Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản với 5 cách đơn giản sau

Hướng dẫn cách phòng bệnh trào ngược dạ dày. Bệnh có thể phòng ngừa được thông qua việc ăn uống đúng cách và có chế độ sinh hoạt hợp lí. Tham khảo ngay để biết thêm thông tin.

trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng axit, pepsin trong dạ dày bị đẩy ngược lên ống thực quản, gây một số triệu chứng khó chịu như nóng rát vùng thượng vị dạ dày, buồn nôn và nôn, ợ nóng, hôi miệng… tuy nhiên, bệnh trên hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu mỗi người thiết lập cho mình một chế độ ăn uống phù hợp và lối sống khoa học.

Phòng tránh bệnh trào ngược dạ dày thực quản từ những việc đơn giản

1. Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp

Một trong những cách quan trọng giúp khắc phục bệnh trào ngược dạ dày thực quản đó là thay đổi chế độ ăn uống phù hợp.

Tránh những thực phẩm kích hoạt cơn trào ngược dạ dày

Có hai lý do giúp kích hoạt cơn trào ngược dạ dày, đó là do cơ vòng thực quản giãn quá mức và do dạ dày tiết quá nhiều axit.

Các loại thức ăn gây giãn cơ vòng thực quản, kích hoạt cơn trào ngược dạ dày cần tránh là:

    Thực phẩm chiên (dầu mỡ)

Thực phẩm có thể kích thích sản xuất axit và tăng chứng ợ nóng gồm:

    Đồ uống chứa cồn và caffein như rượu, trà, cà phê;

Thử chế độ ăn không có Gluten

Gần đây, có khá nhiều nghiên cứu chứng minh rằng gluten (một loại protein có trong ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch) có thể cho bệnh trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. nếu nghi ngờ chứng trào ngược do chế độ ăn chứa nhiều gluten, hãy thử loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn ăn uống và theo dõi xem có sự khác biệt hay không.

2. Điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học

Bên cạnh chế độ ăn uống, thói quen ăn uống và sinh hoạt cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến bệnh trào ngược dạ dày. để phòng ngừa và cải thiện triệu chứng bệnh, mỗi người cần:

chia bữa ăn chính thành nhiều bữa phụ: ăn nhiều bữa lớn sẽ gây áp lực lên cơ vòng thực quản, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày. vậy nên, cần chia bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn phụ để quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

không ăn trước khi ngủ: hạn chế ăn vặt khoảng 2 – 3 giờ trước khi ngủ bởi khi nằm, dạ dày nằm ngang hơn so với bình thường, trọng lực sẽ đẩy thức ăn, axit, dịch tiêu hóa trong dạ dày ngược lại thực quản, kích hoạt cơn trào ngược dạ dày.

Kê gối cao từ 10 – 15cm: Nên nằm trên gối cao từ 10 – 15 cm để ngăn chặn cơn trào ngược dạ dày.

3. Bỏ Thu*c lá

Hút Thu*c lá không chỉ có hại cho phổi, tim mạch, mà còn kích hoạt triệu chứng trào ngược dạ dày. chính vì vậy, cần bỏ thói quen hút Thu*c lá để bảo vệ sức khỏe nói chung và dạ dày, thực quản nói riêng.

4. Giảm cân

Một nghiên cứu về mối liên hệ giữa trào ngược dạ dày và trọng lượng cơ thể được công bố trên tạp chí y học new england (nejm), kết quả cho biết béo phì chính là tác nhân gây gia tăng áp lực lên dạ dày, tăng nguy cơ trào ngược dạ dày.

Sau khi giảm từ 4.5 – 7 kg, tình trạng trào ngược dạ dày ở nhiều bệnh nhân được cải thiện đi đáng kể. tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến chuyên gia để có biện pháp giảm cân lành mạnh (giảm 1 – 2 cân mỗi tuần) mà không gây tổn hại đến sức khỏe.

5. Cân nhắc khi sử dụng Thu*c tây

Một số Thu*c giảm đau không kê đơn có thể làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày hoặc khiến cho bệnh nghiêm trọng hơn như: aspirin, ibuprofen và naproxen.

Ngoài ra, một số loại Thu*c không kê đơn khác cũng được cho rằng ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh trào ngược dạ dày như:

    Anticholinergics (khắc phục chứng say sóng và COPD )

Nếu phát hiện Thu*c là nguyên nhân khiến cơn trào ngược dạ dày “ghé thăm” thường xuyên, cần nói chuyện với bác sĩ để được chỉ định Thu*c điều trị khác không có tác dụng lên hệ tiêu hóa.

6. Một số mẹo khác phòng bệnh trào ngược dạ dày

Ngoài ra một số mẹo đơn giản sau cũng giúp bạn khắc phục được chứng trào ngược dạ dày có thể kể đến như:

giảm căng thẳng: tập yoga, thiền… có thể làm giảm biểu hiện và phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả.

nhai kẹo cao su sau bữa ăn: nhai kẹo cao su sẽ kích thích tuyến nước bọt tiết nhiều axit hơn. nước bọt có tính kiềm, có thể trung hòa lượng axit trào ngược ở dạ dày.

mặc quần áo rộng: mặc quần áo bó sát người, đặc biệt mặc đồ chật có thể đẩy axit trào ngược lên bên trên. vì thế, nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh tác hại tiêu cực do trào ngược gây nên.

Trên đây là cách phòng trào ngược dạ dày hiệu quả. nếu áp dụng những mẹo trên mà các triệu chứng bệnh vẫn xuất hiện, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để tìm kiếm giải pháp phù hợp.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/phong-benh-trao-nguoc-da-day-thuc-quan-voi-5-cach-don-gian-sau)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte cho em hỏi, chi phí nội soi ở cổ và dạ dày là bao nhiêu tiền ạ? Cảm ơn Mangyte. (Đình Phi - quận 12, TPHCM)
  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY