Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang: mẹ cần lưu ý!

Dạ dày của trẻ sơ sinh vốn nằm ngang, có kích thước nhỏ và hoạt động không ổn định như của người trưởng thành nên rất dễ bị nôn trớ, trào ngược dạ dày,...

bạn thể bạn không biết nhưng dạ dày của trẻ sơ sinh vốn nằm ngang và ở vị trí cao hơn so với người trưởng thành. do đó, bé rất dễ bị nôn trớ hoặc bị ọc sữa nếu mẹ không biết cách cho bú.

Thông tin cơ bản về dạ dày của trẻ sơ sinh

Tìm hiểu một số thông tin cơ bản về dạ dày của trẻ sơ sinh để hiểu được mức độ, tần suất bú cũng như cách chăm sóc bé tốt nhất.

1. Dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang

Dạ dày của trẻ sơ sinh vốn nằm ngang và cao, các lớp cơ co thắc còn yếu, hoạt động chưa ổn định nên trẻ rất dễ bị nôn trớ khi bú sữa. thành dạ dày của trẻ sơ sinh săn chắc tuy nhiên nó lại không căng như ở người trưởng thành. do đó, bé chỉ có thể chứ được một lượng sữa rất ít sau khi chào đời.

Ở trẻ sơ sinh, cơ thắc giữa thực quản và dạ dày còn rất yếu và xốp cộng với việc đóng mở giữa hai đầu dạ dày không đều cũng gây nhiều phiền toái cho việc chăm sóc bé trong thời gian đầu.

2. Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh

Trước khi được sinh ra, trẻ không bao giờ cảm thấy đói và có nhu cầu cần được cho ăn. bời vì trẻ luôn luôn được tiếp chất dinh dưỡng thông qua nhau thai của mẹ. sau khi sinh, việc cho bé ăn nhiều bữa nhỏ có thể giúp dạ dày của bé thích nghi và dần dần mở rộng ra.

Kích thước dạ dày của trẻ sẽ thay đổi từng ngày và mẹ cần nắm bắt điều này để cấp cho trẻ lượng sữa đầy đủ.

Kích thước dạ dày của trẻ sẽ tiếp túc phát triển cho đến khi nó gần bằng một quả bóng mềm và có dung tích 1 – 4 lít.

3. Trẻ sơ sinh có thể bị giãn dạ dày

Trong những ngày đầu tiên, việc cho bé bú đúng cách rất quan trọng. nếu bạn cho bé bú nhiều hơn lượng sữa mà bé cần thì dạ dày của bé có khả năng bị giãn ra dẫn đến hiện tượng trào ngược. thậm chí nhiều bé còn có hiện tượng nghẹt thở, tím tái và người nhà cần phải đưa bé đến bệnh viện cấp cứu ngay.

Khi nào dạ dày bé hết nằm ngang?

Trong nhưng năm tháng đầu đời, mẹ buộc phải có cách để chống lại các cơn nôn trớ hay trào ngược do dạ dày nằm ngang của bé mang lại. tuy nhiên, khi bé trưởng thành thì hệ thống tiêu hóa sẽ hoạt động tốt và ổn định hơn.

Khi trẻ biết đi (tức là khoảng 9 đến 12 tháng) thì dạ dày của bé sẽ chuyển về tư thế nằm dọc và các triệu chứng nôn trớ hoặc trào ngược dạ dày ở trẻ sẽ giảm dần đi.

Nhìn chung là hệ tiêu hóa của bé phát triển chưa toàn diện và đầy đủ nên việc bú mẹ vẫn là thích hợp nhất. Hạn chế cho trẻ bú sữa công thức hay sữa bò khi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.

Cách hạn chế trào ngược dạ dày ở trẻ

Như đã nói trên do dạ dày nhỏ, nằm ngang, co bóp kém cộng với chế độ ăn uống nhiều chất lỏng nên bé rất dễ bị trào ngược dạ dày. do đó, trong lúc chờ đợi dạ dày của bé hết nằm ngang thì bạn không có cách nào khác là tìm cách để giảm thiểu tối đa hiện tượng nôn trớ của bé. tham khảo một số gợi ý sau đây:

1. Cho bé ăn thường xuyên hơn

Dạ dày quá đầy sẽ khiến bé bị nôn trớ, do đó hãy răng tần suất cho ăn của bé. điều này có nghĩa là giảm số lượng ở mỗi lần ăn để bé không quá no. nếu bé dưới 6 tháng tuổi, thì người mẹ nên chú ý đến khẩu phần ăn để hạn chế một số chất có thể gây hại cho dạ dày của trẻ.

2. Kiểm tra kích thước bình và núm vú

Nếu bé của bạn bú bình thì bạn cần đảm bảo là núm vú luôn đầy sữa để tránh bé nuốt không khí vào bụng. Hãy thử nhiều loại núm vú khác nhau và tránh những cái núm vú có lỗ lớn để tránh sữa chảy quá nhanh sẽ khiến bé bị sặc.

3. Chú ý tư thế khi cho bé ăn

Tư thế đúng góp phần quan trọng trong việc hạn chế nôn trớ ở trẻ. Do đó, khi cho bé bú hoặc ăn, mẹ cần:

4. Cho bé ăn dặm

Với sự chấp thuận của bác sĩ nhi khoa, mẹ có thể thêm một lượng nhỏ ngũ cốc gạo vào sữa công thức hoặc sữa mẹ khi cho bé ăn. Điều này làm cho thức ăn đặc hơn và hạn chế việc nôn trớ của bé.

5. Giúp bé ợ sau khi ăn

Cho dù trẻ bú bình hay bú mẹ thì bạn cũng cần đảm bảo là trẻ ợ sau khi ăn. ợ là dấu hiệu chứng tỏ sữa đã đi vào dạ dày của bé và làm hạn chế tình trạng nôn trớ, ọc sữa.

Bạn có thể giúp bé ợ bằng cách bế đứng bé và vuốt nhẹ nhàng vào lưng cho đến khi bé ợ thì dừng.

Trên đây là một số thông tin xung quanh việc dạ dày của bé nằm ngang. tuy nhiên, thông tin trong bài viết chỉ măng tính chất tham khảo, không thể thấy thể chỉ định hoặc lời khuyên của nhân viên y tế. nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa.

Chuyên gia tư vấn giải pháp đẩy lùi bệnh dạ dày an toàn và hiệu quả từ thảo dược thiên nhiên

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/da-day-tre-so-sinh-nam-ngang)

Chủ đề liên quan:

dạ dày sơ sinh trẻ sơ sinh

Tin cùng nội dung

  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Mách mẹ những cách tham chiếu để biết con mình khi 0-12 tháng có thông minh, phát triển não bộ tốt hay không.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY