Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Những điều cần biết về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

Những thông tin chi tiết về bệnh viêm loét dạ dày tá trành ở trẻ em trong bài viết sẽ giúp cho bạn giảm sự hoang mang, từ đó chủ động hơn trong phòng bệnh.

viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em xảy ra khá phổ biến, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. vì vậy mà việc nắm bắt những thông tin về bệnh sẽ giúp cha mẹ phòng bệnh và điều trị kịp thời cho con.

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em và những điều cần biết

I- Định nghĩa về bệnh

Loét dạ dày tá tràng là một căn bệnh khá phổ biến (chiếm khoảng 5-10% dân số trên toàn thế giới) với đối tượng chủ yếu là người ở độ tuổi trưởng thành. cho đến đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, nhờ kỹ thuật nội soi dạ dày bằng ống soi mềm phế quản dành riêng cho trẻ em, các chuyên gia mới phát hiện ra là căn bệnh này không hề hiếm gặp ở trẻ.

Đặc trưng của bệnh là kéo dài, diễn biến phức tạp, có xu hướng mãn tính và hay tái phát. bệnh thường gây đau quặn dữ dội ở vùng thượng vị do niêm mạc dạ dày – tá tràng bị tổn thương sâu, tạo thành các ổ loét. chẩn đoán bệnh ở trẻ em có hơi khác so với các đối tượng còn lại và đối với các trường hợp không biến chứng, có thể điều trị dễ dàng. nguy cơ biến chứng do loét dạ dày ở trẻ em rất thấp, chỉ dao động trong khoảng từ 1-2%.

II- Nguyên nhân gây bệnh

Tình trạng viêm và các vết loét ở niêm mạc dạ dày – tá tràng được xác định chủ yếu là do chủng vi khuẩn h.pylori gây ra. đây là một loại xoắn khuẩn có sẵn trong cơ thể của hơn 50% dân số thế giới, khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng sẽ phát triển một cách nhanh chóng.

Theo đó, các bác sĩ có thể thực hiện các điều tra xét nghiệm (xâm lấn tối thiểu) để có thể sớm phát hiện ra trong đường tiêu hóa của một đứa trẻ có vi khuẩn Hp hay không. Những biện pháp kỹ thuật được áp dụng bao gồm:

    Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện ra Hp và nồng độ acid trong dạ dày.
  • Xét nghiệm kháng nguyên trong phân: Nhằm tìm ra bằng chứng di truyền (nếu có) của xoắn khuẩn này trong mẫu chất thải thu được.
  • Xét nghiệm hơi thở Urê: Bằng cách đo lượng Carbon dioxide trong hơi thở của trẻ mà có thể tìm kiếm được sự tồn tại của khuẩn Hp.
  • Nội soi dạ dày: Nếu các xét nghiệm trên cho kết quả dương tính thì các bác sĩ sẽ tiến hành nội soi bằng ống mềm để xác định vị trí của tổn thương. Trẻ sẽ được uống Thu*c an thần liệu nhẹ để tránh quẫy đạp và bị thương bởi ống nội soi.

Trong khi khuẩn hp được xem là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng ở trẻ em, các yếu tố khác cũng có thể gây bệnh hoặc đóng góp cho sự phát triển của bệnh. cụ thể như sau:

    Lạm dụng các Thu*c chống viêm như Aspirin, Ibuprofen…
    Thừa cân, béo phì cũng liên quan đến việc một đứa trẻ có thể bị viêm loét dạ dày – tá tràng hay là không. Nếu trẻ không kiểm soát được cân nặng thì nguy cơ dạ dày cùng các cơ quan tiêu hóa bị ảnh hưởng là rất cao.

III- Triệu chứng của bệnh

Nhìn chung, những triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em không có sự khác biệt nhiều so với người lớn nhưng ít điển hình hơn. theo đó, bệnh sẽ được biểu hiện ra bên ngoài với các triệu chứng như sau:

    Đau bụng: Trên 60% trẻ mắc bệnh sẽ có những cơn đau dữ dội ở vùng thượng vị hoặc đau cả ổ bụng. Cơn đau thường giảm sau bữa ăn và tăng khi về đêm khiến trẻ bị mất ngủ. Đặc trưng của đau bụng do viêm loét là đau thành nhiều đợt lặp đi lặp lại, không gây cảm giác muốn đi đại tiện.
  • Nôn ói: Các vết loét ở niêm mạc sẽ khiến cho bé thường xuyên cảm thấy buồn nôn và nôn nhiều lần trong ngày. Tình trạng tệ hơn khi trẻ có cảm giác đói bụng.
  • Xuất huyết đường tiêu hóa: Đây là một triệu chứng rất phức tạp của bệnh, trẻ có thể nôn ra dịch có lẫn máu tươi, đi ngoài ra phân đen, đau bụng dữ dội và dẫn đến thiếu máu cấp tính. Trong một số trường hợp, triệu chứng này chỉ biểu hiện một cách kín đáo, khiến cho chẩn đoán ban đầu bị sai lệch là thiếu máu chưa rõ nguyên nhân.

Ngoài ra, trẻ sẽ thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn do sự khó chịu mơ hồ ở thượng vị (nóng rát, căng tức). Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: thiếu máu mãn tính, trẻ chậm phát triển về thể chất, hẹp môn vị và hiếm gặp nhất là ung thư dạ dày.

IV- Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em

1- Điều trị bệnh bằng Thu*c

Điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng sẽ được tiến hành tùy thuộc vào nguyên nhân, do xoắn khuẩn hp và do nguyên nhân khác.

Trong trường hợp bệnh gây ra thứ phát bởi các nguyên nhân khác thì các bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ ra yếu tố gây bệnh, từ đó loại bỏ đi. Song song với đó, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng Thu*c ức chế bơm Proton hoặc Thu*c kháng thực thể H2 trong khoảng 4-6 tuần, tùy theo thể trạng.

Mặt khác, nếu trẻ được xác định là bị viêm loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn hp tấn công thì sẽ được điều trị với Thu*c kháng sinh theo liều như sau:

+ Nhóm lựa chọn hàng đầu, mang lại hiệu quả cao:

    Amoxicylin: Uống 2 lần mỗi ngày với liều 50 mg/kg/ngày, liều dùng tối đa trong ngày là 1g.
  • Clarithromycin: Chia thành 2 lần uống trong 1 ngày với liều không vượt quá 500mg, liều khuyến cáo là 15 mg/kg/ngày.
  • Thu*c ức chế bơm proton H+ Omeprazol: Dùng 1mg/kg/ngày, chia thành 2 lần, ở mỗi lần không dùng quá 10mg.

+ Nhóm lựa chọn thay thế:

    Bismush subsalicylate: Dùng 4 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 viên 262mg.

Một số nghiên cứu cho thấy EsOmeprazol có thể làm lành ổ loét trong 2 tuần, vì vậy không cần tiếp tục điều trị (nếu đã tiêu diệt được khuẩn Hp). Ngoài ra, các loại kháng sinh trên cần được uống một cách nghiêm ngặt theo chỉ dẫn để có thể tránh phát sinh kháng Thu*c.

2- Hỗ trợ điều trị tại nhà

Trong quá trình điều trị, cha mẹ nên lưu ý tập trung vào việc cung cấp cho trẻ các loại thức ăn dễ tiêu hóa và tốt cho hoạt động của dạ dày như: trái cây, rau củ, thịt gà, cá biển và các chế phẩm sinh học như sữa chua, phô mai v.v…

Đồng thời tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến theo kiểu chiên xào, thức ăn có gia vị cay, giàu acid, đồ uống có chứa chất kích thích. những loại thực phẩm này không chỉ khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày của trẻ nghiêm trọng hơn, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ con không giỏi chịu đựng, vì vậy mà những khó chịu do căn bệnh về đường tiêu hóa này mang lại sẽ khiến cho bé dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mất ngủ hay thậm chí là trầm cảm. Vì vậy, hãy thường xuyên để ý đến cảm giác của trẻ và thực hiện một số biện pháp để trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

Nếu bạn đang có ý định giảm cân cho con, hãy đợi cho đến khi bé điều trị xong bệnh. Giảm cân vào lúc này sẽ có những tác động không tốt đến việc chữa lành vết thương trên niêm mạc.

trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em mà bạn có thể tham khảo. thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên thay thế điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/nhung-dieu-can-biet-ve-benh-viem-loet-da-day-ta-trang-o-tre-em)

Tin cùng nội dung

  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY