Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày là bao lâu?

Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh lý, vấn đề dạ dày. Bác sĩ sẽ đưa ra những lần nội soi dạ dày cụ thể

“khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày là bao lâu?” là một trong những câu hỏi được khá nhiều người bệnh quan tâm và đang tìm kiếm câu trả lời chính xác. thắc mắc này sẽ được làm rõ trong bài viết dưới đây, đặc biệt có sự tham vấn ý kiến của tiến sĩ, bác sĩ nguyễn thị tuyết lan.

Có nên nội soi dạ dày thường xuyên không?

Tiến sĩ, bác sĩ nguyễn thị tuyết lan – giám đốc cố vấn chuyên môn tại trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thu*c dân tộc biết: “nội soi dạ dày là một thủ thuật áp dụng những kỹ thuật tiên tiến cùng với hệ thống máy móc hiện đại nhằm mục đích thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh ở đường tiêu hóa. đặc biệt giúp tầm soát ung thư nếu gia đình có thành viên mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư trực tràng”.

Với kỹ thuật này, các bác sĩ chuyên khoa thường sử dụng một loại ống mềm chuyên dụng cùng với hệ thống máy móc truyền tải hình ảnh ra bên ngoài. Đối với ống chuyên dụng, đầu ống có gắn camera nhỏ, được luồn từ đường mũi hoặc đường miệng của người bệnh thông xuống thực quản rồi đến dạ dày. Thông qua camera, bác sĩ sẽ quan sát hệ thống tiêu hóa trực tiếp trên màn hình bên ngoài và phát hiện những triệu chứng bất thường.

Thông thường, quá trình nội soi dạ dày thường diễn ra khá nhanh và ít gây đau. chỉ mất khoảng 20 – 30 phút, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh và đưa ra kết luận chính xác nhất.

Nhờ có những ưu điểm vượt trội đã được đề cập, thủ thuật nội soi dạ dày không chỉ mang lại kết quả chẩn đoán chính xác gần như tuyệt đối mà còn tương đối an toàn và tốn khá ít thời gian. tuy nhiên, không vì những ưu điểm vượt trội trên mà người bệnh thường xuyên nội soi dạ dày. vì nếu chẩn đoán bệnh dạ dày bằng phương pháp nội soi không theo chỉ định của bác sĩ thì sức khỏe của người bệnh có thể bị ảnh hưởng không tốt.

Như đã biết, thủ thuật nội soi thường sử dụng một loại ống mềm chuyên dụng và được đưa vào bên trong cơ thể. do đó, trong và sau quá trình nội soi có thể gây ra một số tình huống xấu gây bất lợi cho sức khỏe như: đau họng, đau mũi, thủng dạ dày, rách thực quản,…

Bên cạnh đó, đối với thủ thuật nội soi dạ dày gây mê, người bệnh sẽ được nhân viên y tế tiêm một loại Thu*c gây mê để hỗ trợ quá trình nội soi cũng như phòng tránh tình trạng buồn nôn, khó chịu khi bác sĩ đưa ống vào. nếu người bệnh áp dụng thủ thuật này quá thường xuyên có thể dẫn đến một số tác dụng phụ làm ảnh hưởng không hề nhỏ đối với sức khỏe. một số tác dụng phụ điển hình như: dị ứng Thu*c gây mê, rối loạn nhịp tim, rối loạn huyết áp, tụt huyết áp, thở chậm, suy hô hấp,…

Thêm vào đó, chi phí nội soi dạ dày khá tốn kém, đặc biệt là phương pháp nội soi không đau. chính vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị người bệnh không nên nội soi dạ dày quá thường xuyên bởi đây không phải là phương án chẩn đoán bệnh và điều trị hiệu quả. tốt nhất, người bệnh nên nghe theo những sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh các trường hợp xấu có thể xảy ra.

Khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày là bao lâu? – Chuyên gia trả lời

Mặc dù phương pháp nội soi dạ dày được ghi nhận là khá an toàn và hiệu quả trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhưng việc nội soi thường xuyên là điều không nên. vậy khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày là bao lâu? cùng nghe chuyên gia nói gì về vấn đề này.

Theo ý kiến của tiến sĩ, bác sĩ nguyễn thị tuyết lan, tùy vào từng tình trạng bệnh lý cũng như mục đích điều trị cụ thể mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những thời gian nội soi khác nhau. điều này đồng nghĩa với việc, mỗi lộ trình nội soi thường không có quy định chung và cần dựa vào từng trường hợp cụ thể như sau:

    Đau dạ dày ở mức độ nhẹ và không phát hiện loạn sản dạ dày: Với các đối tượng bị đau dạ dày ở mức độ nhẹ và không có những triệu chứng quá nghiêm trọng trong lần nội soi thứ nhất thì không cần phải nội soi lại lần thứ 2;
  • Đau dạ dày mãn tính, nhiễm vi khuẩn HP và không loạn sản dạ dày: Đối với trường hợp bị đau dạ dày mãn tính, nhiễm vi khuẩn HP và không có triệu chứng loạn sản nào tồn tại trong dạ thực quản thì chỉ cần khám nội soi 3 năm/ lần;
  • Barrett thực quản và phát hiện loạn sản dạ dày: Những trường hợp bị Barrett thực hiện và phát hiện thấy những loạn sản dạ dày, người bệnh sẽ được các bác sĩ chuyên khoa đề nghị nội soi định kỳ mỗi năm 1 lần để tiện cho việc theo dõi sức khỏe;
  • Dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng và phát hiện có loạn sản dạ dày: Những trường hợp này thường các bác sĩ chuyên khoa chỉ định nội soi 3 – 6 tháng/ lần để kiểm tra tổng quát cũng như phát hiện những triệu chứng bất thường khác, từ đó có những phương án điều trị phù hợp;
  • Xuất huyết dạ dày: Các trường hợp bị xuất huyết dạ dày thường được chỉ định nội soi vài lần trong ngày. Bởi đây là một trong những biến chứng nguy hiểm và cần được phát hiện sớm. Khi đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra những phương án điều trị phù hợp.

Bên cạnh đó, nội soi dạ dày cũng được chỉ định cho một số trường hợp có dấu hiệu mắc bệnh dạ dày như: đau vùng thượng vị, đau dạ dày, nôn hay có cảm giác buồn nôn, nôn ra máu, thường xuyên ợ hơi, ợ chua, đầy hơi, khó chịu,… những trường hợp này thường được chỉ định nội soi dạ dày 6 tháng/ lần và dừng hẳn phương án nội soi khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

Tuy nhiên, đây chỉ là những con số tương đối và có thể bị thay đổi tùy theo thể trạng sức khỏe, mức độ bệnh lý cũng như nhu cầu của người bệnh. để biết thông tin chính xác, người bệnh nên biết rõ tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh lý đang mắc phải, đồng thời, tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để biết những lần nội soi dạ dày phù hợp.

Bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “khoảng thời gian giữa 2 lần nội soi là bao lâu?”. hy vọng những thông tin dựa trên bằng chứng của khoa học và lời khuyên từ chuyên gia có thể giúp ích được cho bạn đọc. để việc nội soi dạ dày đạt được kết quả tốt, người bệnh cần tìm đến những cơ sở khám chữa bệnh uy tín cùng với chất lượng dịch vụ phù hợp để phòng tránh gặp phải tình trạng “tiền mất tật mang”.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Có thể bạn đọc chưa biết:

    Nội soi dạ dày qua đường mũi – Quy trình, chi phí

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/khoang-cach-giua-2-lan-noi-soi-da-day)

Tin cùng nội dung

  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
  • Bài viết bao gồm nguyên nhân, triệu chứng, cách sơ cứu và lời khuyên đối với bệnh viêm dạ dày ruột.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Năm cách sống cho một dạ dày khỏe mạnh. Những vấn đề về tiêu hóa và cảm giác khó chịu về dạ dày có thể được ngăn ngừa, giảm thiểu và thậm chí là xua tan bằng những thay đổi phong cách sống rất đơn giản.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY