đau dạ dày sau khi ăn còn có thể hình thành do một số nguyên nhân khác, như:

    Táo bón: Ở các đối tượng bị táo bón mãn tính thường có cảm giác đầy bụng, khó tiêu và có cảm giác khó đại tiện. Khi đó, hệ tiêu hóa cố gắng đẩy cặn bã ra khỏi cơ thể và hoạt động để tiêu hóa những thức ăn mới. Việc cố gắng tiêu hóa có khả năng sinh đau bụng hoặc đau dạ dày;
  • Căng thẳng, thường xuyên mệt mỏi: Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi thường xuyên xảy ra cũng có khả năng khiến dạ dày bị căng thẳng khi tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó, cơn đau dạ dày sẽ tăng cao nếu người bệnh không cân bằng được công việc và đời sống;
  • Béo phì, thừa cân: Theo thống kê của giới y học hiện đại, các đối tượng bị thừa cân, béo phì thường dễ bị đau dạ dày hơn các đối tượng có thân hình cân đối. Tình trạng thừa cân có thể làm gia tăng nguy cơ ợ nóng, ợ hơi và viêm loét dạ dày tá tràng;
  • Tác dụng phụ của Thu*c tân dược: Một số tác dụng phụ điển hình của Thu*c tân dược là gây đau bụng, buồn nôn hoặc có cảm giác nôn. Những triệu chứng này thường xảy ra do đau dạ dày và tình trạng này thường tăng cao sau khi ăn no.

Cách khắc phục chứng đau dạ dày sau khi ăn xong

Để cải thiện tình trạng đau nhói khó chịu ở vùng bụng, người bệnh cần biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và tình trạng mức độ bệnh lý đang mắc phải. từ đó có những phương án điều trị phù hợp. dưới đây là một số biện pháp trị đau dạ dày sau khi ăn, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng khi cần thiết:

Sử dụng Thu*c Tây y

Trong một số trường hợp cần thiết, người bệnh có thể sử dụng một số loại Thu*c không kê đơn để kiểm soát cơn đau dạ dày. Một số loại Thu*c phổ biến bao gồm:

    Thu*c chống đầy hơi;

Tuy nhiên, người bệnh không được tự ý sử dụng Thu*c khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Việc sử dụng Thu*c không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Áp dụng mẹo vặt tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng Thu*c tây y cải thiện chứng đau dạ dày sau khi ăn no, người bệnh cũng có thể cải thiện bằng các mẹo vặt tại nhà. đây cũng chính biện pháp giúp cải thiện cơn đau dạ dày ở mức độ nhẹ hoặc ở giai đoạn khởi phát. người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp sau:

    Chườm nóng: Chườm nóng là cách giảm đau bụng được nhiều người bệnh biết đến và áp dụng rộng rãi để cải thiện tình trạng đau tức vùng bụng. Người bệnh nên đặt một chai nước ấm hoặc khăn ấm lên bụng khoảng 10 phút. Khi đó, hơi nóng có khả năng cải thiện cơn đau và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Massage bụng: Massage bụng nhẹ nhàng sau khi ăn no có thể hỗ trợ cải thiện cơn đau dạ dày hiệu quả. Người bệnh nên thực hiện động tác massage theo chiều kim đồng hồ nhẹ nhàng khoảng 10 phút/ lần.
  • Uống trà thảo mộc: Một số loại trà thảo mộc ngoài công dụng giảm đau dạ dày mà còn hỗ trợ chống viêm, cải thiện hệ tiêu hóa và giảm co thắt. Chính vì những lợi ích này, các đối tượng bị đau dạ dày nên sử dụng một số loại trà thảo mộc sau mỗi bữa ăn thay cho nước lọc hằng ngày. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích người bị đau dạ dày sử dụng các loại trà như: trà hoa cúc, trà gừng, trà xanh, trà mật ong,…

Lời khuyên của chuyên gia dành cho các đối tượng bị đau dạ dày sau khi ăn

Bên cạnh việc khắc phục chứng đau dạ dày sau khi ăn bằng Thu*c tây y hay mẹo vặt tại nhà, người bệnh cần biết chính xác những việc nên làm và không nên làm để không làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh lý cũng như phòng ngừa bệnh trở nặng.

1. Cách lựa chọn thực phẩm cho người bị đau dạ dày

Lựa chọn thực phẩm cho các đối tượng bị đau dạ dày là việc làm tương đối quan trọng và cần người bệnh đặc biệt quan tâm. bởi việc điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học cũng chính là biện pháp hỗ trợ điều trị chứng đau dạ dày, đặc biệt là tình trạng đau dạ dày sau khi ăn.

– Lựa chọn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa

Khi bị đau dạ dày, hoạt động tiêu hóa thường trở nên yếu đi và dễ bị tổn thương nếu ăn uống không đúng cách. chính vì vậy, người bệnh nên ăn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, dễ hấp thụ. điều này tránh gây áp lực mạnh lên dạ dày và giúp dạ dày hoạt động nhẹ nhàng. tốt nhất, người bệnh nên lựa chọn những thực phẩm giàu protein, canxi, sắt, kẽm, vitamin,… được chế biến thành món canh, cháo, súp, hầm nhừ,…

Lưu ý khác, người bệnh nên có chế độ ăn uống điều trị và biết cách cân bằng giữa các chất dinh dưỡng. Việc ăn quá nhiều một loại thực phẩm có thể làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

– Tránh ăn những thực phẩm có vị chua, dễ gây tổn thương đến lớp niêm mạc dạ dày

Những thực phẩm cay nóng, chua, cay hay chứa nhiều chất kích thích mạnh, các đối tượng bị đau dạ dày cần hạn chế tối đa để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. bởi vì, đây cũng có khả năng trở thành nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng. việc ăn cùng lúc quá nhiều thực phẩm có vị chua, cay sẽ làm các vết loét càng trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời làm giảm vai trò của dạ dày. chính vì vậy, người bị đau dạ dày cần cân nhắc trước khi sử dụng.

Những thực phẩm mà người bị đau dạ dày cần tránh như:

    Thực phẩm gây tăng acid dạ dày: Trái cây mang nhiều vị chua (chanh, cam, quýt,…), các loại gia vị chua (măng chua, dấm, me,…),…
  • Thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng: Các loại nước ngọt có gas, giá đỗ, hành, hẹ, dưa muối, cà muối,…
  • Thực phẩm gây tổn thương lớp niêm mạc dạ dày: Đồ uống có cồn (bia, rượu,…), cà phê, trà đặc, các loại gia vị cay nóng (ớt, tiêu, gừng,…), các món ăn chiên nhiều dầu mỡ, món nướng tẩm nhiều gia vị, đồ ăn đóng hộp có chứa chất bảo quản,…

2. Người bị đau dạ dày cần nên làm sau khi ăn xong

Để khắc phục tình trạng đau dạ dày, bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau:

– Massage bụng hỗ trợ tiêu hóa sau khi ăn no

Có khá nhiều người bệnh không hiểu rõ vai trò và lợi ích của việc massage bụng sau khi ăn no. phương pháp này có vai trò tích cực trong việc hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa dạ dày không chỉ ở các đối tượng bị đau dạ dày. bên cạnh đó, việc massage bụng còn giúp kích thích hoạt động của dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra thuận lợi, cải thiện tình trạng đầy hơi, trướng bụng.

Phương pháp massage bụng sau khi ăn được thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng tay massage bụng theo chiều kim đồng hồ vài lần và ngược lại. Tuy nhiên, bạn chỉ cần massage nhẹ nhàng, không nên làm quá mạnh để tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt cho dạ dày.

– Tránh ngồi một chỗ sau khi ăn no

Vận động nhẹ nhàng sau khi ăn no là cách làm rất tốt để hỗ trợ sự hoạt động của dạ dày, đồng thời giúp giảm thiểu lượng calo hấp thụ vào trong cơ thể. Khi đó, cơ thể sẽ tiết ra những enzym và axit tiêu hóa từ dạ dày, giúp cho quá trình tiêu hóa được dễ dàng. Chính vì vậy, bạn nên đi lại hoặc đi bộ nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn để cải thiện tình trạng đau dạ dày.

Tuy nhiên, việc đi bộ ngay sau khi ăn no không được chuyên gia khuyến khích mà bạn nên dành khoảng 20 – 30 phút để nghỉ ngơi trước khi bắt đầu đi bộ nhẹ nhàng. bởi việc đi bộ ngay sẽ gây đau bụng và làm dạ dày bị tổn thương.

– Nghỉ ngơi thư giãn sau khi ăn

Hiện có khá nhiều người có thói quen làm việc hay vận động ngay sau khi ăn no, thậm chí vừa ăn vừa làm việc riêng. theo nhận định của chuyên gia, đây đều là những thói quen xấu và làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến bệnh đau dạ dày. bởi việc vận động ngay sau bữa ăn sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, tạo áp lực cho dạ dày, từ đó khiến dạ dày trở nặng hơn.

Do đó, các đối tượng bị đau dạ dày nên dành thời gian nghỉ ngơi ít nhất 20 – 30 phút sau khi ăn trước khi bắt đầu công việc hay vận động để cơ thể có thể tập trung vào quá trình tiêu hóa thức ăn.

3. Những điều cần tránh sau khi ăn để tránh bị đau dạ dày

Ngoài những điều cần lưu ý trên, người bị đau dạ dày cần tránh một số vấn đề dưới đây để phòng tránh sự gia tăng của các cơn đau vùng bụng, viêm loét dạ dày hay chứng trào ngược dạ dày:

– Không nên nằm ngủ hay ngủ ngay sau khi ăn no

Như vừa nói trên, bạn nên dành thời gian để vận động hoặc nghỉ ngơi sau khi ăn no và tuyệt đối không nên nằm ngủ hoặc ngủ. Bởi việc nghỉ ngơi sau khi ăn là điều rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa và làm việc của dạ dày.

Việc nằm ngủ hay ngủ ngay sau khi ăn là hành động không hề tốt đối với sức khỏe. điều này sẽ khiến hoạt động của dạ dày bị trì trệ, thức ăn ứ đọng tại dạ dày lâu hoặc không được tiêu hóa hết. thậm chí, chính thói quen xấu này có thể dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

– Không nên ăn trái cây ngay sau khi ăn no

Ăn trái cây để tráng miệng sau mỗi bữa ăn đã dần trở thành thói quen của khá nhiều người. nhưng đây là thói quen không hề tốt đối với người đau dạ dày và cả người có sức khỏe bình thường.

Bởi khi đó, dạ dày phải hoạt động nhiều hơn khi lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể bị dồn dập. điều này có khả năng cao khiến cho dạ dày bị suy yếu, thức ăn trữ lâu trong dạ dày, hoạt động bị trì trệ và dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày.

Chính vì thế, người bị đau dạ dày không nên ăn ngay các loại trái cây sau khi ăn no, đặc biệt là các loại trái cây có vị chua nhiều như: cam, quýt, bưởi, dâu tây,…

– Không nên uống nhiều nước sau khi ăn no

Nhiều người vẫn tưởng rằng uống nhiều nước sẽ giúp cho việc tiêu hóa thức ăn được dễ dàng và nhanh chóng. tuy nhiên, đây chỉ là lời nói mang tính chất truyền miệng và chưa hẳn chính xác ở một số trường hợp. bởi việc uống nhiều nước sau khi ăn no sẽ khiến cho dạ dày khó tiêu hóa hơn và mang lại cảm giác tức bụng, đầy hơi.

Do vậy, bạn không nên uống quá nhiều nước sau khi ăn no. Tốt nhất, bạn chỉ nên uống vài ngụm nhỏ và nên uống sau bữa ăn ít nhất 30 phút.

– Tuyệt đối không được hút Thu*c lá

Thu*c lá là một chất kích thích gây hại cho sức khỏe nên không được các chuyên gia khuyến khích sử dụng, đặc biệt là các đối tượng bị đau dạ dày.

Việc hút Thu*c lá ngay sau bữa ăn hoặc trong cả bữa ăn sẽ khiến cho các chất độc dễ dàng hấp thụ vào trong cơ thể. bởi khi đó, cả dạ dày và ruột cần một lực mạnh để có bóp để tiêu hóa thức ăn. việc dạ dày hấp thụ song song cả thực phẩm và khói Thu*c lá sẽ gây ra nhiều tổn hại cho các cơ quan chức năng mô trên cơ thể không riêng gì dạ dày. từ đó, các cơn đau dạ dày dần tăng cao, thậm chí có khả năng gây viêm loét dạ dày.

– Không được tắm ngay sau khi ăn

Đi tắm sau khi ăn là một trong những sai lầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng khá lớn đến hệ tiêu hóa. bởi khi đó, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng dần và khiến cho các mạch máu bắt đầu giãn nở, việc lưu thông máu sẽ dồn về tứ chi, vì thế, việc co bóp của dạ dày sẽ bị trì trệ. một số trường hợp khác có thể gặp phải tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu vì sự hoạt động của hệ tiêu hóa bị suy giảm.

Nếu bạn vẫn giữ thói quen này trong khoảng thời gian lâu sẽ có khả năng cao gây ra tình trạng cao huyết áp hay các bệnh lý liên quan đến tim mạch.

Bài viết đã giúp bạn đọc làm rõ vấn để đau dạ dày sau khi ăn cũng như một số biện pháp khắc phục cụ thể. để cải thiện tình trạng này, bạn có thể thay đổi thói quen sau khi ăn như: uống đủ nước, vận động nhẹ thay vì ngồi tại chỗ. nếu tình trạng đau dạ dày không có dấu hiệu thuyên giảm hay kéo dài trong nhiều ngày, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra sức khỏe và có những phác đồ điều trị phù hợp.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn đọc quan tâm:

    Đau dạ dày từng cơn là bị gì? Có nguy hiểm không?

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/an-xong-bi-dau-da-day)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho em hỏi, chi phí nội soi ở cổ và dạ dày là bao nhiêu tiền ạ? Cảm ơn Mangyte. (Đình Phi - quận 12, TPHCM)
  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Tật nói lắp là một chứng rối loạn trong các diễn đạt lời nói. Nếu trẻ nói lắp không được trị liệu thì khi trưởng thành vẫn mắc tật nói lắp.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY