Bệnh mất ngủ thường được coi là bệnh của người lớn, nhưng thực tế nhiều trẻ em cũng bị chứng mất ngủ. Bệnh mất ngủ ở trẻ em, có thể ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.
Tuy trẻ em rất dễ đi vào giấc ngủ, nhưng đôi khi bệnh lý hay những tác động của môi trường, có thể khiến trẻ mất ngủ. Nguyên nhân nào khiến trẻ em mất ngủ, và cách
trị chứng mất ngủ ở trẻ em như thế nào, Kênh Mạng Y Tế sẽ giúp phụ huynh bé hiểu, về
chứng mất ngủ ở trẻ em, cũng như cách khắc phục, để giúp bé ngủ ngon giấc hơn.
1. Chứng mất ngủ là gì?
– Mất ngủ là triệu chứng mà một người bị khó ngủ, và gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ. Thường thì người bị mất ngủ thức suốt cả đêm. Một số người ngủ được vài tiếng rồi tỉnh giấc, và không thể tiếp tục ngủ trở lại, trong khi một số khác lại không thể ngủ được.
2. Nguyên nhân khiến trẻ em mất ngủ.
3. Điều trị chứng mất ngủ ở trẻ em.
– Việc điều trị chính cho chứng mất ngủ, là dùng Thu*c thông thường. Theo American Academy of Sleep Medicine, việc điều
trị chứng mất ngủ ở trẻ, thường là kê toa Thu*c chống trầm cảm.
– Tuy nhiên việc cho trẻ dùng các loại Thu*c này, có thể gây nghiện Thu*c được kê toa, và dẫn đến các hành vi nghiện ngập khác. Dùng Thu*c để điều
trị chứng mất ngủ cho trẻ: “lợi bất cập hại”. Điều này có thể gây vấn đề lớn hơn chứng mất ngủ.
– Những bậc phụ huynh không muốn dùng Thu*c, để chữa
trị chứng mất ngủ cho trẻ, có thể áp dụng biện pháp thay đổi lối sống và dinh dưỡng tốt.
4. Dinh dưỡng tốt.
Việc thiếu các loại khoáng chất và vitamin dưới đây, có thể gây chứng mất ngủ:
Khẩu phần ăn của trẻ bao gồm thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn vặt. Những thực phẩm này thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết, để “cản trở” chứng mất ngủ. Cha mẹ nên cho trẻ dùng các thực phẩm tươi, chưa được chế biến sẵn, như là các sản phẩm tươi và ngũ cốc nguyên hạt, có chứa những loại vitamin và khoáng chất cần thiết, trong khẩu phần ăn của trẻ. Cha mẹ cũng cần cân nhắc, cho trẻ dùng các viên bổ sung các loại khoáng chất và vitamin nói trên.
5. Thay đổi lối sống.
Ngoài việc thay đổi khẩu phần ăn cho trẻ, cha mẹ cũng nên thay đổi lối sống của trẻ, nhằm điều chỉnh chứng mất ngủ của con.
6. Định giờ ngủ.
Cha mẹ nên định giờ ngủ cho con trẻ, và buộc trẻ tuân theo. 8 giờ tối là quá sớm. Thời gian bắt buộc trẻ phải ngủ nên là 9 giờ 30 phút tối. Đây là thời gian không quá sớm, cũng không quá muộn. Và giờ thức giấc nên là 6 giờ 30 phút sáng, có như vậy, trẻ mới ngủ đủ 8 tiếng. Bậc phụ huynh cũng nên đồng thời đi ngủ cùng thời gian như trẻ. Như vậy mới có thể làm gương tốt cho con, và ngăn trẻ có ý định muốn thức khuya.
7. Hoạt động ngoại khóa.
Phụ huynh nên hạn chế, các hoạt động ngoại khóa của con trong năm học. Các hoạt động này tiêu tốn rất nhiều thời gian, mà lẽ ra trẻ có thể dùng để học và làm bài tập về nhà. Trẻ tham gia nhiều hơn 1 hoạt động ngoại khóa, thường phải thức khuya để làm bài tập về nhà, điều này lấy đi rất nhiều thời gian, mà trẻ có thể ngủ. Thế nên, nếu phụ huynh nhận thấy các hoạt động ngoại khóa, gây ảnh hưởng đến giờ giấc nghỉ ngơi của con, hãy cho trẻ nghỉ bớt các hoạt động ngoại khóa này.
8. Trò chơi điện tử và máy tính.
Cha mẹ không nên cho trẻ chơi điện tử, vào các ngày trong tuần trong năm học. Một khi trẻ bắt đầu chơi, rất khó nếu không muốn nói là, gần như không thể buộc trẻ ngừng chơi. Thế nên, các bậc phụ huynh cần ra quy định, chỉ cho trẻ chơi điện tử không quá 2 tiếng một ngày, vào cuối tuần. Khi nghỉ hè, có thể cho phép trẻ chơi điện tử vào các ngày cuối tuần, nhưng phải với thời lượng hợp lý.
Trong năm học, phụ huynh nên giới hạn việc sử dụng máy tính, chỉ để trẻ làm bài tập về nhà. Đồng thời nghiêm cấm, việc sử dụng máy tính muộn vào ban đêm.
Cha mẹ cũng không nên cho phép con chơi điện tử, và dùng máy tính trong phòng riêng, vì trẻ sẽ khó vượt qua cám dỗ thức khuya. Bậc phụ huynh cần đặt ra những quy định cụ thể, thời gian trẻ được chơi điện tử hay sử dụng máy tính.
Dù có nhiều trẻ cũng bị chứng mất ngủ, nhưng sự giám sát cần thiết từ bậc phụ huynh, sẽ giúp trẻ điều chỉnh để vượt qua. Cha mẹ phải cho trẻ ăn những khẩu phần ăn có lợi cho sức khỏe, đồng thời phải giám sát và theo dõi lối sống của trẻ, để bảo đảm con trẻ có sự nghỉ ngơi hợp lý. Nếu thay đổi lối sống và khẩu phần ăn chưa đủ, để giúp trẻ “thoát khỏi” chứng mất ngủ, đến lúc này, thì bậc phụ huynh nên tham vấn bác sĩ, để điều trị cho con mình.
Hi vọng bài viết
nguyên nhân và cách trị chứng mất ngủ ở trẻ em, sẽ giúp phụ huynh bé hiểu rõ về nguyên nhân, cách điều trị cũng như điều chỉnh lại lối sống, chế độ ăn uống của bé, để giúp bé ngủ ngon giấc hơn.
Nguồn: Internet.