Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Đi khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi cho chính xác?

Khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi là vấn đề có không ít người thắc mắc. Lựa chọn được phương pháp thăm khám phù hợp là điều rất quan trọng. Nó sẽ giúp

khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi là vấn đề có không ít người thắc mắc. lựa chọn được phương pháp thăm khám phù hợp là điều rất quan trọng. nó sẽ giúp chẩn đoán được một cách chắc chắn tình trạng bệnh lý, từ đó đề ra được hướng điều trị chính xác nhất, giúp bệnh mau lành. vậy khi đi khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi? 

Khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi?

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp được sử dụng để chẩn đoán các bệnh về dạ dày. mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. trong đó, siêu âm và nội soi được xem là hai phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. tuy nhiên, cũng giống như các phương pháp chẩn đoán khác, siêu âm và nội soi đều có những ưu và hạn chế. vậy khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi? để giải đáp được thắc mắc này, chúng ta cần tìm hiểu rõ về hai phương pháp chẩn đoán siêu âm và nội soi:

Theo đó, siêu âm dạ dày là phương pháp thăm khám cận lâm sàng, được dùng để phát hiện được các điểm bất thường trong vùng bụng. với cách thăm khám này, các bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm và các thiết bị hỗ trợ nhằm phát hiện ra những vấn đề không bình thường xảy ra ở vùng bụng của bệnh nhân. so với các phương pháp chẩn đoán khác, siêu âm được xem là tiện dụng, không gây đau đớn, khá dễ thực hiện. thêm vào đó, các máy siêu âm đều cho chất lượng hình ảnh tốt, rõ nét, độ phân giải cao giúp cho việc chẩn đoán bệnh trở nên dễ dàng hơn. tuy nhiên, phương pháp siêu âm thường không được chỉ định để chẩn đoán các bệnh về dạ dày. bởi lẽ, nó không thể giúp các bác sĩ quan sát được trực tiếp niêm mạc dạ dày, không thể lấy mẫu bệnh phẩm để tiến hành thí nghiệm. chính vì thế mà siêu âm thường không được dùng để thăm khám các bệnh về đường ruột và dạ dày.

Khác với siêu âm, nội soi dạ dày là phương pháp chẩn đoán xâm lấn. bằng việc sử dụng ống nội soi có gắn đầu camera để luồn sâu vào trong dạ dày, các bác sĩ có thể quan sát trực tiếp lớp niêm mạc dạ dày. từ đó, có thể đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất về bệnh lý mà bệnh nhân đang gặp. do đó, nếu còn băn khoăn khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi thì bạn nên lựa chọn nội soi dạ dày. tuy nhiên, so với siêu âm, nội soi dạ dày là phương pháp phức tạp hơn. việc phải luồn ống nội soi qua miệng hoặc qua mũi xuống thực quản và dạ dày có thể gây ra những tổn thương, làm chảy máu niêm mạc. đồng thời, nó còn có thể khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. chưa hết, với đặc thù của nội soi dạ dày, không phải ai cũng có thể áp dụng phương pháp này. các trường hợp chống chỉ định với nội soi dạ dày được kể đến bao gồm:

    Người mắc các bệnh về nội khoa như bị suy tim, phình động mạch chủ, nhồi máu cơ tim, xơ gan cổ trướng….

Nếu gặp phải các trường hợp này, chẩn đoán bằng siêu âm hoặc các biện pháp thăm khám không xâm lấn khác sẽ được cân nhắc.

Khi nào nên khám dạ dày bằng siêu âm và nội soi?

Bệnh nhân nên khám nội soi dạ dày khi có các biểu hiện sau đây:

    Đau bụng vùng thượng vị

Đối tượng thường được chỉ định thăm khám bằng phương pháp siêu âm bao gồm:

    Người có các biểu hiện bệnh lý khác nhau, cần phải được xem xét kỹ lưỡng.

Trên đây là những giải đáp về vấn đề khám dạ dày nên siêu âm hay nội soi và những vấn đề cần chú ý. nắm rõ các thông tin trên đây sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc lựa chọn được phương pháp thăm khám phù hợp cho bản thân.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/kham-da-day-nen-sieu-am-hay-noi-soi)

Tin cùng nội dung

  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
  • Siêu âm là một kỹ thuật không gây đau sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY