Tài liệu y khoa

Hành vi sử dụng các biện pháp tránh thai của nữ công nhân nhập cư ở Bình Dương

  • Mã tin: 1953
  • Ngày đăng: 06/02/2023
  • Gian hàng: mangyte  
  • Khu vực: Hà nội
  • Giá: Liên hệ
Mục lục
Bài viết Hành vi sử dụng các biện pháp tránh thai của nữ công nhân nhập cư ở Bình Dương làm rõ việc sử dụng các biện pháp tránh thai của nữ công nhân nhập cư; đồng thời, dựa trên lý thuyết giới và quyền lực của Robert Connell (1987) nhằm phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai của nữ công nhân nhập cư. Mời các bạn cùng tham khảo!

Nội dung Text: Hành vi sử dụng các biện pháp tránh thai của nữ công nhân nhập cư ở Bình Dương

HÀNH VI SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI CỦA NỮ CÔNG NHÂN NHẬP CƯ Ở BÌNH DƯƠNG Lê Thị Phương Hải1 1. Email: hailtp@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Nữ công nhân nhập cư (NCNNC) được xem là nhóm nguy cơ cao liên quan đến các vấn đề sức khỏe sinh sản (SKSS). Thông qua các dữ liệu định tính và định lượng được thu thập từ hai địa bàn tập trung đông NCNNC ở Bình Dương, bài viết làm rõ việc sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) của NCNNC; đồng thời, dựa trên lý thuyết giới và quyền lực của Robert Connell (1987) nhằm phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến việc sử dụng các BPTT của NCNNC. Kết quả cho thấy việc sử dụng các BPTT của NCNNC còn phụ thuộc vào các BPTT chưa thật hiệu quả; trong khi, bao cao su (BCS) được đánh giá là cách thức an toàn trong quan hệ tình dục chưa nhận được sự tin tưởng trong NCNNC. Điều này xuất phát từ những hạn chế của chính NCNNC cũng như từ các tác nhân bên ngoài. Chính vì thế, trong chiến lược CSSKSS cho nhóm cư dân dễ bị tổn thương này cần quan tâm nâng cao năng lực về SKSS cũng như tác động của các yếu tố môi trường xã hội. Từ khóa: Biện pháp tránh thai, Nữ công nhân nhập cư, Sức khỏe sinh sản 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việc không sử dụng các BPTT (Zheng và nnk, 2001; Puri, M., & Cleland, J., 2006) hoặc sử dụng các BPTT không hiệu quả (Zong, Z. và nnk, 2021) là những hành vi mang tính nguy cơ cao trong nhóm NCNNC. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mang thai ngoài ý muốn (Zheng và nnk, 2001), nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD), nhiễm khuẩn đường sinh sản (NKĐSS) trong nhóm cư dân này. Theo báo cáo của Viện Guttmacher (2017) cho thấy có khoảng 155 triệu phụ nữ ở các nước có thu nhập thấp và trung bình không sử dụng BPTT nào và 59 triệu người sử dụng BPTT truyền thống. Cũng theo báo này cho thấy, kết quả từ các cuộc điều tra toàn cầu hàng năm có thể giảm ít hơn 67 triệu ca mang thai ngoài ý muốn nếu đáp ứng được tất cả các nhu cầu liên quan CSSKSS, trong đó có các BPTT. Điều này có thể ngăn ngừa được khoảng 36 triệu ca nạo phá thai và 76.000 ca tử vong ở bà mẹ. Ở Việt Nam, theo kết quả thống kê của Tổng cục Thống kê (2009) và Tổ chức Liên Hiệp Quốc Việt Nam (2016) nhận định NCNNC là nhóm dân số dễ bị tổn thương trước các vấn đề SKSS, đặc biệt là NKĐSS, mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn.Tương tự, kết quả nghiên cứu của Trần Thị Đức Hạnh và nnk (2016) cũng cho thấy NCNNC chưa lập gia đình hầu như còn trẻ và có nhiều nguy cơ trong quan hệ tình trước hôn nhân và phá thai không an toàn, cụ thể có 12.6% NCNNC có hành vi QHTDTHN, trong số đó có 27.8% người trả lời không sử dụng bất kì BPTT trong 6 tháng qua. Điều đó cho thấy đang tồn tại những hành vi mang tính nguy cơ trong việc sử dụng các BPTT trong nhóm cư dân này. Vấn đề cần quan tâm chính là tìm kiếm và lí giải các tác nhân ảnh hưởng đến hành vi sử dụng các BPTT trong NCNNC. Việc trả lời cho câu hỏi này giúp đề xuất các biện pháp can thiệp vào các 511

yếu tố mang tính nguy cơ trong giảm thiểu các hành vi không an toàn trong sử dụng các BPTT của NCNNC. Bài viết này dựa trên nguồn dữ liệu định lượng đến từ 420 NCNNC và 04 mẫu phỏng vấn sâu định tính được thu thập từ hai địa bàn tập trung đông NCNNC gồm phường Bình Chuẩn, thành phố Thuận An và phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát. Mục tiêu bài viết hướng đến tìm hiểu việc sử dụng các BPTT của NCNNC; đồng thời, phân tích và lí giải các nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến hành vi không sử dụng các BPTT của nhóm NCNNC trong mẫu nghiên cứu. 2. LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP Dựa trên các quan điểm về bất bình đẳng tình dục, giới và mất cân bằng quyền lực; Robert Connell (1987) đã phát triển lý thuyết giới và quyền lực nhằm lý giải vai trò giới do nam giới và phụ nữ đảm nhiệm. Theo Connell (1987), sự bất bình đẳng về quyền lực trong mối quan hệ giữa nam và nữ được thể hiện thông qua ba cấu trúc mang tính đặc trưng về sự phân công lao động theo giới tính (quan tâm sự bất bình đẳng kinh tế có lợi cho nam giới), sự phân chia quyền lực theo giới tính (xem xét sự bất bình đẳng và lạm dụng quyền lực và sự kiểm soát trong các mối quan hệ và thể chế ủng hộ nam giới) và sự phân chia quyền lực dựa trên kiểm soát xã hội (xem xét sự kiểm soát của các chuẩn mực xã hội và các ràng buộc tình cảm). Chính sự bất bình đẳng này tạo ra các mức độ phơi nhiễm (các tác nhân đến từ bên ngoài) và các yếu tố rủi ro (các tác nhân đến từ bên trong) khác nhau làm tăng tính dễ bị tổn thương của phụ nữ. Trong các can thiệp về sức khỏe cộng đồng và khoa học xã hội hành vi, lý thuyết giới và quyền lực xem xét các tác nhân bên trong và tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi rủi ro làm tăng tính dễ tổn thương của phụ nữ trong chăm sóc sức khỏe nói chung và SKSS nói riêng. Từ đó, để giảm các nguy cơ bệnh tật của phụ nữ cần tác động vào các yếu tố nguy cơ và phơi nhiễm trong các chiến lược CSSKSS. Trong bài viết này, chúng tôi quan tâm lý giải hành vi sử dụng BPTT của NCNNC thông qua các yếu tố phơi nhiễm gồm đối tác tình dục (chồng/bạn tình) và thể chế (các dịch vụ cung cấp các BPTT); trong khi đó, các yếu tố rủi ro được chú ý chính là nhận thức về mục đích sử dụng của BCS, kiến thức sử dụng các BPTT, kỹ năng thương lượng và đàm phán tình dục, niềm tin về việc sử dụng BCS của NCNNC. Về phương pháp của bài viết là phương pháp hỗn hợp giữa định lượng và định tính. Đối với các dữ liệu định lượng, chúng tôi tiến hành thu thập thông qua công cụ bảng hỏi. Trong khi đó, các dữ liệu định tính được thu thập bằng phỏng vân sâu trực tiếp với các NCNNC. Đối tượng khảo sát là NCNNC đang sinh sống và làm việc tại các khu công nghiệp đóng trên hai địa bàn phường Mỹ Phước I, thị xã Bến Cát và phường Bình Chuẩn, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Theo số liệu trong báo cáo của Liên đoàn Lao dộng tỉnh Bình Dương, đến tháng 3 năm 2021, hiện có 422.280 NCNNC; vì vậy, dựa trên công thức Slovin (1960), chúng tôi tính toán cơ số mẫu tối thiểu cần khảo sát là 400 người. Tuy nhiên, trên thực tế, chúng tôi đã khảo sát được 420 NCNNC. Bên cạnh đó, việc thu thập thông tin định tính được tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp 20 NCNNC và trong bài viết này, chúng tôi chỉ sử dụng dữ liệu của 04 cuộc phỏng vấn sâu và việc trích dẫn các dữ liệu định tính đã được mã hóa bằng cách thay đổi tên nhằm đảm bảo tính bảo mật. Ngoài ra, việc tiến hành chọn mẫu khảo sát thông tin định lượng và thông tin định tính đều tuân theo tiêu chí NCNNC, có độ tuổi từ 18 – 49 và thời gian tạm trú từ 6 tháng trở lên. Những NCNNC tham gia cuộc nghiên cứu này đều dựa trên tinh thần tự nguyện và có quyền từ chối trả lời hoặc bỏ ngang cuộc nghiên cứu nếu họ cảm thấy không thoải mái. Các thông tin thu thập từ các NCNNC được đảm bảo bí mật và mã hóa trước khi sử dụng. 512

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN NCNNC trong mẫu nghiên cứu mang những đặc trưng cơ bản như 78.6 % là dân tộc kinh, 71.4 % không theo tôn giáo, phần lớn có gia đình (chiếm ¾ mẫu nghiên cứu), học vấn tương đối cao từ cấp 2 trở lên (72.9%), thời gian trung bình sống và làm việc ở Bình Dương là 5.6 năm và chủ yếu sống cùng gia đình (87.9%), thu nhập trung bình trong khoảng 7.34 triệu và phần lớn (91.7%) đều có bảo hiểm y tế. Kết quả nghiên cứu về việc sử dụng các BPTT trong nhóm NCNNC được mô tả cụ thể dưới đây: Bảng 1. BPTT đã sử dụng Bảng 2. Lý do sử dụng Bảng 3. Lý do không sử dụng Biện pháp % Lý do sử dụng % Lý do không sử dụng % Bao cao su 19.6 Giá cả phù hợp 11.4 Không biết cách sử dụng 9.5 Vòng tránh thai 39.2 Chỉ biết biện pháp đó 8.1 Không biết nơi để tìm các BPTT 4.8 Thuốc tránh thai 62.7 Dễ sử dụng 66.9 Không muốn sử dụng BPTT 71.4 Xuất tính ngoài âm đạo 24.7 BPTT phù hợp bản thân 75.9 Bạn tình không thích sử dụng 19.0 Khác ( ghi rõ) 3.9 Khác (ghi rõ) 12.0 Cảm thấy ngại/xấu hổ khi sử dụng 9.5 N 332 N 332 N 35 Trong tổng 367 người có hành vi QHTD thì có 332 người có sử dụng BPTT chiếm tỷ 90.5 %. Liên quan đến các BPTT đã dùng, thuốc tránh thai là BPTT được NCNNC tin tưởng lựa chọn nhiều nhất chiếm 62.7%, trong khi BCS ít được NCNNC quan tâm nhất với 19.6 % (trừ các BPTT khác). Lý do lựa chọn BPTT đang sử dụng, NCNNC cho rằng vì BPTT phù hợp bản thân (được hiểu là không gây tác dụng phụ) và dễ sử dụng với tỉ lệ lần lượt là 75.9 % và 66.9 %. Đối với các NCNNC không sử dụng BPTT khi quan hệ tình dục, ngoài lí do không muốn sử dụng BPTT được các chị chọn nhiều nhất chiếm 71.4 % thì có những nguyên nhân khác cần được quan tâm chính là bạn tình không thích sử dụng (19%), không biết cách sử dụng và cảm thấy ngại/xấu hổ khi sử dụng (cùng chiếm 9.5%) và không biết nơi để tìm các BPTT (4.8%). Những phát hiện trong nghiên cứu này cho thấy việc sử dụng các BPTT của NCNNC trong nghiên cứu này đang phụ thuộc vào các BPTT kém hiệu quả (thuốc tránh thai, vòng tránh thai và xuất tinh ngoài) so với BCS được đánh giá cách thức hiệu quả ngăn ngừa các bệnh LTQĐTD, NKĐSS và tránh thai an toàn lại không được thường xuyên sử dụng trong nhóm NCNNC này. Điều này tương đồng với kết quả nghiên cứu của (Zong, Z. và nnk, 2021) khi có đến 54.9 % NCNNC sử dụng BCS đã thay thế các BPTT có tác dụng lâu dài và kém hiệu quả như vòng tránh thai. Hành vi không sử dụng BCS trong QHTD có thể dẫn đến những nguy cơ về bệnh tật và mang thai ngoài ý muốn trong nhóm NCNNC này. Dưới góc nhìn của Connell (1987), sự bất bình đẳng trong mối quan hệ nam nữ bắt nguồn từ các chuẩn mực xã hội và các ràng buộc tình cảm được thể hiện thông qua phơi nhiễm xã hội và yếu tố rủi ro cá nhân. Theo đó, phụ nữ chấp nhận càng nhiều các chuẩn mực xã hội và niềm tin sẽ gia tăng sự phơi nhiễm xã hội và yếu tố rủi ro cá nhân dẫn đến đối diện bất lợi về sức khỏe. Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hành vi không sử dụng các BPTT, trong đó có BCS trong QHTD mang tính nguy cơ đối với NCNNC mà nguyên nhân đến từ chính bản thân NCNNC như nhận thức không đầy đủ của NCNNC về mục đích của BCS, niềm tin sai lệch về sử dụng BCS, kiến thức hạn chế trong sử dụng các BPTT và hạn chế trong kỹ năng đàm phán và thương lượng tình dục. Việc nhận thức không đầy đủ về mục đích sử dụng của BCS là nguyên nhân của việc không sử dụng BCS trong QHTD hoặc chỉ sử dụng BCS với mục đích ngừa thai là chính. Điều 513

này đã dẫn đến nguy cơ mang thai ngoài ý muôn hoặc mắc các bệnh NKĐSS, LTQĐTD, HIV/AIDS trong nhóm cư dân này. Chúng tôi chọn ý kiến của chị L, quê An Giang, sống và làm việc 5 năm ở Bình Dương đại diện cho quan điểm này: “Trong trường hợp là chồng không sử dụng BPTT an toàn có lẽ em cũng quan hệ vì đó là chồng em, sống với em nên em vẫn quan hệ. Mục đích của việc sử dụng của BPTT là để ngừa thai thôi chứ không có mục đích nào khác nữa”. (PVS07, NCNNC, lớp 12, TX.Bến Cát). Ngoài ra, niềm tin sai lệch về việc sử dụng BCS là yếu tố rủi ro đến từ bản thân NCNNC trong mẫu nghiên cứu làm gia tăng hành vi nguy cơ trong QHTD. Một số điều tra cho thấy phụ nữ có niềm tin tiêu cực liên quan đến việc không sử dụng bao su vì tin rằng BCS làm giảm khoái cảm tình dục (Peterson và nnk, 1992; Catania và nnk., 1992) hay việc sử dụng bao su trong QHTD là điều đang bị nghiêm cấm (Helweg-Larson & Collins, 1994). Nghiên cứu của chúng tôi cũng cho thấy một số bộ phận NCNNC tin tưởng rằng sử dụng BCS chỉ dành cho những đang quen nhau, bồ bịch vớ vẩn. Đơn cử như ý kiến của chị Đ, NCNNC, 30 tuổi đến từ An Giang, đã có gia đình, sống và làm việc ở Bình Dương 2 năm mà chúng tôi được lắng nghe: “Trước đây, chị cũng dùng nhiều BPTT như đặt vòng hoặc bỏ ra ngoài nhưng chị thấy không có hợp với chị như đặt vòng thì chị bị rong kinh nên sau 1 tháng là chị đã lấy ra, không sử dụng luôn. BCS thì chị cũng biết, có nghe nói là cũng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mình, nó cũng như các BPTTkhác là mục đích ngừa thai nhưng chị chưa sử dụng, với lại chị cũng không thích dùng BCS vì dùng BCS chỉ dành cho những người họ đang quen nhau, là bồ bịch của nhau hay là yêu đương vớ vẩn thì họ dùng biện pháp đó nó an toàn hơn. Còn với chị, chị không thích dùng BCS vì chị thấy hơi bất tiện, lúc nào cũng phải dự trữ trong nhà hết, với lại bản thân chị, chị chỉ trao điều đó cho chồng mình, chứ có ai khác ngoài hai vợ chồng nên mình dùng tới cái đó làm gì. Bây giờ thì chị đang dùng thuốc ngừa thai cấp tốc, chứ không thuốc tránh thai hàng ngày, vì vợ chồng mình chỉ quan hệ 1,2 lần trong 1,2 tuần thôi mà thuốc đó mình sử dụng được 120 tiếng lận, nó có hiệu lực 120 tiếng từ khi uống là nó không còn gì hết. Nó không cần phải dự trữ, chị thấy nó dễ dàng để mua và sử dụng so với BCS. Dùng thuốc ngừa thai cấp tốc chị thấy cũng có lợi cũng có hại, cái lợi là để cho mình tránh có thai ngoài ý muốn, còn có hại là làm cho người mình nó nóng, nếu cơ địa mình mà nóng thì dùng thuốc nó còn làm nóng hơn nữa. Nói chung, cái thuốc đó là dạng độc tố mà, nó sẽ gây tác hại cho sức khỏe của mình như nóng hay nổi đốm, phát ban trên mặt mình”. (PVS10, NCNNC, lớp 8, TX.Bến Cát). Trong khi đó, kiến thức hạn chế trong sử dụng các BPTT là yếu tố rủi ro mang tính cá nhân (Wingood, G., & DiClemente, R., 2002). Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy NCNNC tham gia khảo sát không sử dụng các BPTT vì họ thiếu kiến thức trong việc sử dụng các BPTT. Theo nghiên cứu của Zheng, Z. và nnk (2001) cho thấy NCNNC cũng muốn thử dùng thuốc tránh thai nhưng họ không dám mua chúng từ các tiệm thuốc vì họ không biết cách sử dụng và các hướng dẫn về thuốc tránh thai làm cho họ khó hiểu. Dữ liệu phân tích định tính của tác giả cho thấy một số NCNNC trong nghiên cứu của chúng tôi còn thiếu kỹ năng thương lượng và đàm phán tình dục trong quan hệ tình dục. Điều này dẫn đến những hành vi rủi ro là chấp nhận QHTD mà không dùng BCS. Kết quả này tương đồng với nhận định của nghiên cứu Wingood & DiClemente (2000) cho thấy hành vi không sử dụng BCS trong QHTD trong cũng có thể đến từ những hạn chế trong kỹ năng đàm phán tình dục và cảm giác bất lực của chính bản thân trong thương lượng tình dục.Việc phụ nữ không có khả năng thương lượng việc sử dụng BCS là một trong những mối tương quan mạnh nhất của việc sử dụng 514

BCS kém (Wingood & Di- Clemente, 1988; Peterson và nnk, 1992; Catania và nnk., 1992). Những bất bình đẳng trên cơ sở giới là nguyên nhân dẫn đến việc thương lượng hay từ chối QHTD thất bại, do đó làm tăng nguy cơ các bệnh LTQĐTD, bao gồm cả HIV/AIDS (Shalev, C., 2000). Chúng tôi chọn ý kiến của một chị T, NCNNC quê Nghệ An, sống và làm việc Bình Dương 5 năm, đã lập gia đình được 10 năm chia sẻ về lí do chị không dùng BCS trong QHTD như sau: “Biết là nhiều khi dùng thuốc cũng có nhiều tác dụng nhưng chị vẫn dùng thuốc để ảnh thấy thoải mái hơn. Ảnh là người gia trưởng nên cái gì trong nhà ảnh cũng muốn theo ý của ảnh hết, ngay cả việc này cũng vậy. Chị cũng có nói với ảnh về các nguy cơ nếu chị phải dùng thuốc hay ảnh không dùng BCS nhưng ảnh không chịu vì ảnh không cảm thấy thoải mái. Nhiều khi chị muốn ly hôn mà vì con nên chị chịu đựng sống chung, chứ chị cảm thấy mình không được tôn trọng, ảnh luôn nghĩ ảnh là người biết hết mọi thứ, còn chị thì khờ với ngu, ảnh sợ chị bị người khác dụ dỗ… (ngập ngừng)… (muốn khóc)”. (PVS08, NCNNC, trung cấp, TP.Thuận An). Theo Robert Connell (1978), một trong ba cấu trúc của mối quan hệ theo giới chính là sự phân chia quyền lực theo giới (xem xét sự bất bình đẳng và lạm dụng quyền lực và sự kiểm soát trong các mối quan hệ và thể chế ủng hộ nam giới). Theo đó, sự phân chia quyền lực theo giới tính được duy trì bởi cơ chế xã hội như lạm dụng quyền lực và kiểm soát các mối quan hệ. Khi sự bất bình đẳng về quyền lực giữa nam và nữ gia tăng và ủng hộ nam giới, các lựa chọn và hành vi tình dục của phụ nữ có thể bị hạn chế, từ đó làm tăng nguy cơ trong tình dục. Lý giải hành vi sử dụng các BPTT của NCNNC trong nghiên cứu này cho thấy bên cạnh các yếu tố rủi ro đến từ chính NCNNC, hành vi không an toàn trong sử dụng BPTT của NCNNC trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có nguyên nhân từ các tác nhân bên ngoài, trong đó đối tác tình dục là chồng/bạn tình và yếu tố thể chế (các dịch vụ cung cấp các BPTT) đóng vai trò quan trọng. Những phát hiện trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nam giới (bạn tình/chồng) tác động rất nhiều đến hành vi sử dụng BCS trong QHTD của NCNNC. Cụ thể, một số NCNNC đã chọn không sử dụng BCS là cách thức để làm hài lòng bạn tình vì bạn tình không thích hay phản đối điều đó. Điều này cũng được tìm thấy trong kết quả của một số nghiên cứu cho thấy trở ngại chính của việc sử dụng BCS trong quan hệ vợ chồng bắt nguồn từ sự phản đối của đối tác (chồng/bạn tình) không sử dụng BCS vì mất khoái cảm (Puri, M., & Cleland, J., 2006; Su, S. và nnk, 2014) nên NCNNC đồng ý không sử dụng vì muốn làm hài lòng bạn tình (Zheng và nnk, 2001). Lẫn trong sự ngại ngùng, chị N, học vấn lớp 9, đã lập gia đình và có thời gian làm việc 6 năm ở Bình Dương, trải lòng: “Với chồng của mình thì đâu có cần sử dụng BCS làm gì tại vì vợ chồng phải tin nhau chứ. Với lại …(ngập ngừng)….anh nhà chị anh cũng không thích dùng BCS vì ảnh nói không thoải mái nên chị cũng chiều ảnh. Biết là nhiều khi dùng thuốc cũng có nhiều tác dụng nhưng chị vẫn dùng thuốc để ảnh thấy thoải mái hơn”. (PVS01, NCNNC, lớp 9, TP.Thuận An). Ở một góc nhìn khác, Wingood & DiClemente (2000) cho rằng việc chỉ có một đối tác tình dục mang tính chất ổn định và lâu dài có thể làm gia tăng tính rủi ro trong hành vi sử dụng các BPTT an toàn trong QHTD của phụ nữ. Chẳng hạn, nghiên cứu của Wingood & DiClemente (1988) so với những phụ nữ có nhiều bạn tình, những phụ nữ có bạn tình ổn định lâu dài có nguy cơ không bao giờ sử dụng BCS cao hơn gần ba đến bốn lần và khi đã sử dụng BCS, họ được sử dụng ít thường xuyên hơn. Việc có một bạn tình/chồng khiến cho việc hạn chế trong nhận thức của các NCNNC đang đối diện với những nguy cơ hoặc gặp nguy cơ nhỏ khi có những hành vi tình dục không an toàn (chẳng hạn QHTD không thường xuyên, bạn tình/chồng 515

của họ không có đối tác khác ngoài họ) (Puri, M., & Cleland, J., 2006). Lẫn trong sự ngại ngùng, chị N, học vấn lớp 9, làm việc 6 năm ở Bình Dương chia sẻ: “Với chồng của mình thì đâu có cần sử dụng BCS làm gì tại vì vợ chồng phải tin nhau chứ. Vợ chồng thì phải cho nhau chứ, chồng chị đâu có dùng BCS gì đâu, đâu có lí do gì mà chị không cho ảnh. Với lại… (ngập ngừng)….anh nhà chị anh cũng không thích dùng BCS vì ảnh nói không thoải mái nên chị cũng chiều ảnh”. (PVS01, NCNNC, lớp 9, TP.Thuận An). Ngoài ra, việc hạn chế trong tiếp cận các dịch vụ cung cấp các BPTT cũng được xem là yếu tố phơi nhiễm mang tính thể chế trong hành vi không sử dụng các BPTT an toàn của NCNNC trong nghiên cứu này. Tương tự, nghiên cứu của Shervington (1993) chỉ ra rằng việc phụ nữ hạn chế tiếp cận các BPTT làm tăng nguy cơ lây nhiễm, chẳng hạn BCS nữ do chi phí rất cao. Ngoài ra, do tính thẩm mỹ, độ sâu của vết lõm, giảm cảm giác, sự phản đối của đối tác và những lo ngại khác về khả năng chấp nhận của nó cũng cản trở khả năng tìm kiếm BCS nữ của phụ nữ. Bên cạnh đó, một số NCNNC trẻ chưa lập gia đình trong nghiên cứu của Zheng, Z. và nnk (2001) cũng không tìm đến các dịch vụ cung cấp các biện pháp KHHGĐ vì cho rằng đó không phải là nơi để họ đến, nó chỉ dành cho phụ nữ đã có gia đình; trong khi đó, một số NCNNC khác dù biết các BPTT nhưng lại không biết nơi để mua nó. Một trong những nguyên nhân quan trọng cản trợ việc tiếp cận các dịch vụ cung cấp BPTT chính là họ cảm thấy bị áp lực và không đủ can đảm trong việc mua các BPTT. Từ đó, càng làm tăng tính dễ tổn thương của họ trong quan hệ tình dục. 4. KẾT LUẬN Việc sử dụng các BPTT của NCNNC trong mẫu nghiên cứu phần lớn còn phụ thuộc vào các BPTT kém hiệu quả (thuốc tránh thai, vòng tránh thai và xuất tinh ngoài) với BCS được đánh giá an toàn lại không được thường xuyên sử dụng trong nhóm cư dân này. Điều này là những nguy cơ hiện hữu về SKSS cho nhóm NCNNC khi có thể phải đối diện với các hệ quả như mang thai, phá thai và mắc các bệnh LTQĐTD, NKĐSS, HIV/AIDS. Bất bình đẳng trên cơ sở giới và quyền lực là nguyên nhân sâu xa ảnh hưởng hành vi mang tính rủi ro của NCNNC trong nghiên cứu này, cụ thể việc không sử dụng các BPTT, trong đó có BCS trong QHTD của NCNNC có nguyên nhân từ chính bản thân NCNNC như nhận thức không đầy đủ về mục đích của BCS, niềm tin sai lệch về sử dụng BCS, kiến thức hạn chế trong sử dụng các BPTT và hạn chế trong kỹ năng đàm phán và thương lượng tình dục; trong khi đó, các tác nhân bên ngoài gồm đối tác tình dục và thể chế cũng đóng vai trò quan trọng tác động sâu sắc đến hành vi không sử dụng BPTT của NCNNC. Thông qua kết quả phân tích, những phát hiện trong bài viết này đóng góp các bằng chứng mang tính thực nghiệm giải thích hành vi nguy cơ và gợi ý các can thiệp thay đổi hành vi nâng cao sức khỏe của NCNNC, cụ thể kết quả nghiên cứu mang tính gợi mở cho những điểm cần lưu ý trong các biện pháp can thiệp SKSS đối với NCNNC, đặc biệt quan tâm nâng cao năng lực về SKSS cho NCNNC; song song đó, không thể bỏ qua sự tác động của yếu tố môi trường xã hội trong chiến lược CSSKSS cho nhóm cư dân dễ bị tổn thương này. Dù vậy, việc chưa có điều kiện làm rõ sự khác biệt về hành vi sử dụng các BPTT trong hai nhóm NCNNC (có gia đình và chưa có gia đình) là hạn chế trong bài viết này. Điều đó giúp cho đề xuất về các biện pháp hỗ trợ đối với từng nhóm NCNNC đảm bảo tính cá biệt hóa và mang hiệu quả cao trong chiến lược CSSKSS. Đây có thể là một hướng gợi mở tích cực mà chúng tôi sẽ tiếp tục quan tâm nghiên cứu trong thời gian tới. 516

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Antonovsky, A. (1988). Unravelling the mystery of health. San Francisco: Jossey-Bass. 2. Catania, J. A., Coates, T. J., Kegeles, S., Fullilove, M. T., Peterson, J., Marin, B., Siegel, D., & Hulley S. (1992, February). Condom use in multi-ethnic neighborhoods of San Francisco: The population-based AMEN (AIDS in Multi-Ethnic Neighborhoods) study. American Journal of Public Health, 82(2), 284–287. 3. General Statistics Office of Vietnam. (2009). The 1/4/2008 population change and family planning survey: Major findings. Hanoi: General Statistics Office of Vietnam 4. Guttmacher Institute. Adding it up: investing in contraception and maternal and newborn health. New York: Guttmacher Institute; 2017. https://www. guttmacher.org/fact-sheet/adding-it-up- contraception-mnh-2017. Accessed 25 Sep 2019. 5. Helweg-Larson, M., & Collins, B. E. (1994). The UCLA multidimensional condom attitudes scale: Documenting the complex determinants of condom use in college students. Health Psychology, 13, 224–237 6. Masuda, C., Oreglia, E., Ly, S., McLaren, M., Free, C., Tijamo, C., ... & Smith, C. (2020). Family planning practices of women working in the Cambodian garment industry: a qualitative study. Contraception and Reproductive Medicine, 5(1), 1-11. 7. Moser, D. K., & Dracup, K. D. (1995). Psychosocial recovery from a cardiac event: The influence of perceived control. Heart and Lung, 24, 273–280. 8. Peterson, J. L., Grinstead, O. A., Golden, E., Catania, J. A., Kegeles, S., & Coates, T. J. (1992). Correlates of HIV risk behaviors in black and white San Francisco heterosexuals: The population- based AIDS in Multiethnic Neighborhoods (AMEN) study. Ethnicity and Disease, 2(4), 361–370. 9. Puri, M., & Cleland, J. (2006). Sexual behavior and perceived risk of HIV/AIDS among young migrant factory workers in Nepal. Journal of Adolescent Health, 38(3), 237-246. 10. Shalev, C. (2000). Rights to sexual and reproductive health: the ICPD and the convention on the elimination of all forms of discrimination against women. Health and human rights, 38-66. 11. Shervington, D. O. (1993). The acceptability of the female condom among low-income African American women. JAMA, 85, 341–347. 12. Su, S., Zhang, F., Liu, Q., Wang, Y., Wen, J., Tang, X., & Zhang, L. (2014). Factors associated with utilization of reproductive healthcare services among migrant women workers in Chong Qing, China. International Journal of Gynecology & Obstetrics, 127(1), 66-68. 13. Trần Thị Đức Hạnh, Lê Thị Kim Ánh & Bùi Thị Thu Hà (2016). Thực trạng quan hệ tình dục, sử dụng biện pháp tránh thai và yếu tố liên quan ở nữ lao động di cư chưa chồng tại một số khu công nghiệp ở Việt Nam, 2015. Hội nghị Khoa học – Công nghệ tuổi trẻ các trường đại học, cao đẳng Y – Dược Việt Nam lần thứ XVIII. 14. United Nations Vietnam. (2016). United Nations Brief on Young People 2012–2016. Retrieved from http://www.un.org.vn/en/publications/doc_details/378-un-brief-on-young-people-2012- 2016.html 15. Uprety, S., Khatri, R., Baral, S. C., Regmi, S., & MacDonald, M. (2016). Access to family planning services by migrant couples in Nepal—barriers and evidence gaps. 16. Wingood, G. M., & DiClemente, R. J. (1988). Partner influences and gender-related factors associated with noncondom use among young adult African American women. American Journal of Community Psychology, 26, 29–53. 17. Wingood, G. M., & DiClemente, R. J. (2000). Application of the theory of gender and power to examine HIV-related exposures, risk factors, and effective interventions for women. Health education & behavior, 27(5), 539-565. 18. Wingood, G., & DiClemente, R. (2002). The theory of gender and power. Emerging theories in health promotion practice and research: Strategies for improving public health. San Francisco: Jossey-Bass, 313-45. 19. Zheng, Z., Zhou, Y., Zheng, L., Yang, Y., Zhao, D., Lou, C., & Zhao, S. (2001). Sexual behaviour and contraceptive use among unmarried, young women migrant workers in five cities in China. Reproductive Health Matters, 9(17), 118-127. 20. Zong, Z., Sun, X., Mao, J., Shu, X., & Hearst, N. (2021). Contraception and abortion among migrant women in Changzhou, China. The European Journal of Contraception & Reproductive Health Care, 26(1), 36-41. 517

Mạng Y Tế
Nguồn: https://tailieu.vn/doc/hanh-vi-su-dung-cac-bien-phap-tranh-thai-cua-nu-cong-nhan-nhap-cu-o-binh-duong-2600167.html
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY