Tài liệu y khoa

Đau ngực

  • Mã tin: 6012
  • Ngày đăng: 20/02/2023
  • Gian hàng: mangyte  
  • Khu vực: Hà nội
  • Giá: Liên hệ
Mục lục
- Đau ngực

Để lại bình luận tại Đau ngực

ĐẠI CƯƠNG:

Đau ngực thường gặp ở các bệnh nhân nội trú và mức độ của triệu chứng không phải lúc nào cũng tương xứng với nguyên nhân gây bệnh.

CHẨN ĐOÁN:

Biểu hiện lâm sàng:

Bệnh sử:

Khai thác tiền sử bệnh sử của bệnh nhân trong bệnh cảnh có thể có các bệnh khác kèm theo, đặc biệt là tiền sử bệnh tim mạch, các yếu tố nguy cơ của bệnh lí tim mạch và tắc mạch phổi.

Khám thực thể:

Thăm khám lâm sàng nên được thực hiện trong cơn đau, bao gồm đánh giá dấu hiệu sinh tồn (đo huyết áp (BP) hai tay nếu nghi ngờ phình tách động mạch chủ), khám cẩn thận các cơ quan tim, phổi và bụng, khám và sờ nắn kỹ lồng ngực để xác định chấn thương nếu có, các vết ban và tình trạng đau.

Chẩn đoán phân biệt:

Nguyên nhân gây đau ngực ở bệnh nhân điều trị nội trú rất phức tạp, từ nguyên nhân có thể đe dọa tính mạng như nhồi máu cơ tim, phình tách động mạch chủ, tắc mạch phổi tới các nuyên nhân như trào ngược thực quản, loét dạ dày, viêm phổi, viêm sụn sườn, bệnh zona, chấn thương thành ngực và rối loạn lo ấu.

Test chẩn đoán:

Đánh giá tình trạng oxy máu, chụp X-quang phổi và điện tâm đồ (ECG) là các xét nhiệm cần thiết ở hầu hết các trường hợp. Xét nghiệm men tim nhiều lần nên được thực hiện nếu nghi ngờ thiếu máu cục bộ cơ tim. Chụp cắt lớp vi tính (CT) xoắn ốc ngực và đánh giá thông khí/tưới máu (V/Q) được chỉ định để chẩn đoán tắc mạch phổi.

ĐIỀU TRỊ:

Nếu nghi ngờ thiếu máu cục bộ tim, điều trị ban đầu gồm thở oxy, uống aspirin và nitroglycerin 0,4 mg ngậm dưới lưỡi, hoặc morphine sulfate, 1-2 mg IV, hoặc phối hợp cả hai loại.

Mạng Y Tế
Nguồn: https://tailieuykhoamienphi.com/dau-nguc/
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Liên hệ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY