Sức khỏe hôm nay

Thực trạng và nhu cầu trị liệu tâm lý cho trẻ bị bạo hành

Tại Việt Nam, có khoảng 20% trẻ em 8 tuổi nói rằng các em đã từng bị trừng phạt thân thể ở trường. Khoảng 16% (tương đương 1,7 triệu)
Bạo lực trẻ em cũng có thể được hiểu là những hành vi xâm hại một cách thô bạo tới thân thể, đời sống tâm lý trẻ em thông qua các hình thức biểu hiện cụ thể như: đánh đập, ngược đãi, hành hạ, lạm dụng, bóc lột, sỉ nhục... làm tổn thương đến cơ thể, tình cảm, tâm lý, sự tiến bộ của con người, từ đó gây ra những hậu quả xấu cho trẻ em, gia đình và xã hội.

Thực trạng đau lòng

Trong thời gian gần đây, môi trường học đường ở một số nơi đã bị “ô nhiễm” bởi các tệ nạn xã hội, bởi tình trạng bạo lực đối với trẻ em, nhiều trường hợp bạo lực, bạo hành đối với trẻ em xuất hiện trong nhà trường với nhiều hình thức và mức độ biểu hiện khác nhau, gây bức xúc cho toàn xã hội.

Trên thế giới, bạo lực trẻ em là một cụm từ xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng và được sử dụng chính thức trong các văn bản quốc tế về quyền Trẻ em. Tại điều 19 (Công ước quốc tế về quyền Trẻ em năm 1989) đưa ra quan điểm: “Bạo lực trẻ em đó là mọi hình thức bạo lực về thể xác và tinh thần, gây tổn thương hay xúc phạm, bỏ mặc hoặc sao nhãng trong việc chăm sóc, ngược đãi hoặc bóc lột, kể cả về xâm hại T*nh d*c”. Đồng thời phân chia các hành vi bạo lực đối với trẻ thành 4 loại: bạo lực về thể chất; chểnh mảng trầm trọng trong chăm sóc; bạo lực tâm lý; hành hạ T*nh d*c.

Tại Việt Nam, có khoảng 20% số trẻ em 8 tuổi nói rằng các em đã từng bị trừng phạt thân thể ở trường. Khoảng 16% (tương đương 1,7 triệu) trẻ em độ tuổi từ 5 - 17 tuổi được coi là lao động trẻ em. Trong đó có 7,8% trẻ làm việc trong các điều kiện nguy hiểm.

Ở nước ta, theo số liệu thống kê của Bộ Công an, trung bình mỗi năm có 3.000 đến 4.000 vụ bạo lực trẻ em, trong đó phát hiện khoảng 100 trẻ bị giết hại và 1.000 trẻ bị xâm hại T*nh d*c. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017, toàn quốc xảy ra 315 vụ xâm hại trẻ em bao gồm các nhóm trẻ em bị mua bán, bị xâm hại T*nh d*c, bị bạo lực.

Các biểu hiện nghi ngờ trẻ bị bạo hành về thể chất

- Trẻ có các biểu hiện bất thường về hành vi không rõ lý do.

- Đột ngột có các thay đổi về hành vi.

- Trẻ quấy khóc, la hét, ngủ không ngon giấc.

- Ở trẻ lớn, kết quả học tập sa sút.

- Tính tình trở nên hung hăng hoặc thu mình lại.

- Có thái độ cảnh giác khi tiếp xúc với người lớn.

- Gắn kết dễ dàng với người lạ nhưng lại sợ cha mẹ hay sợ bảo mẫu.

- Có nhiều chấn thương không giải thích được nguyên do.

- Sợ đi học, thường vắng mặt ở trường.

Những tổn thương về thể trạng, phụ huynh dễ dàng trông thấy. Còn tổn thương vềmặt tinh thần không dễ nhận biết chút nào. Thông thường, trẻ có thể hoảng sợ, ngủ không ngon giấc, sợ đi học, bị rối loạn tâm lý và cảm xúc… Từ đó trẻ lúc nào cũng sợ sệt và thu mình lại, nhìn thấy ai cũng sợ bị tai họa, và có thể bị thui chột những khả năng có thể phát huy.

20% trẻ em nói rằng các em đã từng bị trừng phạt thân thể ở trườngHậu quả để lại cho trẻ sau các vụ bạo hành là rất nặng nề. Trẻ sẽ mất niềm tin hoàn toàn, bởi cô giáo, cha mẹ đều là những người chúng yêu thương, quý trọng nhưng cũng ra tay đánh đập chúng.

Sau này lớn lên, trẻ có thể sống khép kín, trở nên ngại giao tiếp, thậm chí còn những có hành vi bạo lực, chống đối xã hội...

Hành vi của những đứa trẻ đó khi phạm tội thường rất lạnh lùng, cuồng bạo như chính những gì mà người lớn đã “gieo” vào tâm hồn chúng.

Thực tế cũng đã chứng minh, trẻ ở giai đoạn từ 4 - 10 tuổi dễ bị ảnh hưởng tâm lý nhất. Khi đó, tâm lý của trẻ đang phát triển tự nhiên nhưng do bị gò bó và luôn có cảm giác khiếp sợ, lo lắng cho nên dễ để lại di chứng về sau.

“Thậm chí, rất nhiều đứa trẻ lớn lên trong sự bạo hành dã man của cha mẹ, thầy cô đã trở thành tội phạm trong xã hội.

Phát hiện và can thiệp sớm

Một trong những can thiệp có hiệu quả đối với trẻ em và vị thành niên có các vấn đề sang chấn là liệu pháp “Liệu pháp nhận thức hành vi tập trung vào sang chấn” - trauma-focused cognitive-behavioral therapy (tf-cbt).

Đây là một liệu pháp dựa vào gia đình dành cho đối tượng trẻ em sang chấn với nhiều nghiên cứu có bằng chứng hỗ trợ mạnh mẽ trong việc hỗ trợ cải thiện trầm cảm, lo âu, hành vi, nhận thức, mối quan hệ và những vấn đề khác.

Giáo dục tâm lý được thực hiện xuyên suốt trong khóa trị liệu và rất quan trọng trong những phiên đầu để nâng cao sự tham dự vào quá trình trị liệu. Nhà trị liệu cung cấp những phản hồi cụ thể về những trải nghiệm sang chấn và cách phản hồi về sang chấn đó của trẻ và phụ huynh cũng như về điểm mạnh và điểm yếu của trẻ.

Bao gồm: giúp phụ huynh hiểu rõ về sang chấn cũng như những tác động của sang chấn. Hiểu những phản hồi của trẻ cũng như chính bản thân họ về vấn đề, trang bị cho cha mẹ những kỹ năng góp phần hỗ trợ hiệu quả của quá trình hồi phục của trẻ sau sang chấn bằng cách nhà trị liệu cùng với phụ huynh phát triển các hoạt động trong sinh hoạt hằng ngày để tạo cảm giác an toàn cho trẻ; cung cấp cho trẻ và phụ huynh có những kỹ năng để ứng phó và quản lý các tác nhân gây stress trong đời sống hằng ngày cũng như là những khó chịu với những ký ức sang chấn.

Tập trung vào hơi thở là một kỹ thuật quan trọng trong huấn luyện thư giãn bởi vì dễ huấn luyện và có thể sử dụng trong mọi hoàn cảnh. Một số kỹ thuật khác cũng được lồng ghép vào huấn luyện thư giãn như bài tập thư giãn cơ tiến triển, tưởng tượng có hướng dẫn, thực tập chánh niệm…

Những sự kiện gây sang chấn như: bao gồm lạm dụng T*nh d*c, bạo hành cơ thể, bạo lực gia đình, thảm họa, các chấn thương y khoa... Hầu hết các trẻ đều có khả năng hồi phục, tuy nhiên những trải nghiệm sang chấn cho thấy có nguy cơ cao nối kết với những vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần.

Khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ bị bạo hành, cha mẹ nên tách trẻ khỏi tình huống, sự kiện gây khủng hoảng càng sớm càng tốt, đồng thời kiểm tra xem trẻ có bị tổn hại gì về mặt cơ thể hay không và đưa trẻ đến thăm khám với những nhà chuyên môn.

Không nên:

Tuyệt đối không được la mắng trẻ hoặc ép trẻ tiếp tục làm những việc mà trẻ sợ hãi.

Người nhà, bè bạn, thầy cô, xã hội cần tránh nhắc lại hay vô tình “làm mới” ký ức đau buồn của trẻ. Người thân nên ở bên cạnh để giúp trẻ cảm thấy không bơ vơ, đơn độc đối phó với sang chấn.

Nên đưa trẻ đi du lịch, giải trí, nghe nhạc vui tươi, tập thể dục thích hợp để giúp trẻ nguôi dần nỗi sợ hãi.

Nên cố gắng giúp trẻ duy trì nề nếp sinh hoạt như cũ.

ThS.BS. NGUYỄN NGỌC QUANG

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/thuc-trang-va-nhu-cau-tri-lieu-tam-ly-cho-tre-bi-bao-hanh-n143762.html)

Tin cùng nội dung

  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thuốc khánh sinh cho trẻ làm sao để sử dụng an toàn và hiệu quả, những điều cần lưu ý khi dùng kháng sinh cho trẻ? Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần...
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY