Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Giải đáp những thắc mắc về phương pháp siêu âm dạ dày

Dưới đây là một số giải đáp thắc mắc về phương pháp siêu âm dạ dày mà bệnh nhân quan tâm. Hiện nay, phương pháp siêu âm đang phổ biến và.... Tìm hiểu thêm..

siêu âm dạ dày là phương pháp thăm khám bằng việc vận dụng chùm sóng cơ học có bước sóng ngắn được truyền qua đầu dò nhỏ. phương pháp này không xâm lấn, không gây đau đớn cho bệnh nhân và giúp chẩn đoán chính xác vấn đề dạ dày đang gặp phải. sau đây là một số giải đáp những thắc mắc về phương pháp siêu âm dạ dày mà bạn đọc có thể tham khảo.

Tổng hợp những thắc mắc về phương pháp siêu âm dạ dày

Việc phát hiện và điều trị các bệnh lý về dạ dày ngay từ giai đoạn ban đầu giúp làm giảm các biến chứng nguy hiểm về đường tiêu hóa trong tương lai. siêu âm dạ dày, nội soi dạ dày là những phương pháp thăm dò và đưa ra chẩn đoán bệnh cụ thể nhất. vậy những vấn đề mà chúng ta thường lo lắng trước khi tiến hành siêu âm dạ dày là gì?

1. Khi nào nên siêu âm dạ dày?

Những triệu chứng của bệnh lý dạ dày thường biểu hiện tương tự như các bệnh về đường tiêu hóa. vì vậy, khi nhận thấy những dấu hiệu điển hình của dạ dày, bạn nên tìm đến cơ sở y tế để được siêu âm và thăm khám bằng các kỹ thuật hiện đại. các dấu hiệu đặc trưng đó là:

    Đau tức vùng thượng vị

Những biểu hiện trên thường xuất hiện trong thời gian ngắn và hay tái phát nhiều lần. Việc chẩn đoán bệnh thông qua triệu chứng không chính xác bằng việc gián tiếp quan sát những tổn thương bên trong dạ dày.

2. Đối tượng nào cần được sử dụng phương pháp siêu âm dạ dày?

Phương pháp siêu âm dạ dày được chỉ định áp dụng cho một số trường hợp sau:

    Bệnh nhân không đủ điều kiện để kiểm tra dạ dày bằng phương pháp nội soi.

3. Siêu âm dạ dày có cần nhịn ăn hay không?

Mục đích của việc siêu âm dạ dày là để kiểm tra tình trạng bệnh lý bên trong và đảm bảo thu lại kết quả chính xác nhất. trước khi tiến hành siêu âm dạ dày, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân nhịn ăn từ 6 – 8 giờ và không sử dụng thức uống có màu như coca, cà phê,… thời điểm dạ dày rỗng sẽ cho kết quả siêu âm chính xác hơn. bởi vì, khi dạ dày có chứa thức ăn sẽ cản trở cho việc quan sát bị cản trở và đưa ra kết quả siêu âm sai lệch. nếu bệnh nhân có những biểu hiện nghiêm trọng tại dạ dày hoặc có nghi ngờ mắc bệnh nguy hiểm cần cứu thì không cần phải nhịn ăn uống.

4. Nên siêu âm dạ dày vào thời gian nào?

Các nhà nghiên cứu người đan mạch khẳng định, buổi sáng là thời điểm siêu âm mang lại kết quả chuẩn nhất. theo đó, các nhà nghiên cứu cũng lý giải thêm rằng buổi sáng sau khi thức dậy là thời điểm dạ dày rỗng nên sẽ cho kết quả kiểm chứng phát hiện bệnh lý dạ dày chính xác hơn so với các thời điểm còn lại.

5. Siêu âm dạ dày có đau không?

Siêu âm dạ dày thực chất là một phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng được sử dụng để phát hiện các bệnh lý về đường tiêu hóa thông thường. siêu âm dạ dày được thực hiện trên các dụng cụ chuyên biệt, tiên tiến để kiểm tra những bất ổn ở vùng ổ bụng để có hướng điều trị phù hợp. các thao tác siêu âm không xâm lấn hay làm tổn thương nên không gây bất kỳ đau đớn nào.

Mặc dù vậy, siêu âm dạ dày không phải là biện pháp tối ưu trong việc chẩn đoán các bệnh lý nguy hiểm của dạ dày. vì vậy, khi có ý định điều trị bệnh lý dạ dày nghiêm trọng, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định và phương pháp kiểm tra có khả năng mang lại kết quả tối ưu hơn.

6. Siêu âm dạ dày tiến hành ra sao?

Siêu âm dạ dày là phương pháp kiểm tra sức khỏe không cần chuẩn bị nhiều. tuy nhiên, các thao tác thực hiện vẫn được chuẩn bị và thực hiện kỹ lưỡng, cần thiết.  đối với bệnh nhân siêu âm dạ dày, tụy cần uống một ít nước lọc trước khi tiến hành siêu âm.

Siêu âm dạ dày tuy không phải là phương pháp tối ưu nhưng lại rất phổ biến trong việc kiểm tra sức khỏe đường tiêu hóa. trên đây là những giải đáp thường gặp về phương pháp siêu âm dạ dày mà bạn đọc có thể tham khảo và chuẩn bị trước. lưu ý thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán nào thay thế chỉ định của bác sĩ. hãy tìm đến cơ sở y tế để được tiến hành chăm sóc sức khỏe tốt nhất.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/giai-dap-nhung-thac-mac-ve-phuong-phap-sieu-am-da-day)

Tin cùng nội dung

  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Siêu âm là một kỹ thuật không gây đau sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY