Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em

Viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm hay không? Hướng dẫn điều tị và phòng ngừa bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em bố mẹ không nên bỏ qua.

viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em là tình trạng viêm đường hiêu hóa dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy (thậm chí là cả hai), đôi khi kèm với sốt và đau quặn bụng. bệnh gây mất nước, mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể.

Viêm dạ dày ruột cấp phổ biến ở đối tượng trẻ dưới 5 tuổi ở những quốc gia đang phát triển và chậm phát triển – nơi có môi trường sống còn nhiều bất cập, khó tiếp cận được dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng. mỗi năm, có khoảng 2 triệu trẻ em Tu vong vì căn bệnh trên. tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc và điều trị, hậu quả sẽ không quá nghiêm trọng.

I. Nguyên nhân viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em

Dưới đây là danh sách những tác nhân có thể gây viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em:

1. Vi rút (∼70%)

    Vi rút Rota

Theo giới chuyên môn, nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột cấp ở đối tượng trẻ em hiện nay là vi rút, trong đó phổ biến nhất là vi rút rota và norovirus. khi xâm nhập vào cơ thể, rota và norovirus làm tổn thương tế bào ruột non, gây sốt và tiêu chảy nhẹ (không có lẫn máu).

Vi rút thường lây lan theo đường phân – miệng hoặc đường hô hấp, bùng phát thành những đợt dịch lớn vào cuối mùa đông ở những nước ôn đới và gây bệnh quanh năm ở những nước nhiệt đới. Trẻ từ 3 tháng tuổi đến 2 tuổi là lứa dễ bị nhiễm khuẩn nhất.

2. Động vật nguyên sinh (<10%)

    Cryptosporidium

3. Vi khuẩn (10-20%)

    Campylobacter jejuni, Salmonella: Sau khi xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công niêm mạc ruột non và ruột già, gây viêm kèm theo các triệu chứng như: sốt cao, máu lẫn trong phân.

4. Giun sán

    Giun tròn (Strongyloides stercoralis)

Viêm dạ dày ruột cấp có thể lây từ người này sang người khác thông qua đường ăn uống và hô hấp. ăn thực phẩm bẩn, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là thịt chưa nấu chín hoặc không bảo quản đúng cách như thịt bò, thịt bò, thịt lợn và hải sản chính là một cách đưa mầm bệnh đi vào cơ thể. ngoài ra, bệnh viêm dạ dày cấp cũng có thể được lây nhiễm qua việc sử dụng nguồn nước bị nhiễm khuẩn.

II. Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em

Khi bị viêm dạ dày ruột cấp, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng sau:

    Tiêu chảy: Trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc nước ít nhất 3 lần trong vòng 24 giờ. Trong trường hợp trẻ bị nhiễm trùng, phân có thể lẫn với máu và chất nhầy.

Nếu chỉ bị viêm dạ dày ruột nhẹ, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm và biến mất trong vòng vài ngày. thông thường, trẻ nôn mửa trong 1 – 2 ngày. tiêu chảy xuất hiện sau khi hết nôn, kéo dài trong vòng 5 – 7 ngày. trẻ có thể đi ngoài phân lỏng trong vòng 1 tuần hoặc thậm chí là lâu hơn.

Tiêu chảy và nôn khiến cho trẻ bị mất nước (vì chất lỏng liên tục thất thoát ra ngoài). Những trẻ bị mất nước nhẹ sẽ có biểu hiện khát nước. Còn trẻ bị mất nước nghiêm trọng sẽ xuất hiện một số biểu hiện như: bơ phờ, cáu kỉnh, uể oải…, cần bù nước và chăm sóc kịp thời.

Một số dấu hiệu mất nước do viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em gồm:

    Mắt trũng sâu

III. Biến chứng viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em

Viêm dạ dày ruột có thể gây một số biến chứng sau:

    Mất cân bằng chất điện giải trong cơ thể: Chất điện giải bị mất qua phân do bị tiêu chảy hoặc nôn mửa mà không được bù đắp đủ. Đây là biến chứng mà bất kì trẻ nào cũng có thể gặp phải.
  • Hội chứng ruột kích thích: Đôi khi, viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ em cũng làm kích hoạt hội chứng ruột kích thích.
  • Hội chứng tiêu chảy kéo dài: Hiếm gặp.
  • Suy dinh dưỡng: Đây là rủi ro thường phát sinh ở những nước đang phát triển.
  • Không dung nạp được Lactose: Khi bị viêm dạ dày ruột cấp, niêm mạc ruột non của trẻ có thể bị tổn thương. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu enzym lactase – enzym cần thiết để chuyển hóa đường trong sữa. Không dung nạp được Lactose, trẻ có thể gặp phải một số vấn đề như đau bụng, đầy hơi… Tình trạng trên được cải thiện khi niêm mạc ruột phục hồi.

IV. Cách điều trị viêm dạ dày và ruột cấp ở trẻ em

Do hệ thống miễn dịch của trẻ có khả năng loại bỏ nhiễm trùng nên các triệu chứng của bệnh viêm dạ dày ruột cấp sẽ nhanh chóng ổn định trong một vài ngày. trẻ có thể được điều trị tại nhà nếu bệnh không đáng ngại và chỉ nhập viện nếu biểu hiện viêm dạ dày ruột cấp dữ dội.

Hiện nay, phương pháp điều trị chủ yếu cho trẻ bị viêm dạ dày cấp đó là nghỉ ngơi tại giường và bổ sung đầy đủ chất lỏng. rất hiếm trường hợp viêm dạ dày ruột cấp phải dùng đến kháng sinh (cho bệnh nhiễm trùng) và Thu*c chống nôn mửa (để hạn chế tiêu chảy).

1. Bổ sung nước:

Trẻ em được khuyến khích nên bổ sung nhiều chất lỏng để bù nước cho cơ thể.

+ Đối với trẻ em và trẻ sơ sinh:

Trẻ sơ sinh nên tiếp tục bú hoặc uống sữa công thức kèm theo dung dịch điện giải đường uống (dung dịch bù nước đường uống, có dạng bột, được bán sẵn tại các nhà Thu*c).

Bố mẹ không nên cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dùng đồ uống chứa quá nhiều caffein, đồ uống có gas, nước ép trái cây… Các loại thức uống này có chứa nhiều đường nhưng lại ít muối (chất điện giải) để bù đắp cho lượng chất điện giải mà cơ thể đã thất thoát.

+ Đối với trẻ em vị thành niên:

Mặc dù nước uống thể thao chứa ít chất điện giải hơn so với dung dịch điện giải nhưng trẻ vị thành niên vẫn có thể dùng thay cho nước trái cây, soda vì chúng có chứa ít lượng đường.

Tùy thuộc vào mức độ triệu chứng trẻ mắc phải, bố mẹ sẽ có các ứng phó như sau:

+ Trường hợp trẻ bị nôn:

Cho trẻ bổ sung nhiều chất lỏng để ngăn tình trạng mất nước. Sau khi uống, bố mẹ cần theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu nhận thấy trẻ không bị nôn, cách 15 – 20 phút, bố mẹ nên cho trẻ uống một ngụm nhỏ chất lỏng và tăng dần thể tích để cơ thể hấp thu. Khi nhận thấy trẻ nôn và tiêu chảy ít hơn, bố mẹ có thể cho bé ăn uống như bình thường vào ngày hôm sau.

+ Trẻ bị tiêu chảy nhưng nôn ít:

Trẻ cần được cung cấp đủ nước và chất điện giải để bù lượng chất điện giải thất thoát do tiêu chảy. không giống như trường hợp viêm dạ dày ruột cấp gây nôn, trẻ bị tiêu chảy vẫn có thể uống nhiều nước và ăn uống bình thường. tuy nhiên, tiêu chảy nặng có thể làm giảm sự hấp thu của các sản phẩm chứa đường sữa, khiến cho tiêu chảy càng nghiêm trọng hơn, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý.

Nếu trẻ không thể uống từng ngụm chất lỏng hoặc có biểu hiện mất nước nghiêm trọng như khô miệng, lờ đờ, khóc không ra nước mắt…, bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời. các trường hợp mất nước nghiêm trọng sẽ được bù đắp bằng cách tiêm tĩnh mạch. kể cả khi không có những biểu hiện vừa được liệt kê trên nhưng các triệu chứng viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ kéo dài từ 1 – 2 ngày, bố mẹ cũng nên đưa con mình đến bệnh viện để thăm khám.

2. Dùng Thu*c:

Đây không phải là cách điều trị ưu tiên khi trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp:

    Thu*c chống tiêu chảy: Thu*c chống tiêu chảy Loperamid thường không được được áp dụng điều trị viêm dạ dày ruột cấp (trừ khi có chỉ định của chuyên gia) vì Thu*c có thể gây tác dụng phụ.

3. Probiotic

Probiotic là những loại vi khuẩn tự nhiên được tìm thấy trong cơ thể, và một số loại thực phẩm. probiotic như lactobacillus (thường có trong sữa chua) có thể rút ngắn một chút thời gian tiêu chảy (một ngày) nếu mọi người bắt đầu dùng chúng ngay sau khi phát bệnh. tuy vậy, men vi sinh có thể không thể điều trị được được bệnh viêm dạ dày ruột cấp. bệnh nhân cần được truyền tĩnh mạch hay nhập viện.

V. Hướng dẫn phòng ngừa viêm dạ dày ruột cấp ở trẻ

Viêm dạ dày ruột cấp có thể lây lan từ người này sang người khác. để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, cần áp dụng những biện pháp sau:

    Với trẻ sơ sinh, bố mẹ cần thay tả cho trẻ sau mỗi lần trẻ đi vệ sinh. Bố mẹ cũng cần cho trẻ bú mẹ vì điều này có thể hạn chế khả năng viêm dạ dày ruột cấp nhiều hơn so với trẻ bú bình.

Trên đây, bài viết vừa cung cấp cái nhìn tổng quát về bệnh viêm dạ dày cấp ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách điều trị… hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích đến bố mẹ có con nhỏ bị bệnh. nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp.

Thuocdantoc.vn không đưa lời khuyên, chẩn đoán và điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/benh-viem-da-day-ruot-cap-o-tre-em)

Tin cùng nội dung

  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY