Tình yêu và giới tính hôm nay

T*nh d*c ở người cao tuổi - Chuyện cũ mà luôn mới

Chuyện T*nh d*c ở người sau tuổi nghỉ hưu (nam khoảng 60 tuổi, nữ 55 tuổi) là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực tế, dẫu rằng nam giới hiếm khi có thể làm bố ở tuổi 70, nhưng ở tuổi này nhiều người vẫn có ham muốn T*nh d*c.
Chuyện T*nh d*c ở người sau tuổi nghỉ hưu (nam khoảng 60 tuổi, nữ 55 tuổi) là vấn đề được nhiều người quan tâm. Thực tế, dẫu rằng nam giới hiếm khi có thể làm bố ở tuổi 70, nhưng ở tuổi này nhiều người vẫn có ham muốn T*nh d*c. Hoạt động T*nh d*c ở người luống tuổi vẫn được cho là có ý nghĩa vì nếu được duy trì thường xuyên, sẽ đem lại nhiều tác động tích cực đến tinh thần và thể chất. Tình già, chậm nhưng chưa tắt

Đó là đặc thù đầu tiên về chức năng T*nh d*c của nam giới có tuổi. Một thực tế phổ biến ở độ tuổi 50 trở lên, nhiều nam giới đã bắt đầu cảm nhận những biến đổi về T*nh d*c. Cùng với tuổi tác ngày càng cao là lượng hormon Sinh d*c trong cơ thể ngày càng suy giảm dần, khiến các đáp ứng T*nh d*c trở nên chậm hơn và thất thường. Sự cương dương không còn nhanh nhạy như thời sung sức, màn dạo đầu phải kéo dài hơn, hay chỉ vì một tác động nho nhỏ nào đó như tiếng chuông điện thoại kêu giữa chừng cũng làm cho "cậu nhỏ" đang cương có thể xẹp ngay tức thì. Lượng tinh dịch ít hơn, sức phóng tinh cũng giảm. Sự cương cứng giảm đi và thời gian khôi phục khả năng cương dương lâu hơn. Những tình huống này nhiều khi khiến quý ông U65 "lực bất tòng tâm", nhiều người dù ham muốn vẫn tràn đầy, nhưng chưa lâm trận đã phải đầu hàng vì "cậu nhỏ" quá khó bảo. Theo đánh giá của giới chuyên gia, ham muốn T*nh d*c ở nam vẫn dai dẳng cho dù đã có tuổi, bất chấp những biến đổi xảy ra ở tuổi này. Ham muốn chỉ suy giảm hay mất đi khi gặp những cú sốc: mắc bệnh trọng, gia đình ly tán, thất bại trong thương trường... Ở nữ giới, thông thường chị em 55 tuổi đã mãn kinh. Họ gặp phải những vấn đề về sức khỏe như: mất ngủ, ra mồ hôi trộm, tim đập mạnh, đau đầu, mệt mỏi, hay nghĩ ngợi và lo lắng... và thường thiếu hứng thú trong sinh hoạt vợ chồng, nên không muốn gần gũi chồng.

Quá trình lão hóa diễn ra mạnh mẽ ở cả hai giới (thông thường nam 60 tuổi và nữ ngoài 50 tuổi) sẽ gây ra những biến đổi lớn trong đời sống tâm S*nh l* của cả hai giới. Vì vậy, những trở ngại T*nh d*c là rất thường gặp. Ðàn ông dễ bị bất lực và rối loạn xuất tinh, đàn bà thường mắc chứng khô *m đ*o và rối loạn cực khoái. Quá trình lão hóa diễn ra với tốc độ ở mỗi người mỗi khác, ở nhiều cặp vợ chồng còn gặp các lý do khác nhau như: chênh lệch tuổi tác, tình trạng sức khỏe và bệnh tật, trình độ nhận thức... đã làm cho khả năng và phản ứng tính dục của vợ chồng chênh lệch hẳn. Hoặc người chồng, ở tuổi 60 vẫn còn ham muốn nhưng người vợ thì lửa lòng đã nguội nên thường xuyên tìm cách né tránh. Hoặc trong khi người chồng có những trở ngại T*nh d*c nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng rối loạn cương, stress mạn tính... thì người vợ lại vẫn duy trì được sự ham muốn và khả năng thực hiện ái ân, thậm chí có người còn khá mãnh liệt (đang độ hồi xuân), khiến cuộc sống T*nh d*c mất hài hòa.

Đi tìm lời giải

Tìm kiếm sự hòa hợp trong đời sống T*nh d*c vợ chồng ở tuổi thanh xuân nhiều khi cũng đã khó, huống chi là ở thời kỳ hoàng hôn của cuộc đời. Vấn đề tâm lý là yếu tố quan trọng để mỗi người tự vượt qua trạng thái của mình. Người già nên tin tưởng là khả năng T*nh d*c của mình vẫn còn. Với phụ nữ cần tự tin nghĩ rằng mình vẫn đáp ứng được các nhu cầu của đối tác, ngay cả khi đã mãn kinh. Quý bà nên chú trọng tới sự hài hòa, lắng nghe đối phương và cần phải duy trì sự điều độ trong sinh hoạt T*nh d*c.

Thực tế cho thấy, T*nh d*c không phụ thuộc vào tuổi tác mà phụ thuộc nhiều vào sức khỏe và văn hóa T*nh d*c. Sinh hoạt T*nh d*c và nhu cầu T*nh d*c ở mỗi người mỗi khác. Chuyện phòng the ở người cao tuổi là "liệu cơm gắp mắm". Không có đáp án cho tần suất bao nhiêu thì đủ. Mà là đủ sức bao nhiêu thì chừng ấy là vừa. "Yêu" là một hoạt động S*nh l* đòi hỏi sự căng thẳng của nhiều trung khu thần kinh, các cơ quan xung yếu như tim, phổi... Việc sinh hoạt điều độ, vừa sức có nhiều lợi ích. Ngược lại, sự tiết dục hoặc không thỏa mãn T*nh d*c lại dễ dẫn đến những rối loạn tinh thần. Theo nghiên cứu, nếu sinh hoạt T*nh d*c phù hợp, hài hòa sẽ giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp người cao tuổi giải tỏa căng thẳng, loại bỏ cảm giác cô độc, đẩy lùi bệnh tật.

Để duy trì đời sống T*nh d*c khi đã luống tuổi, trước tiên người cao tuổi cần giữ gìn và tăng cường sức khỏe. Thực hiện lối sống lành mạnh, điều độ: không sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu, bia, Thu*c lá. Cần duy trì thời gian ngủ mỗi ngày từ 7 - 8 tiếng, không thức khuya. Giấc ngủ dài và sâu sẽ đem lại cho mọi người sự minh mẫn và sảng khoái. Nên tập thể dục hằng ngày, tham gia các môn thể thao vừa sức như: chạy chậm, đi bộ. Cần rèn luyện tinh thần luôn lạc quan tin tưởng, tham gia các câu lạc bộ, đi tham quan dã ngoại, thư giãn cần thiết để nâng cao sức khỏe và đời sống T*nh d*c. Trong ăn uống, người cao tuổi nên tăng cường rau và hoa quả tươi, ăn nhiều hải sản giàu chất kẽm và bổ sung vitamin E có tác dụng chống lão hóa và tăng cường Sinh d*c. Khi có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe và T*nh d*c, cần gặp bác sĩ để được tư vấn và có giải pháp phù hợp. BS. Trung Đức<

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-tinh-duc-o-nguoi-cao-tuoi-chuyen-cu-ma-luon-moi-21529.html)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Ngược đãi người cao tuổi là khi người nào đó lợi dụng hoặc gây hại cho người cao tuổi. Ngược đãi người cao tuổi có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. Tìm hiểu thêm
  • Hãy dùng danh sách các câu hỏi dưới đây để giúp bạn đánh giá một nơi ở thích hợp cho người cao tuổi, chẳng hạn như nhà dưỡng lão, hay nhà dành cho người cao tuổi tích cực,...
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc da với da.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY