Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Các loại Thuốc tây chữa đau dạ dày (có đơn Thuốc)

Các loại Thuốc tây chữa đau dạ dày thường được chỉ định gồm Thuốc giảm đau chống co thắt, Thuốc kháng histamine H2, Thuốc ức chế bơm proton...

Thuốc giảm đau chống co thắt, Thuốc kháng histamine h2, Thuốc ức chế bơm proton… là các loại Thuốc tây chữa đau dạ dày thường được chỉ định. những loại Thuốc này có tác dụng hỗ trợ làm giảm triệu chứng, ức chế hoạt động của vi khuẩn và phục hồi vùng niêm mạc bị tổn thương. tuy nhiên nếu sử dụng Thuốc thiếu thận trọng hoặc dùng Thuốc không đúng cách, người bệnh có thể gặp các phản ứng bất lợi.

Các loại Thuốc tây chữa đau dạ dày thường được kê toa

Những cơn đau dạ dày có thể khởi phát do các vấn đề, bệnh về hệ tiêu hóa như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng zollinger-ellisone, viêm loét dạ dày tá tràng… cơn đau cũng có thể đi kèm với nhiều triệu chứng khó chịu khác. điển hình như buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng, ợ hơi, ăn không ngon, nôn mửa…

Đối với trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê toa các loại Thuốc tây chữa đau dạ dày dưới đây:

1. Thuốc giảm đau chống co thắt

Thuốc giảm đau chống co thắt thường góp mặt trong các đơn Thuốc điều trị đau dạ dày nhằm kiểm soát cơn đau và phòng ngừa các triệu chứng khác xuất hiện do dạ dày co thắt quá mức. nhóm Thuốc này có tác dụng gây ức chế hoặc làm thư giãn pde 4 trong tế bào cơ trơn. từ đó giúp chống lại hoạt động co thắt của hệ tiêu hóa và những cơ quan nội tạngi khác.

Tuy nhiên phụ nữ đang mang thai, những người mắc bệnh tim, thận, gan… không được khuyến cáo sử dụng nhóm Thuốc giảm đau chống co thắt.

Drotaverin và Alverin là hai hoạt chất chống co thắt được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh đau dạ dày.

    Alverin

Alverin có tác dụng thư giãn và xoa dịu cơ trơn của đường ruột và dạ dày. loại Thuốc này thường được sử dụng để cải thiện cơn đau do hội chứng ruột kích thích và viêm dạ dày. một số biệt dược có chứa hoạt chất alverin gồm: spasmonavin, spasmaverin, sparenil, cadispasmin…

    Drotaverin

Drotaverin có khả năng ức chế chọn lọc phosphodiesterase 4 tồn tại ở tế bào cơ trơn. từ đó Thuốc có tác dụng chống co thắt dạ dày hiệu quả.

Tương tự như alverin, Thuốc drotaverin thường được sử dụng để kiểm soát cơn đau xảy ra ở dạ dày và cơn đau xảy ra do rối loạn chức năng ruột. một số biệt dược có chứa hoạt chất drotaverin gồm pymenospain, nospa…

2. Thuốc kháng histamine H2

Thuốc kháng histamine H2 có khả năng tác động và ức chế chọn lọc thụ thể H2 tồn tại ngay tại tế bào viền của dạ dày. Từ đó giúp kiểm soát quá trình bài tiết dịch vị khi có sự kích thích của các tác nhân như ăn uống, đói, sử dụng caffeine…

Tuy nhiên tác dụng giảm tiết acid của Thuốc kháng histamine H2 có thể phục hồi sau khi người bệnh ngưng sử dụng Thuốc.

Thuốc kháng histamine h2 thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị cho những trường hợp đau dạ dày do viêm loét dạ dày – tá tràng tiến triển, hội chứng zollinger-ellison, đa u tuyến nội tiết và trào ngược dạ dày thực quản.

Các loại Thuốc kháng histamine h2 được sử dụng phổ biến trong điều trị đau dạ dày gồm: famotidin, cimitidin, nizatidin và ranitidin.

Tuy nhiên những đối tượng được liệt kê dưới đây cần thận trọng khi sử dụng Thuốc kháng histamine H2:

    Bệnh nhân bị suy gan và suy thận

Ngoài ra Thuốc kháng histamine h2 có khả năng tương tác với nhiều loại Thuốc điều trị khác. chính vì thế, bệnh nhân cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng phối hợp.

Ngoài ra một số tác dụng phụ có thể phát sinh trong thời gian sử dụng Thuốc kháng histamine H2 để chữa bệnh đau dạ dày. Cụ thể như trầm cảm, chóng mặt, tiêu chảy, bồn chồn, dị ứng, phát ban, mất phương hướng, ảo giác…

3. Thuốc giảm đau dạ dày nhóm Antacid

Thuốc giảm đau dạ dày nhóm antacid (Thuốc kháng acid) có tác dụng chính là bảo vệ vùng niêm mạc bị loét và làm giảm dịch vị dưa thừa trong dạ dày.

Thuốc nhóm antacid có thể được sử dụng cho hầu hết các vấn đề, bệnh lý ở dạ dày. điển hình như bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp, trào ngược dạ dày thực quản…

Thuốc giảm đau dạ dày nhóm antacid thường được bào chế dưới dạng gel, sữa. trong đó có phospholugel, yumangel, varogel, pepsane, grangel và nhiều loại Thuốc đau dạ dày dạng sữa khác.

Tuy nhiên loại Thuốc này không được khuyến cáo sử dụng cho những người mắc bệnh thận, trẻ em dưới 3 tháng tuổi, phụ nữ đang mang thai, người đang thực hiện chế độ ăn kiêng magie…

4. Thuốc ức chế bơm proton

Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) được sử dụng với mục đích ức chế quá trình tiết dịch vị ở dạ dày. Cơ chế hoạt động của nhóm Thuốc này là ức chế enzyme hydro-kali adenosine triphosphate – một loại enzyme tồn tại ở tế bào viền của dạ dày.

Tương tự như Thuốc kháng Histamine H2, nhóm Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng kiểm soát quá trình bài tiết dịch vị khi có sự kích thích của các tác nhân. Tuy nhiên Thuốc ức chế bơm proton phát huy tác dụng nhanh hơn và kéo dài hơn.

Trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày kèm theo nhiễm khuẩn helicobacter pylori, Thuốc ức chế bơm proton thường được sử dụng kết hợp với các loại Thuốc kháng sinh.

Thuốc ức chế bơm proton được bác sĩ chuyên khoa chỉ định để kiểm soát và làm giảm triêu chứng đau dạ dày xảy ra do viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng zollinger-ellison, và trào ngược dạ dày thực quản. tuy nhiên người bệnh cần tránh sử dụng Thuốc trong thời gian dài và uống với liều cao.

Việc đưa Thuốc ức chế bơm proton vào quá trình chữa đau dạ dày có thể kéo theo một số tác dụng phụ không mong muốn. cụ thể như loãng xương, tiêu chảy, chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, chướng bụng…

Một số loại Thuốc ức chế bơm proton được sử dụng phổ biến trong điều trị đau dạ dày gồm: omeprazol, rabeprazole, lansoprazol, pantoprazole…

5. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định khi bạn bị đau dạ dày kèm theo nhiễm vi khuẩn hp (helicobacter pylori). việc sử dụng kháng sinh sẽ giúp bạn ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn trong dạ dày nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết dịch vị. chính vì thế, Thuốc kháng sinh thường được sử dụng phối hợp với Thuốc kháng histamine h2 hoặc Thuốc ức chế bơm proton.

Kháng sinh nhóm Macrolid và kháng sinh nhóm Penicillin là hai nhóm Thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong quá trình khắc phục bệnh đau dạ dày.

    Kháng sinh nhóm Penicillin

Thuốc kháng sinh nhóm penicillin khi được đưa vào cơ thể sẽ phát huy tác dụng tiêu diệt vi khuẩn bằng cách ức chế hoạt động tổng hợp mucopeptide của thành vi khuẩn. vì thế nhóm kháng sinh này thường được ưu tiên sử dụng cho các trường hợp bị đau dạ dày có nhiễm vi khuẩn hp.

Trong trường hợp sử dụng kháng sinh nhóm Penicillin trong điều trị dài hạn, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra chức năng gan và chức năng thận. Hoạt động này sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường và điều trị.

Ngoài ra những người sử dụng kháng sinh nhóm Penicillin còn có nguy cơ đối mặt với một số tác dụng phụ không mong muốn. Điển hình như tiêu chảy, ngoại ban, buồn nôn…

Amoxicillin, oxacillin, ampicillin là các loại Thuốc kháng sinh nhóm penicillin thường được sử dụng trong điều trị đau dạ dày và nhiều bệnh lý về hệ tiêu hóa khác.

    Kháng sinh nhóm Macrolid

Kháng sinh nhóm Macrolid khi vào cơ thể sẽ gắng vào tiểu phần 50S của vi khuẩn. Từ đó giúp gián đoạn và cản trở quá trình tạo chuỗi peptide. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo không sử dụng nhóm Thuốc kháng sinh này cho phụ nữ đang mang thai hoặc những người bị dị ứng.

Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh nhóm Macrolid có thể hình thành một số tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn. Tác dụng phụ thường gặp nhất gồm rối loạn chức năng gan, buồn ngủ, buồn nôn, tiêu chảy, rối loạn đường tiêu hóa, mệt mỏi, đau đầu…

Một số loại kháng sinh nhóm macrolid thường được dùng trong điều trị đau dạ dày gồm azithromycin, erythromycin, clarythromycin…

Những điều cần lưu ý khi sử dụng các loại Thuốc tây chữa đau dạ dày

Các loại Thuốc tây chữa đau dạ dày thường phát huy tác dụng trong thời gian ngắn, đạt hiệu quả điều trị cao. tuy nhiên việc sử dụng loại Thuốc này có thể gây ra nhiều rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn. chính vì thế, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây khi sử dụng Thuốc tây điều trị bệnh đau dạ dày:

    Trước khi sử dụng đơn Thuốc điều trị đau dạ dày, người bệnh nên chia sẻ với bác sĩ chuyên khoa về các loại Thuốc đang dùng để tránh gây hiện tượng tương tác.

Các loại Thuốc tây chữa đau dạ dày có khả năng bảo vệ và phục hồi niêm mạc dạ dày, ức chế vi khuẩn gây hại và làm giảm nhanh các triệu chứng khó chịu. tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng Thuốc để giảm thiểu các tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/thuoc-tay-chua-dau-da-day)

Tin cùng nội dung

  • Tôi đau dạ dày nhiều năm rồi. Lần này có dịp lên Sài Gòn học, Mangyte chỉ giúp tôi phòng khám uy tín với. Tôi cần chuẩn bị gì khi đi khám bệnh. Cảm ơn Mangyte nhiều nhé. (Nguyễn Thành Tín Trung, Hậu Giang)
  • Mangyte cho em hỏi, chi phí nội soi ở cổ và dạ dày là bao nhiêu tiền ạ? Cảm ơn Mangyte. (Đình Phi - quận 12, TPHCM)
  • Xin chào Mangyte, Tôi đang tìm hiểu về phẫu thuật cắt bỏ dạ dày để giảm béo. Nhưng tôi không biết bệnh viện nào uy tín ở TPHCM có tiến hành loại phẫu thuật này? Tôi mong tìm được bệnh viện và bác sĩ giỏi. Xin bác sĩ vui lòng chỉ giúp dùm tôi. Cám ơn Mangyte! (Tâm - Q. Phú Nhuận)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY