Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Trước nội soi đại tràng cần làm gì? (nhịn ăn, uống Thuốc xổ…)

Trước nội soi đại tràng cần làm gì là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Tham khảo ngay bài viết để giải đáp thắc mắc và nhịn ăn, uống Thuốc phù hợp

trước nội soi đại tràng cần làm gì là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. đây là một thủ thuật giúp chuyên gia vá bác sĩ chuyên khoa có thể phát hiện tốt các vấn đề xảy ra ở đại tràng như các polyp, viêm loét, chảy máu đại tràng, u đại tràng lành tính hay u ác tính… quá trình chuẩn bị nội soi đại tràng có thể bắt đầu từ 3 – 4 ngày trước. bao gồm là m sạch đại tràng và điều chỉnh chế độ ăn uống.

Trước nội soi đại tràng cần làm gì?

Các bước đơn giản chuẩn bị trước khi tiến hành nội soi đại tràng:

Bước 1: Lên lịch và chuẩn bị nội soi đại tràng

Trước khi tiến hành nội soi đại tràng giúp chẩn đoán bệnh lý, người bệnh cần thực hiện một số xét nghiệm máu theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. đồng thời nhận Thuốc để sử dụng và làm sạch đại tràng tại nhà.

Chính vì thế những người đang có các vấn đề về đại trạng như viêm đại tràng, u đại tràng ác tính… cần đặt lịch hẹn và khám trước cùng với bác sĩ chuyên khoa. điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian.

Hiện nay, tồn tại hai loại nội soi đại tràng, đó là nội soi không gây mê và nội soi gây mê (nội soi không đau). trong trường hợp lựa chọn nội soi không đau, người bệnh cần đến cơ sở y tế cùng với người nhà để được đưa về sau khi tiến hành nội soi.

Bước 2: Điều chỉnh chế độ ăn uống

Để giúp làm sạch đại tràng hơn khoảng từ 3 – 4 ngày trước khi tiến hành nội soi, người bệnh nên sử dụng những loại thực phẩm ít chất xơ, thức ăn nhẹ và dễ tiêu hóa như rau củ trái cây không hạt và không vỏ, bánh mì, thịt nạc, cơm, trứng.

Bên cạnh những thực phẩm có lợi cho quá trình làm sạch đại tràng, người bệnh không nên sử dụng các loại thực phẩm khó tiêu hóa như: Thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu chất béo, ngũ cốc, các loại quả hạch, trái cây cơ hạt hoặc vỏ, bỏng ngô, ngô, bông cải xanh, đậu Hà Lan…

Ngoài ra những người đang chuẩn bị nội soi đại tràng cần dừng sử dụng các loại vitamin và các chất bổ sung khác. trong trường hợp đang sử dụng các loại Thuốc điều trị bệnh, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc có nên sử dụng các loại Thuốc điều trị này hay không.

Bước 3: Chuẩn bị trước ngày nội soi

Trước khi nội soi đại tràng 1 ngày, người bệnh không nên ăn những loại thực phẩm mang tính rắn, cứng. bên cạnh đó bạn nên uống nhiều nước lọc, không uống rượu bia và các loại nước ngọt có phẩm màu.

Hai giờ trước khi tiến hành nội soi đại tràng, người bệnh không nên ăn, không nên uống bất kỳ thứ gì kể cả nước lọc.

Bước 4: Làm sạch ruột

Bác sĩ chuyên khoa nơi bạn đang khám và chuẩn bị nội soi sẽ giải thích và hướng dẫn chi tiết nhất về cách và những bước làm sạch ruột. quá trình thanh lọc cơ thể của bạn có thể kéo dài cho đến khi đến cơ sở y tế. chính vì thế, nếu bạn quá lo lắng, bạn có thể mang thêm quần áo và sử dụng bỉm dành cho người lớn.

Quá trình chuẩn bị trước khi tiến hành nội soi đại tràng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và khá bất tiện. tuy nhiên các chuyên gia cho rằng đây là một sự chuẩn bị vô cùng quan trọng và cần thiết để quá trình nội soi có thể diễn ra một cách nhanh chóng hơn. đồng thời đạt hiệu quả hơn và giúp bác sĩ chuyên khoa có thể dễ dàng quan sát những vấn đề, biểu hiện bất thường trong đại tràng.

Các phương pháp chuẩn bị trực tràng trước khi tiến hành nội soi

Các phương pháp chuẩn bị trực tràng trước khi tiến hành nội soi cần đảm bảo đạt hiệu quả rửa sạch tốt. bởi nếu tiến hành nội soi khi đại tràng chưa được làm sạch sẽ không đảm bảo được hiệu quả chẩn đoán, một số tổn thương có thể bị bỏ sót (đặc biệt là các polyp có kích thước nhỏ), thời gian nội soi đại tràng lâu hơn, bệnh nhân có cảm giác đau đớn hơn và có nguy cơ cao phải lặp lại nội soi thêm một lần nữa.

Trong đó, chuẩn bị nội soi đại tràng bằng Thuốc có thể giúp người bệnh dễ chấp nhận và đảm bảo an toàn khi sử dụng. đối với trường hợp chuẩn bị đại tràng bằng thụt tháo (một phương pháp cũ), phương pháp này yêu cầu bệnh nhân phải hạn chế ăn uống trong nhiều ngày, sử dụng các loại Thuốc nhuận tràng và thụt tháo 2 lần trước khi tiến hành nội soi.

Chuẩn bị đại tràng bằng thụt tháo hiện ít được áp dụng. bởi phương pháp này có thể khiến người bệnh đau đớn nghiêm trọng, bệnh nhân kiệt sức, suy nhược vì nhịn ăn và thụt tháo.

Trước khi tiến hành nội soi đại tràng, bác sĩ chuyên khoa sẽ giải thích chi tiết về loại Thuốc mà bạn sẽ sử dụng để chuẩn bị đại tràng, cách sử dụng và ưu nhược điểm.

Hy vọng thông qua những thông tin cơ bản trong bài viết, người bệnh có thể giải đáp vấn đề “trước nội soi đại tràng cần làm gì? (nhịn ăn, uống Thuốc xổ…)”.

Mặc dù nội soi đại tràng là một kỹ thuật chẩn đoán được sử dụng khá phổ biến và thường quy trong việc xác định các bệnh lý, vấn đề liên quan đến trực tràng. tuy nhiên nội soi đại tràng vẫn là một phương pháp can thiệp và có khả năng mang đến những rủi ro nhất định. chính vì thế, người bệnh cần cân nhắc việc lựa chọn và tiến hành nội soi ở những cơ sở y tế uy tín.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/truoc-noi-soi-dai-trang-can-lam-gi)

Tin cùng nội dung

  • Tôi có u tuyến thượng thận phải mổ nội soi nhưng không biết phải nằm viện bao lâu? Và tôi phải chuẩn bị bao nhiêu tiền là đủ vậy BS (tôi có BHYT)? Gần tết quá rồi, nếu tôi để qua tết mới mổ thì có sao không? Tôi xin chân thành cảm ơn! (L.V.H. Nam - nam.super…@gmail.com)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Thời gian gần đây em rất hay bị tê bì lòng bàn tay. Khi em cố gắng nắm chặt bàn tay lại thấy rất đau và nhức, và dù đã cố gắng nhưng em cũng không thể nắm chặt tay lại được. Những lúc như thế em không thể làm việc gì nặng. Em đi khám thì BS chẩn đoán em bị hội chứng ống cổ tay, cho em đeo nẹp. Em nghe nói ở TPHCM có phẫu thuật nội soi điều trị bệnh này, vậy em nên đến bệnh viện nào, đăng ký phẫu thuật luôn có được không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Khôi - Bình Thuận)
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Cách sắc Thuốc và uống Thuốc quyết định rất lớn về hiệu lực của Thuốc với cơ thể bệnh nhân.
  • Trẻ rất sợ uống Thuốc dù Thuốc có đắng hay không đắng. Rất nhiều bậc cha mẹ đau đầu nghĩ đủ mọi cách để trẻ chịu uống Thuốc. Việc tìm một phương pháp riêng cho trẻ là điều phụ huynh cần tìm ra.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY