Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Người có thói quen nhịn ăn sáng bị xuất huyết dạ dày là dĩ nhiên

Nhịn ăn sáng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xuất huyết dạ dày. Vì sao người nhịn ăn sáng bị xuất huyết dạ dày?

bữa sáng là bữa ăn vô cùng quan trọng đối với cơ thể, qua những nghiên cứu đã cho thấy những người thường hay bỏ bữa sáng thường có tỷ lệ cao mắc phải tình trạng xuất huyết dạ dày.

Vai trò của bữa sáng với sức khỏe

Bữa sáng là một trong những bữa ăn quan trọng đối với sức khỏe, thậm chí là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, hơn hẳn các bữa ăn khác. Bổ sung bữa sáng đầy đủ có tác dụng duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, hoạt động có hiệu quả. Nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể hoạt động vào buổi sáng thường rất nhiều. Đây là thời điểm các cơ quan trong cơ thể bắt đầu tái hoạt động sau một giấc ngủ nên tiêu tốn một lượng năng lượng khá lớn.

Thời gian 7h – 9h sáng được xem là mốc thời gian mà cơ thể hấp thu dưỡng chất và năng lượng tốt nhất để bắt đầu cho một ngày hoạt động. việc cung cấp bữa sáng đầy đủ dưỡng chất cũng giúp kích hoạt não bộ xử lý các hoạt động một cách tỉnh táo hơn. ngoài ra, các loại thực phẩm trong bữa sáng cũng giúp cho việc hoạt động của dạ dày không gặp phải những ảnh hưởng bất thường.

Xuất huyết dạ dày là hệ quả tất yếu khi bỏ bữa sáng

Xuất huyết dạ dày là ảnh hưởng nghiêm trọng có thể gặp phải khi bỏ bữa sáng. nguy hiểm hơn, tình trạng này thường không xảy ra ngay mà thường tiến triển âm thầm. một khi đã bị viêm loét dạ dày thì điều trị sẽ khó khăn, có nguy cơ tái phát. những thương tổn trên nền dạ dày cũng góp phần tạo điều kiện cho các bệnh tiêu hóa khác phát triển.

Sau một đêm ngủ từ 7 – 8 giờ, dạ dày của bạn sẽ rỗng, thức ăn được tiêu hóa hết. theo giờ sinh học bình thường, một lượng lớn acid sẽ được tăng tiết vào buổi sáng để tiêu hóa thức ăn, cung cấp nhanh cho não bộ và các cơ quan. đây cũng là thời điểm mà dạ dày thường xuyên co bóp mạnh.

Nếu bỏ qua bữa sáng, cơ thể sẽ lấy năng lượng từ các nguồn dự trữ như mỡ để đưa lên não và các cơ quan. tuy nhiên, dạ dày vẫn sẽ hoạt động trong thời gian này và không ngừng tiết acid. quá trình này là mặc định theo đồng hồ sinh học của cơ thể và không thể ngăn cản được. acid dư thừa trong dạ dày sẽ bắt đầu bào mòn lớp chất nhày bao quanh niêm mạc dạ dày do không có thức ăn để tiêu hóa.

Quá trình bào mòn kể trên sẽ lặp đi lặp lại thường xuyên ở những người bỏ ăn sáng. đến một thời điểm nhất định, niêm mạc dạ dày sẽ không thể hồi phục kịp với tốc độ bào mòn, các vết loét niêm mạc sẽ bắt đầu hình thành và gây nên tình trạng viêm loét dạ dày với các triệu chứng đau dạ dày. khi vết loét đạt đến một kích thước nhất định sẽ khiến cho máu tràn vào dạ dày, tạo ra các ổ xuất huyết dạ dày.

tình trạng xuất huyết dạ dày là một vấn đề tiêu hóa nguy hiểm, cần phải cấp cứu. mức độ chảy máu khi xuất huyết dạ dày càng lớn thì nguy cơ đe dọa tính mạng càng cao. trường hợp xuất huyết ồ ạt gây mất máu có thể khiến bệnh nhân bị choáng, sốc, đe dọa tính mạng, có thể dẫn đến Tu vong.

Một số ảnh hưởng khác khi bỏ bữa sáng

Việc bỏ bữa sáng có thể khiến cơ thể bị hụt năng lượng trong các hoạt động. Dù cho bạn có bù lại bằng các bữa ăn khác thì vẫn không thể hấp thu đủ dưỡng chất so với buổi sáng. Người bỏ qua bữa sáng, đặc biệt là người thường xuyên bỏ bữa sáng có thể gặp một loạt các vấn đề về sức khỏe như:

Hiệu suất làm việc thấp

Người bỏ bữa sáng, đặc biệt là bỏ bữa thường xuyên khiến cho cơ thể phải lấy năng lượng từ các nguồn dự trữ. Việc này sẽ mất nhiều thời gian hơn so với hấp thu dinh dưỡng và năng lượng trực tiếp từ thức ăn. Do đó, dưỡng chất di chuyển lên não bộ cũng sẽ chậm đi đáng kể. Những người thường xuyên bỏ bữa sáng sẽ có hiệu suất làm việc thấp và đưa ra những xử lý chậm hơn.

Ảnh hưởng hệ miễn dịch

Thiếu dinh dưỡng làm cho hàng rào bảo vệ cơ thể không thể hoạt động ở mức tốt nhất. Điều này góp phần khiến cho cơ thể bạn dễ mắc nhiều bệnh miễn dịch hơn.

Rối loạn nội tiết

Không chỉ ảnh hưởng đến dạ dày, các tuyến nội tiết bao gồm tuyến yên, tuyến cận giáp, tuyến giáp cũng sẽ hoạt động quá mức để điều chỉnh những rối loạn trong cơ thể do thiếu hụt dinh dưỡng. Điều này sẽ góp phần ảnh hưởng xấu đến rất nhiều tạng trong cơ thể.

Ăn sáng sao cho đúng cách

    Ưu tiên các món ấm, nóng, tránh ăn thức ăn nguội, lạnh vào buổi sáng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/nguoi-co-thoi-quen-nhin-an-sang-bi-xuat-huyet-da-day-la-di-nhien)

Tin cùng nội dung

  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY