Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Tư vấn cách chọn sữa cho người xuất huyết dạ dày

Sữa là một nguồn dinh dưỡng bổ ích cho cơ thể người, nhưng nếu bạn bị xuất huyết dạ dày thì cần chú ý về thời điểm và loại sữa để tránh làm bệnh thêm nặng

uống sữa chắc chắn không thể điều trị xuất huyết dạ dày, tuy nhiên nó có thể giảm bớt các cơn đau tạm thời. các bác sĩ có thể kê đơn sữa hoặc sản phẩm sữa lên men để bảo vệ đạ dày của bạn khỏi tái nhiễm bệnh.

Lợi ích của sữa đối với cơ thể người

Sữa là một loại thức uống bổ dưỡng, cung cấp một lượng dinh dưỡng đầy đủ để nuôi dưỡng cơ thể người, bao gồm:

    Protein

Xuất huyết dạ dày có nên uống sữa không?

Người bị xuất huyết dạ dày thường xuyên được khuyên là nên uống nhiều sữa vì nó sẽ làm dịu dạ dày và chữa lành các vết thương. tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. sữa có thể giúp bạn đỡ đau trong một vài phút, nhưng uống quá nhiều sữa có thể khiến dạ dày sản xuất nhiều axit hydrochloric và khiến cơn đau thêm nghiêm trọng.

Uống một ly sữa có tác dụng gần giống như Thu*c giảm đau thông thường như aspirin hoặc ibuprofen. sữa giúp tránh kích ứng mạn tính của niêm mạc dạ dày và hạn chế gây viêm loét dạ dày thực quản. bên cạnh đó, các sản phẩm sữa lên men có thể cải thiện các vi khuẩn có lợi trong ruột và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Người bệnh nên uống sữa đúng khẩu phần được đề nghị. Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh một số thực phẩm làm nghiêm trọng tình trạng như: trà, cà phê, socola, rượu và nước ngọt.

Xuất huyết dạ dày có được ăn sữa chua không?

Sữa chua là một chế phẩm quen thuộc của sữa. tuy nhiên, vì sữa chua có vị chua nên nhiều người nghĩ rằng người đau dạ dày nói chung và xuất huyết dạ dày không nên sử dụng thực phẩm này. điều này không hẳn là sai, tuy nhiên sử dụng sữa chua hợp lý cũng góp phần cải thiện hệ tiêu hóa của bạn.

Trong sữa chua có chứa thành phần axit lactic có thể kích thích tiêu hóa, tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng. Ngoài ra, trong sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn có giúp làm sạch đường ruột giúp bảo vệ hệ tiêu hóa.

Từ thông tin được cung cấp ở trên, bạn có thể thấy sữa tươi cũng như sữa chua đều có tác dụng nhất định đối với bệnh nhân xuất huyết dạ dày. để có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tốt nhất, người bệnh nên dùng sữa theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Cách chọn sữa cho người xuất huyết dạ dày

Sữa cung cấp năng lượng và giúp làm lành các tế bào bị tổn thương. tuy nhiên, đối với người xuất huyết dạ dày, khi chọn sữa cần chú ý một số tiêu chí sau:

    Chọn sữa không chứa lactose vì đây là thành phần khó tiêu hóa, dễ gây đầy bụng và khó tiêu. Mặc dù lactose sẽ cung cấp glucose và kích thích lợi khuẩn trong đường ruột nhưng khi xuất huyết dạ dày, cơ thể sẽ không thể dụng nạp được lactose. Thừa lactose dẫn đến trướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy,…

Những lưu ý khi dùng sữa cho người bị xuất huyết dạ dày

Mặc dù sữa có thể hạn chế các cơn đau, nhưng người bệnh dạ dày nói chung và xuất huyết dạ dày nói riêng không nên quá lạm dụng sữa. cách sử dụng sữa tốt nhất cho người bệnh dạ dày, xuất huyết dạ dày:

    Uống một ly sữa vào buổi sáng để tăng cường năng lượng và ổn định đường huyết

Một lưu ý khác cho người bệnh xuất huyết dạ dày là không nên uống sữa quá lạnh. vì nhiệt độ lạnh có thể kích thích niêm mạc dạ dày và làm tổn thương thành dạ dày. bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên hâm nóng sữa chua trước khi dùng, bởi vì nó sẽ giết ch*t vi khuẩn có lợi.

Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thể chẩn đoán hay lời khuyên của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hoit nào, hãy liên hệ nhân viên y tế hoặc bác sĩ chuyên môn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/sua-cho-nguoi-xuat-huyet-da-day)

Tin cùng nội dung

  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY