Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Đau dạ dày có nên ăn xôi không hay kiêng hoàn toàn?

Đau dạ dày có nên ăn xôi không hay kiêng hoàn toàn là thắc mắc của nhiều người bệnh. Tham khảo ngay bài viết để giải đáp và chữa bệnh đúng cách

đau dạ dày có nên ăn xôi không hay kiêng hoàn toàn là thắc mắc của nhiều người bệnh. bởi xôi là một trong những món ăn thơm ngon và mang nhiều giá trị dinh dưỡng. tuy nhiên món ăn này có thể gây khó tiêu và hình thành một số vấn đề khác nếu không sử dụng đúng cách, nhất là những người đang mắc chứng đau dạ dày.

Đau dạ dày có nên ăn xôi không hay kiêng hoàn toàn?

Theo các chuyên gia, người bị đau dạ dày cần hạn chế ăn xôi hoặc hoàn toàn ngừng việc sử dụng món ăn này.

Xôi là một món ăn không chỉ  thơm ngon mà còn mang giá trị dinh dưỡng cao. Món ăn này rất phù hợp để thêm vào thực đơn ăn sáng do có thể bổ sung dinh dưỡng và năng lượng cho một ngày dài.

Thành phần chính của xôi là gạo nếp. Theo Y học cổ truyền, gạo nếp mang trong mình vị ngọt, tính ôn, khí trung ích, có khả năng giải độc cơ thể.

Theo y học hiện đại, gạo nếp là một loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho cơ thể, có khả năng kiểm soát các triệu chứng của bệnh đau dạ dày và một số vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa. điều này xuất hiện là do trong gạo nếp chứa một hàm lượng lớn tinh bột và protein.

Một số nghiên cứu xoay quanh giá trị dinh dưỡng của gạo nếp đối với sức khỏe tổng thể đã được thực hiện. Kết quả cho thấy bên trong 100 gram xôi nếp có chứa 75% tinh bột, 350 calo, 6,7% protein cùng với vitamin B1, chất sắt, canxi, chất béo, axit butanedioic, axit fumaric, photpho…

Tất cả các thành phần dinh dưỡng có trong gạo nếp đã được chứng minh là rất tốt và không thể thiếu đối với sức khỏe tổng thể của người dùng. ngoài ra các thành phần dinh dưỡng này cũng rất tốt cho người bị đau dạ dày cấp tính.

Tuy nhiên thực tế cho thấy sau khi gạo nếp được nấu thành xôi sẽ có hàm lượng calo cao. Chính vì thế nếu ăn quá nhiều xôi, bạn sẽ mắc phải tình trạng khó tiêu hóa, đầy hơi, chướng bụng…

Bên cạnh đó xôi còn có khả năng kích thích sự co bóp của dạ dày. trong trường hợp sử dụng quá nhiều, hoạt động co bóp của dạ dày sẽ diễn ra mạnh hơn. từ đó thúc đẩy quá trình sản sinh axit dịch vị dẫn đến dư thừa. nếu dư thừa axit dịch vị, bệnh đau dạ dày và nhiều vấn đề khác liên quan đến hệ tiêu hóa sẽ xuất hiện.

Chính vì thế, khi bị đau dạ dày hay mắc phải một số vấn đề, bệnh lý khác có liên quan đến hệ tiêu hóa, bạn không nên ăn xôi. thay vào đó bạn nên sử dụng gạo nếp để chế biến thành nhiều món ăn khác nhiều dinh dưỡng và tốt hơn.

Cách chế biến gạo nếp điều trị bệnh đau dạ dày

Thay vì sử dụng gạo nếp để nấu xôi, bạn có thể sử dụng nguyên liệu này để chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng khác, giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh đau dạ dày.

Cháo gạo nếp táo tàu chữa đau dạ dày

Trong Đông y, táo tàu có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng dưỡng huyết an thần, bổ ích tỳ vị, điều trị tỳ vị suy nhược, phân lỏng, ăn ít, tim đập nhanh, khí huyết không đủ. Đồng thời giúp trung hòa các vị Thu*c, làm giảm nhẹ tính độc và tính kích thích của một số loại Thu*c.

Trong Y học hiện đại, táo tàu chứa nhiều chất dinh dưỡng có tác dụng cải thiện giấc ngủ, chống oxy hóa, giảm táo bón, giảm lo lắng và căng thẳng, giúp tinh thần thoải mái, kích thích lưu thông máu, hỗ trợ huyết áp, ngừa ung thư, đẹp da, tốt cho dạ dày.

Cả táo tàu và gạo nếp đều mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tốt cho dạ dày. chính vì thế, việc kết hợp hai nguyên liệu này sẽ tạo ra món ăn bổ dưỡng, giúp điều trị chứng đau dạ dày hiệu quả.

Nguyên liệu:

    Gạo nếp

Cách thực hiện:

    Mang lượng gạo nếp đã chuẩn bị vo sạch

Điều trị đau dạ dày bằng gạo nếp và gừng

Trong y học cổ truyền, gừng mang tính ấm, vị cay nhẹ, có tác dụng làm ấm bụng, kích thích quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày và tốt cho đường ruột.

Trong y học hiện đại, gừng chứa nhiều hoạt chất có khả năng kháng viêm, chống khuẩn và ức chế hoạt động gây hại của vi khuẩn trong cơ thể. chính vì thế, việc đưa gừng vào quá trình điều trị đau dạ dày sẽ giúp bạn giảm đau, phòng ngừa tình trạng viêm và loét dạ dày.

Nguyên liệu:

    20 gram gạo nếp

Cách thực hiện:

    Vo sạch gạo nếp

Dùng gạo nếp và mật ong chữa bệnh đau dạ dày

Mật ong chứa đa dạng các loại vitamin và khoáng chất, có tác dụng bồi bổ cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch và sức khỏe tổng thể. bên cạnh đó, mật ong còn chứa nhiều hoạt chất quan trọng khác có khả năng chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. từ đó giúp người bị đau dạ dày phòng ngừa bệnh tiến triển thành viêm và loét.

Vị ngọt của mật ong nguyên chất có tác dụng làm dịu nhanh cơn đau dạ dày, kiểm soát quá trình tiết dịch vị. Đồng thời kích thích ăn ngon và phòng ngừa nhiều vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.

Nguyên liệu:

    30 gram gạo nếp

Cách thực hiện:

    Mang gạo nếp vo gạo, phơi cho ráo và xay thành bột mịn

Bài viết là thông tin giúp người bệnh giải đáp vấn đề “đau dạ dày có nên ăn xôi không hay kiêng hoàn toàn? cách chế biến gạo nếp điều trị bệnh đau dạ dày”. hy vọng thông tin này thực sự bổ ích, giúp bạn hiểu và có các biện pháp xử lý phù hợp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/dau-da-day-co-nen-an-xoi-khong)

Tin cùng nội dung

  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY