Tình yêu và giới tính hôm nay

Xét nghiệm máu tiết lộ số ca Covid-19 ở Mỹ gấp đôi công bố

Theo ước tính từ xét nghiệm máu, hơn 140 triệu người Mỹ đã nhiễm virus SARS-CoV-2 trong khi con số công bố chính thức là 79 triệu.

Các ước tính của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh mỹ (cdc) cho thấy khoảng 43% dân số nước này đã nhiễm virus sars-cov-2. 

Dữ liệu khảo sát vào cuối tháng 1, khi biến thể Omicron gây ra hơn 500.000 ca mỗi ngày. 

Đến cuối tháng 11, ngay trước khi omicron bắt đầu lây lan ở mỹ, các xét nghiệm máu nhận định, 103 triệu người đã nhiễm covid-19.

Như vậy, thêm khoảng 37 triệu người đã nhiễm virus trong hơn 2 tháng.

ước tính số ca nhiễm covid-19 ở mỹ theo xét nghiệm máu

Cứ hai tuần, cdc thu thập xét nghiệm máu từ các phòng thí nghiệm trên toàn quốc vì những lý do không liên quan đến covid-19 như kiểm tra sức khỏe hoặc điều trị y tế. những mẫu này cũng được kiểm tra để tìm kháng thể virus sars-cov-2.

Phân tích chỉ tính kháng thể sinh ra do nhiễm bệnh, gồm cả các trường hợp không có triệu chứng.

Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhiễm covid-19 cao người dưới 18 tuổi (58%). dưới 50% số người từ 18 đến 49 tuổi đã nhiễm bệnh. tỷ lệ này giảm xuống còn 37% đối với những người từ 50 đến 64 tuổi và 23% ở những người từ 65 tuổi trở lên.

Tuy nhiên, covid-19 khiến người cao tuổi t* vong nhiều hơn. một nửa số ca ch*t do virus sars-cov-2 từ 75 tuổi trở lên. tiêm chủng và các biện pháp phòng ngừa khác được tập trung vào những người cao tuổi có nguy cơ cao.

Ban đầu, các xét nghiệm tính tới cả khả năng bảo vệ có từ nhiễm bệnh và tiêm vắc xin để xem mỹ đã đạt đến mức độ miễn dịch cộng đồng hay không. cdc nhận thấy, kháng thể mạnh nhất trong khoảng 6 tháng, sau đó nguy cơ nhiễm bệnh sẽ tăng trở lại. các biến thể delta và omicron đều có khả năng gây tái nhiễm.

Kristen Nordlund, phát ngôn viên của CDC, cho biết, trước khi Omicron xuất hiện, một nghiên cứu đã tìm thấy kháng thể ở hơn 90% người trưởng thành (có từ vắc xin và từng nhiễm bệnh). Nhưng điều đó không ngăn được tỷ lệ nhiễm bệnh lớn do Omicron lan tràn.

Theo Nordlund, việc tiêm phòng hoặc tiếp xúc với virus có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và T* vong.

Các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích lý do một số người nhiễm virus và những người khác thì không. Một nghiên cứu của CDC về dịch bệnh lây lan ở các gia đình trong làn sóng Omicron cho thấy, 53% số người trong một hộ có F0 cũng nhiễm virus.

Việc tiêm phòng, đeo khẩu trang và cách ly giảm sự lây truyền và bảo vệ các thành viên khác. Nhưng ngay cả ở những hộ không có sự cách ly, tiêm phòng, đeo khẩu trang thì không phải ai cũng mắc bệnh.

An Yên (Theo Washington Post)

Mạng Y Tế
Nguồn: Việt Nam Net (https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/xet-nghiem-mau-tiet-lo-so-ca-covid-19-o-my-gap-doi-thong-ke-819765.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh nhân COVID-19 covid-19 xét nghiệm

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY