Tình yêu và giới tính hôm nay

Bảo tồn tử cung cho sản phụ bị vỡ tử cung tự nhiên ở tuần 34 thai kỳ

Mang thai lần 2 với tử cung dị dạng, góc sừng phải tử cung bị vỡ tự nhiên khiến máu tràn trong ổ bụng, một sản phụ ở Bắc Giang may mắn được cấp cứu thành công giúp bảo tồn tử cung và đón bé gái 1,6 kg an toàn ở tuần 34 thai kỳ.

Sản phụ Phạm Thanh Vân (27 tuổi, trú tại xã Tân Hiệp, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) được chuyển tới Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang trong tình trạng đau chói vùng hạ vị dữ dội với chẩn đoán sơ bộ ban đầu tại bệnh viện tuyến huyện là doạ đẻ non khi thai nhi được 34 tuần.

Qua siêu âm thăm khám, các bác sỹ bệnh viện sản nhi bắc giang phát hiện trong ổ bụng sản phụ có nhiều dịch không đồng nhất, thai nhi phát triển lệch góc sừng phải tử cung dị dạng (tử cung đôi), nhịp tim thai chậm 91 lần/phút, cổ tử cung đóng kín và không rõ cơn co.

Nhận thấy toàn trạng của sản phụ có sự bất thường, các bác sỹ đã mời giám đốc bệnh viện lê công tước hội chẩn và xác định sản phụ thanh vân bị vỡ tử cung tại vị trí góc sừng phải tự phát, máu chảy tràn trong ổ bụng; đồng thời chỉ định chuyển sản phụ thanh vân tới phòng phẫu thuật để mổ cấp cứu lấy thai ngay lập tức, nếu để chậm trễ sẽ khiến sản phụ truỵ mạch do mất máu và thai nhi trong bụng cũng có nguy cơ Tu vong rất cao.

Con gái sản phụ Thanh Vân được nuôi dưỡng tại Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang. Ảnh: BVCC.

Khi tiến hành phẫu thuật, quan sát trong ổ bụng của sản phụ thanh vân, kíp phẫu thuật của bác sỹ ckii lê công tước, giám đốc bệnh viện và bác sỹ ckii nguyễn thị thu hằng - phó trưởng khoa đẻ nhận thấy có nhiều huyết cục và huyết loãng tràn trong ổ bụng, góc sừng phải nơi thai làm tổ bị nứt vỡ và chảy máu.

Bé gái nặng 1,6 kg đã được kíp phẫu thuật mổ lấy thai an toàn. Tuy nhiên do chào đời thiếu tháng nên bé được chuyển về Khoa Sơ sinh - Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang để các bác sỹ chăm sóc cho đến khi sức khoẻ bé ổn định.

Do sản phụ thanh vân tuổi vẫn còn trẻ, đây là lần sinh thứ 2 và nguyện vọng của gia đình vẫn muốn sinh thêm con nữa nên kíp phẫu thuật đã tiến hành khâu góc sừng tử cung bị vỡ và thắt động mạch tử cung để cầm máu giúp bảo tồn tử cung cho sản phụ thanh vân, đảm bảo tâm S*nh l* cũng như khả năng sinh đẻ cho sản phụ.

Sau 6 tiếng nằm trong phòng hồi sức hậu phẫu, sản phụ thanh vân được chuyển về khoa sản ii để y bác sỹ chăm sóc trước khi xuất viện. và sau 1 tuần được điều trị tại bệnh viện, sức khỏe của sản phụ ổn định và có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Chia sẻ sau ca phẫu thuật thành công, cả mẹ và bé đều an toàn, chị thanh vân cho biết: “tôi biết mình có tử cung đôi từ khi mang thai bé gái đầu lòng nhưng lần mang thai đầu tiên cơ thể tôi hoàn toàn khoẻ mạnh, không có hiện tượng gì bất thường trong suốt thai kỳ cũng như lúc sinh con. mang thai lần 2 tôi cũng rất cẩn thận, khám sức khoẻ tổng thể định kỳ, làm các xét nghiệm cần thiết và được bác sỹ thông báo cả mẹ và thai nhi đều khoẻ mạnh nên tôi cũng yên tâm hơn.

Vì lần sinh đầu rất nhẹ nhàng nên tôi không nghĩ là lần mang thai này lại nguy hiểm như vậy. Khi thai được 34 tuần thì đột nhiên tôi thấy đau bụng dữ dội, cảm giác đau chói chứ không đau từng cơn như khi chuyển dạ sinh bé đầu tiên và được người nhà đưa vào Trung tâm Y tế huyện để theo dõi.

May sao chuyển tới Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang tôi được các bác sỹ mổ cấp cứu kịp thời giúp bảo tồn tử cung cho tôi và hạnh phúc nhất là bé nhà tôi được mổ lấy thai an toàn, được đội ngũ y bác sỹ Khoa Sơ sinh tận tình chăm sóc.

Sau 1 tháng được nuôi dưỡng tại đây, con đã nặng 2,2 kg cứng cáp và khoẻ mạnh. Tôi và gia đình xin cảm ơn tập thể y bác sỹ rất nhiều và chúc các y bác sỹ luôn dồi dào sức khoẻ để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân”.

Bác sỹ CKII Lê Công Tước, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang thông tin thêm về ca bệnh. Ảnh: BVCC.

Bác sỹ ckii lê công tước, giám đốc bệnh viện sản nhi bắc giang - người trực tiếp thực hiện ca phẫu thuật bảo tồn tử cung cho sản phụ thanh vân thông tin thêm: vỡ tử cung thường xảy ra trong giai đoạn chuyển dạ, đặc biệt ở những người từng có sẹo mổ cũ nhưng cũng có thể xảy ra trong quá trình mang thai với những triệu chứng không rõ ràng, điển hình là cảm giác đau chói vùng hạ vị một cách đột ngột mà không có cơn co nên để chẩn đoán đúng và có hướng xử trí kịp thời những trường hợp như thế này thì bác sỹ cần phải có kiến thức chuyên môn vững vàng và dày dặn kinh nghiệm thực tế bởi nếu chỉ chậm trễ một chút thôi thì cả mẹ và thai nhi sẽ Tu vong.

Vỡ tử cung tự nhiên khi mang thai là trường hợp ít gặp và tử cung có thể bị vỡ ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. có nhiều nguyên nhân gây vỡ tử cung trong thai kỳ mà một trong những nguyên nhân đó có thể là do tử cung dị dạng không chứa nổi thai, sẹo mổ ở tử cung khi thai phát triển ngày càng lớn thì tử cung sẽ bị giãn quá mức và nứt vỡ. bên cạnh đó có một nguyên nhân khác khiến tử cung bị vỡ là do thai làm tổ lệch góc sừng tử cung (chửa góc sừng tử cung), rau cài răng lược đâm xuyên qua sẹo mổ cũ.

Có những trường hợp tử cung bị vỡ sớm từ khi thai được 2-3 tháng nhưng cũng có trường hợp khi thai nhi phát triển được 36 tuần mới bị vỡ tử cung. thai càng phát triển lớn thì khi tử cung vỡ càng gây mất máu nhiều và tính mạng sản phụ cũng sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn. hơn nữa, góc sừng tử cung là nơi quy tụ mạch máu lớn của tử cung, khi vỡ sẽ gây chảy máu ồ ạt.

Sản phụ bị vỡ tử cung thường sẽ có triệu chứng đau bụng khác thường, đau chói trên tử cung, siêu âm thấy trong ổ bụng có nhiều dịch tự do mà không rõ cơn co. nếu bị vỡ tử cung trong khi mang thai sẽ phải mổ lấy thai nhi và thực hiện khâu bảo tồn tử cung. trường hợp không tiên lượng, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nứt vỡ tử cung để có biện pháp bảo tồn tử cung thì sẽ phải cắt tử cung để cầm máu.

giám đốc bệnh viện lê công tước cũng khuyến cáo: những sản phụ từng có tiền sử mổ đẻ thì nên chờ tối thiểu 24 tháng mới nên có thai trở lại. các thai phụ cũng nên đi kiểm tra, theo dõi thai kỳ thường xuyên tại các cơ sở y tế chuyên khoa... khi mới mang thai nếu phát hiện thai làm tổ ở vị trí bất thường như: góc sừng tử cung, vết mổ đẻ cũ thì nên chủ động đình chỉ thai nghén, tránh trường hợp sau này thai phát triển to gây vỡ tử cung nguy hiểm tới tính mạng thai phụ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/bao-ton-tu-cung-cho-san-phu-bi-vo-tu-cung-tu-nhien-o-tuan-34-thai-ky-5656999.html)

Chủ đề liên quan:

sản phụ sinh khó thai kỳ vỡ tử cung

Tin cùng nội dung

  • Bệnh lây truyền qua quan hệ T*nh d*c, nhưng có thể lây qua đường máu, hoặc truyền từ mẹ bị giang mai sang con trong thời kỳ thai nghén.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi có vị cay, tính ấm. Lá rau mùi có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm Thu*c bổ, chống đầy hơi, làm mạnh dạ dày, làm gia tăng sự bài tiết nước tiểu và làm hạ sốt.Rau mùi tươi được dùng để làm gia vị quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Là loại rau dùng để nêm và trang trí trên các món ăn cho đẹp vì màu xanh tươi và mùi thơm của lá, bên cạnh đó rau mùi còn là một vị Thu*c.
  • Trễ kinh, mệt mỏi và ốm nghén là những triệu chứng phổ biến nhất của giai đoạn đầu mang thai. Bài viết này cũng nói về những thay đổi khác trong ba tháng đầu thai kỳ.
  • Hầu như những người thấy khó chịu trong ba tháng đầu của thai kỳ thường bắt đầu cảm thấy tốt hơn khi bước qua ba tháng giữa. Giảm bớt triệu chứng buồn nôn và nôn của ốm nghén, ít thay đổi xúc cảm hơn, và bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn. Đây là một thời điểm tốt để thực hiện những việc chuẩn bị cần thiết để sẵn sàng chào đón con của bạn.
  • Ba tháng cuối thai kỳ được gọi là “giai đoạn căng của thai kỳ! Cùng với sự phát triển của em bé, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình vụng về và nặng nề hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ thích thú với cảm giác cử động của bé. Bản năng làm tổ thôi thúc bạn dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị chào đón bé ra đời.
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Từ khi được thụ tinh cho đến khi sinh, thai nhi sẽ qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau cho đến khi bé đã sẵn sàng để được sinh ra. Bài viết này giới thiệu những điều sẽ xảy ra trong 3 tháng đầu của con bạn.
  • Bộ ba sàng lọc (Triple test) là xét nghiệm máu xác định nồng độ alpha-fetoprotein, human chorionic gonadotropin (hCG) và estriol trong máu mẹ. Kết quả xét nghiệm giúp cho bác sĩ tìm ra những trường hợp em bé có nguy cơ cao hơn bị những dị tật bẩm sinh như hội chứng Down và dị tật ống thần kinh.
  • Siêu âm thai là một xét nghiệm dùng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của em bé trên màn hình video. Những hình ảnh này giúp bác sĩ đánh giá xem em bé có khỏe không và cũng cho bạn “nhìn trộm” bé một tí.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY